Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Thái Bình. Năm 2007 ngành Tư pháp Thái Bình đã tổ chức triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh:
Về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Tổ chức 01 hội nghị tập huấn cho Báo cáo viên pháp luật những nội dung cơ bản của Luật bầu cử Đại biểu quốc hội; Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản HCM tỉnh mở lớp bồi dưỡng kiến thức về Luật bầu cử Đại biểu quốc hội cho Bí thư chi đoàn của 285 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Mở hội nghị tại 5 huyện, mỗi huyện gần 250 người tham dự và 23 xã vùng sâu, vùng xa trung tâm giới thiệu những qui định về Luật bầu cử; Tham gia làm báo cáo viên tại 6 sở ban ngành thu hút hơn 1.500 người nghe; Sở biên soạn tài liệu các qui định của pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự nơi công cộng gửi cho 285 xã, phường, thị trấn và các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền phục vụ công tác an ninh cho ngày bầu cử. Thông qua Trung tâm học tập cộng đồng tại 13 xã của huyện Kiến Xương và Đông Hưng, tổ chức 02 lớp truyền thông giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật HIV/AIDS và các văn bản có liên quan, 05 lớp truyền thông về Luật giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật có liên quan, 06 lớp truyền thông về phòng, chống tội phạm và ma tuý. Mỗi lớp có hơn 100 người tham dự.
Nhằm nâng cao chất lượng chuyên mục “Quyết định mới, chính sách mới”, Sở Tư pháp đã đầu tư kinh phí và ký hợp đồng với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, qua đó nâng cao sự phối kết hợp của hai cơ quan trong quá trình thực hiện. Đồng thời Sở cũng xây dựng kế hoạch cụ thể phục vụ cho công tác tuyên truyền trên sóng truyền hình. Trực tiếp viết 75 bài và gần 100 tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở TW và địa phương. Xây dựng Đề án: "Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật và trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tội phạm".
Chỉ đạo các huyện, các xã báo cáo tình hình quản lý, xây dựng và khai thác sử dụng tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn. Biên soạn, ấn hành và cấp phát 60 cuốn đề cương tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội; Cấp phát cho các đơn vị cấp huyện 11 luật mới. Với tổng số 660 cuốn, phát hành 2 số Bản tin Tư pháp Thái Bình, có nội dung và hình thức phong phú, chất lượng phục vụ cán bộ, nhân dân trong tỉnh.
Công tác hoà giải ở cơ sở: Tính đến nay toàn tỉnh đã có 1.928 tổ hoà giải với 14.551 tổ viên. Trong năm các tổ hoà giải đã tiến hành thụ lý 4.994 việc, đã hoà giải thành 4160 việc, đạt tỷ lệ 82%, trong đó tranh chấp về đất đai 896 vụ. Hôn nhân và gia đình 574 vụ. Dân sự 1.357 vụ, các việc khác 753 việc. Huyện Thái Thuỵ có tỷ lệ hoà giải thành cao, bình quân toàn huyện đạt 92% .
Về công tác xây dựng, quản lý, kiểm tra văn bản, thực hiện sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định 325/2003/QĐ-UDND về xây dựng Hương ước, Quy ước thôn làng, tổ dân phố. Qua đó tiếp tục đẩy mạnh công tác này trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành lập mạng lưới cộng tác viên và tập huấn nghiệp vụ cho cộng tác viên kiểm tra văn bản cấp tỉnh. Đồng thời đôn đốc các huyện, thành phố phân công cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác kiểm tra văn bản và ban hành qui chế hoạt động, kiểm tra việc soạn thảo, ban hành, lưu trữ văn bản tại xã, phường, thị trấn. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT- BNV-VPCP hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản cho các Sở, Ban ngành và đơn vị trong tỉnh.
Thực hiện rà soát 237 văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, gồm 96 văn bản QPPL liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng; 56 văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh ban hành từ năm 2000 đến nay còn hiệu lực thi hành, phục vụ công tác kiểm tra văn bản cấp huyện, xã năm 2007 và 85 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành có liên quan đến các cam kết của Việt Nam với WTO. Thẩm định 20 văn bản, tham gia đóng góp ý kiến 9 văn bản QPPL và 35 văn bản áp dụng pháp luật của tỉnh. Đề xuất xử lý 02 văn bản của tỉnh trái pháp luật. Kiểm tra 11.905 văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành gồm 139 văn bản QPPL và 11.766 văn bản khác. Kiểm tra 2.355 văn bản hành chính do 05 Sở, Ngành cấp tỉnh ban hành trong năm 2006, kịp thời tham gia nhiều ý kiến thiết thực, hiệu quả.
Về công tác Trợ giúp pháp lý, đã tổ chức thành công hội nghị tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và một số nội dung cơ bản của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành cho hơn 100 cộng tác viên. Xây dựng đề án thành lập chi nhánh Trợ giúp pháp lý của các huyện, thành phố. Phát huy hiệu quả và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ TGPL.
Trong năm triển khai TGPL lưu động tại 44 xã thuộc 7/8 huyện, Thành phố. Kết hợp TGPL với việc tuyên truyền Luật Trợ giúp pháp lý, Luật bầu cử Quốc hội , Luật Dân sự, Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường...v.v. đặc biệt là phối hợp với Hội bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh tuyên truyền pháp luật cho trên 200 thanh niên khuyết tật trong tỉnh. Tổng số việc trợ giúp trong năm là 1207 vụ việc, trong đó có 1135 việc là tư vấn, 70 việc bào chữa, hoà giải 02 việc. Các đối tượng được trợ giúp là: Người nghèo 455 người, Đối tượng chính sách 409 người, Trẻ em 35 và các đối tượng khác 308 người, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.
Công tác dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vị bán đấu giá tài sản tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng việc khai thác nguồn hàng. Trong năm ký 25 hợp đồng nhận uỷ thác bán tài sản, trong đó nguồn tài sản từ xử phạt hành chính là 12 việc, tài sản đảm bảo giao dịch 3 việc và tài sản thanh lý 10 việc. Tổng giá trị tài sản nhận bán là 2.907.277.000, 00 đồng. Tổ chức thực hiện bán xong 24 việc với số tiền là 3.216.435.000, 00 đồng, vượt giá khởi điểm là: 309.158.000, 00 đ.
Về công tác công chứng, Hộ tịch và hành chính Tư pháp, đã thực hiện trao 109 Giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cấp 2790 Phiếu lý lịch Tư pháp, trao 04 trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, giải quyết 58 việc liên quan đến hộ tịch. Công tác công chứng được duy trì, trong năm thực hiện 72.536 việc, với 145.072 việc, thu 774.104.000,00 đồng tiền lệ phí, nộp ngân sách nhà nước. Phòng Hộ tịch, Phòng Công chứng phối hợp với Thanh tra sở tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ tại 16 xã của 8 huyện, thành phố, kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót của cơ sở.
Về công tác thanh tra, đã thực hiện thanh tra tại THA 3 huyện, xem xét 635 việc về THA, trong đó Tiền Hải 32 việc, Kiến Xương 348 việc, Thái Thuỵ 285 việc, kịp thời công bố các kết luận thanh tra, chỉ ra những mặt tồn tại yếu kém và yêu cầu khắc phục, sửa chữa. Công tác tiếp công dân thường xuyên, chu đáo đảm bảo đúng qui định. Trong năm tiếp 14 lượt công dân đến trụ sở và nhận 36 đơn thư, trong đó có 20 việc khiếu nại về Thi hành án chậm. Đã trả lời và chuyển đơn đến cơ quan liên quan yêu cầu giải quyết theo thẩm quyền 20 đơn, còn lại tiếp tục theo dõi tại Thanh tra Sở, vì không thuộc thẩm quyền, không đảm bảo thủ tục theo luật khiếu nại tố cáo.
Thanh tra Sở chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học: "Nâng cao năng lực công tác Thanh tra, Kiểm tra trong công tác Tư pháp ở địa phương".
Về công tác thi hành án dân sự, Thi hành án tỉnh chỉ đạo THA các huyện, thành phố triển khai công tác năm và triển khai thành lập HĐTĐKT khối THA đồng thời phát động phong trào thi đua, ký giao ước thi đua giữa các đơn vị thi hành án tạo phong trào sôi nổi trong công tác THADS. Tập trung chỉ đạo thi hành một số án phức tạp, tồn đọng lâu ngày. Công tác triển khai thực hiện Thông tư số 02/2005 về xét giảm, miễn tiền án phí và tiền phạt đã được triển khai tại 8/8 huyện, thành phố, đến nay đã đình chỉ 216 việc cho 211 đối tượng, giảm 5 việc, với tổng số tiền miễn giảm là 338.132.000, đồng. Thực hiện tổng kết 5 năm Chỉ thị 20/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao án có giá trị thấp cho UBND cấp xã, đến nay 6/8 huyện thực hiện xong. Thông qua tổng kết đã đánh giá tình hình thực tế và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác THADS trong những năm tiếp theo.
Trong năm đã thụ lý 7440 việc, trong đó 3601 việc có điều kiện thi hành, với tổng số tiền phải thi hành là 71.791.160.000 đồng; Số án có điều kiện đưa ra thi hành là 49 %. Số việc thi hành xong hoàn toàn đạt 85% / 75%, thi hành có kết quả về việc đạt 97%/ 95% .Số tiền thực thu đạt 82% / 55% chỉ tiêu. Kết quả về việc có 2 đơn vị đạt kết quả khá là: THA huyện Vũ Thư 90%, THA Thái Thuỵ 82% . Về tiền Đông Hưng 92%, Vũ Thư đạt 88%,
Về công tác Tư pháp các huyện, thành phố: Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các huyện đã sơ kết công tác xây dựng Hương ước, Qui ước thôn, làng, tổ dân phố; Phòng Tư pháp huyện Vũ Thư chỉ đạo tốt các xã sơ kết công tác này, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng Hương ước, trong đó 209 Hương ước, Qui ước được phê duyệt, triển khai thực hiện. Đến nay đã có 80,6 % số xã, thị trấn thực hiện xong việc sơ kết, kịp thời rút kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo xây dựng, bổ sung Hương ước đảm bảo có chất lượng tốt, có khả năng thực thi cao. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng, Phòng đã xây dựng kế hoạch trình UBND huyện phê duyệt cấp 30 triệu đồng chí cho hoạt động tuyên truyền, triển khai đạt hiệu quả tích cực.
Sau khi có Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ, công tác chứng thực đã triển khai mạnh mẽ ở cấp xã, nhất là trên địa bàn thành phố, góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho công dân. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức đảm bảo chất lượng tốt, đặc biệt là đợt tuyên truyền phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII vừa qua. Phòng Tư pháp các huyện, thành phố phối hợp tốt với Trung tâm TGPL của tỉnh tổ chức nhiều đợt trợ giúp lưu động, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của nhân dân, góp phần giảm thiểu số lượng khiếu nại, tố cáo của công dân. ngoài ra Phòng Tư pháp cấp huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện các việc về hộ tịch đảm bảo đúng qui định, phục vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của công dân. Phòng Tư pháp Hưng Hà chỉ đạo và giúp 10 xã và đơn vị trong huyện cài đặt phần mềm " Thư viện pháp luật điện tử" phục vụ việc tra cứu, khai thác các văn bản QPPL đạt hiệu quả tốt. Phòng đã tích cực chỉ đạo và hướng dẫn cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện Hương ước, Qui ước, đến nay 220/258 thôn, làng, tổ dân phố đã triển khai và thực hiện Hương ước. Phòng Tư pháp huyện Kiến Xương tích cực chỉ đạo Tư pháp các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác đăng ký hộ tịch và công tác hoà giải, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 400 Hoà giải viên ở cơ sở, phối hợp mở 10 Hội nghị tuyên truyền cho 1278 đối tượng. Phòng Tư pháp huyện Đông Hưng tiếp tục duy trì cập nhật thông tin, cài đặt hệ thống văn bản cho các xã, thị trấn, kịp thời cung cấp các văn bản QPPL cho HĐND - UBND, góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, chính trị của địa phương. Phòng luôn tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cơ sở tập trung đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức in 1.100 cuốn tài liệu và 30.000 tờ gấp có nội dung sâu sắc, hình thức đẹp cấp phát cho nhân dân. Phòng Tư pháp Thái Thuỵ trực tiếp chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức 365 cuộc tuyên truyền, phát hành hơn 1.200 bộ tài liệu về pháp luật bầu cử, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII. Phòng Tư pháp Thành phố triển khai toàn diện các mặt công tác, duy trì mọi hoạt động nề nếp, tích cực tham gia công tác tại Bộ phận "Một cửa liên thông" của thành phố, góp phần tích cực vào tiến trình cải cách hành chính ở cơ sở; Phòng tổ chức tập huấn cho cán bộ Tư pháp 13 phường, xã và một số ngành có liên quan về Thông tư 04/2005/TTLT-BTP&BTNMT hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; Tự kiểm tra 2325 văn bản các loại của HĐND - UBND thành phố và 1250 văn bản của Phường, xã ban hành trong thời gian qua. Phòng Tư pháp Tiền Hải kiểm tra 2749 văn bản của 29 xã trong huyện. Đồng thời thường xuyên bám sát nhiệm vụ của ngành, của địa phương, tích cực tham mưu giúp cho cấp uỷ chính quyền địa phương trong quá trình quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn huyện, nhiều ý kiến tham mưu xác đáng, hiệu quả, được UBND huyện đánh giá cao./.
Nguyễn Ngọc Hiển