Bộ Tư pháp: Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư phápThực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tư pháp năm 2011, sau khi tổ chức lớp bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp (GĐVTP) khu vực các tỉnh phía Bắc, ngày 20,21/11/2011, Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức lớp Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ GĐTP tại thành phố Hồ Chí Minh cho GĐVTP khu vực các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GĐVTP nói riêng và hoạt động GĐTP nói chung.Tham dự lớp bồi dưỡng có đại diện lãnh đạo Vụ Bổ trợ tư pháp, gần 140 học viên là các giám định viên của các Bộ, ngành, các giám định viên Trung tâm pháp y, pháp y tâm thần, phòng kỹ thuật hình sự Bộ Công an ở địa phương và giám định viên của các ngành, lĩnh vực liên quan khác thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam.Đồng chí Nguyễn Khái Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng. Trong bài phát biểu, đồng chí nhấn mạnh về vai trò của giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự và kỹ năng tham gia tố tụng hình sự thấy kết luận giám định có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng định hướng điều tra, xác định có hay không có sự kiện phạm tội xảy ra và là căn cứ quyết định một người nào đó có bị khởi tố xử lý hình sự hay không và mức độ phạm tội của họ. Hoạt động giám định tư pháp tạo điều kiện thuận lợi, góp phần bổ trợ cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Với các quy định của Bộ luật Hình sự, hướng dẫn của liên ngành Tư pháp Trung ương cũng như của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về xử lý tội phạm thì nhu cầu giám định tư pháp liên quan đến tội phạm hình sự là rất lớn và hết sức cần thiết. Trong ngày thứ nhất, các học viên đã được nghe ông Nguyễn Khái Hưng trình bày chuyên đề “Những nội dung cơ bản của Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, kết quả thực hiện và những định hướng xây dựng Luật Giám định tư pháp” và Thạc sỹ Phạm Văn Tuấn, chuyên viên chính Vụ Bổ trợ tư pháp trình bày chuyên đề “Một số vấn đề về vai trò của giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự và kỹ năng tham gia tố tụng hình sự”. Ngày thứ hai, các học viên tiếp tục nghe chuyên đề “Tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định tư pháp - Thực tiễn hoạt động và bài học kinh nghiệm” do ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội trình bày và cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp.Trong quá trình thảo luận và trao đổi giữa giảng viên và các học viên, nhiều câu hỏi và kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của GĐVTP, góp phần cùng cơ quan Nhà nước để phát triển nghề giám định tư pháp trong trong bối cảnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.Hải Linh - Vụ Bổ trợ tư pháp
Bộ Tư pháp: Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp
22/11/2011
Thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tư pháp năm 2011, sau khi tổ chức lớp bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp (GĐVTP) khu vực các tỉnh phía Bắc, ngày 20,21/11/2011, Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức lớp Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ GĐTP tại thành phố Hồ Chí Minh cho GĐVTP khu vực các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GĐVTP nói riêng và hoạt động GĐTP nói chung.
Tham dự lớp bồi dưỡng có đại diện lãnh đạo Vụ Bổ trợ tư pháp, gần 140 học viên là các giám định viên của các Bộ, ngành, các giám định viên Trung tâm pháp y, pháp y tâm thần, phòng kỹ thuật hình sự Bộ Công an ở địa phương và giám định viên của các ngành, lĩnh vực liên quan khác thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam.
Đồng chí Nguyễn Khái Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng. Trong bài phát biểu, đồng chí nhấn mạnh về vai trò của giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự và kỹ năng tham gia tố tụng hình sự thấy kết luận giám định có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng định hướng điều tra, xác định có hay không có sự kiện phạm tội xảy ra và là căn cứ quyết định một người nào đó có bị khởi tố xử lý hình sự hay không và mức độ phạm tội của họ. Hoạt động giám định tư pháp tạo điều kiện thuận lợi, góp phần bổ trợ cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Với các quy định của Bộ luật Hình sự, hướng dẫn của liên ngành Tư pháp Trung ương cũng như của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về xử lý tội phạm thì nhu cầu giám định tư pháp liên quan đến tội phạm hình sự là rất lớn và hết sức cần thiết.
Trong ngày thứ nhất, các học viên đã được nghe ông Nguyễn Khái Hưng trình bày chuyên đề “Những nội dung cơ bản của Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, kết quả thực hiện và những định hướng xây dựng Luật Giám định tư pháp” và Thạc sỹ Phạm Văn Tuấn, chuyên viên chính Vụ Bổ trợ tư pháp trình bày chuyên đề “Một số vấn đề về vai trò của giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự và kỹ năng tham gia tố tụng hình sự”.
Ngày thứ hai, các học viên tiếp tục nghe chuyên đề “Tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định tư pháp - Thực tiễn hoạt động và bài học kinh nghiệm” do ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội trình bày và cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp.
Trong quá trình thảo luận và trao đổi giữa giảng viên và các học viên, nhiều câu hỏi và kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của GĐVTP, góp phần cùng cơ quan Nhà nước để phát triển nghề giám định tư pháp trong trong bối cảnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Hải Linh - Vụ Bổ trợ tư pháp