Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mớiNgày 27/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.Thực hiện Kế hoạch số 107/QĐ-BCĐ ngày 19/9/2024 của Ban chỉ đạo Tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ và Kế hoạch định hướng số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 06/12/2024 của Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (Ban chỉ đạo Chính phủ), Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Theo Báo cáo tại cuộc họp, qua tổng kết, đánh giá cho thấy, qua 20 năm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp ngày càng được hoàn thiện, thể hiện rõ vai trò, vị trí trên các lĩnh vực công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác tư pháp và dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; bảo đảm theo đúng nguyên tắc tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực, không chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ với các bộ, ngành khác; tăng cường phân công, phân cấp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước và xã hội hóa, từng bước chuyển giao việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp cho các các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện và nâng cao vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp trong các lĩnh vực.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình bày tóm tắt nội dung Tờ trình.
Đồng thời, tổ chức các đơn vị thuộc Bộ được kiện toàn, phát triển và sắp xếp theo yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, ngành trong từng giai đoạn gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức làm việc...
Việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp là rất cần thiết.
Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Vũ Thị Hoàng Hà.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Vũ Thị Hoàng Hà cho biết, thể chế về trợ giúp pháp lý đã tương đối hoàn thiện, hoạt động trợ giúp pháp lý có đối tượng phục vụ rộng. Do đó, đồng chí đề nghị đơn vị soạn thảo cần xem xét lại việc ghép một số nhiệm vụ trợ giúp pháp lý với bổ trợ tư pháp tại khoản 2 Điều 9 của dự thảo Nghị định nhằm đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Đồng chí cũng cho rằng cần nghiên cứu, rà soát lại các nhiệm vụ, quyền hạn sau khi cơ cấu, tổ chức lại bộ máy của các đơn vị nhằm đảm bảo phân cấp, phân quyền theo đúng tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước...
Phó Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Nguyễn Thị Thu Hoè.
Phó Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Nguyễn Thị Thu Hoè đề nghị đơn vị soạn thảo cần hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật, cơ cấu, bố cục của dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình để đảm bảo tính hợp lý, vừa thể hiện rõ cơ sở xây dựng Nghị định mới, vừa thấy được sự đa ngành, đa lĩnh vực của Bộ Tư pháp; đồng thời cần làm rõ hơn quan điểm; quá trình thực hiện xây dựng Nghị định...
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cuộc họp cũng đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định và dự thảo Tờ trình về Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp để Vụ Tổ chức cán bộ kịp thời chỉnh lý và trình Chính phủ.>
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, tiếp tục rà soát, chỉnh lý nội dung, bố cục của dự thảo Tờ trình, Nghị định bám sát tư duy đổi mới trong việc xây dựng. Bên cạnh đó, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phải đảm bảo tính khái quát, đồng bộ, đầy đủ và được phân bổ đồng đều. Đối với cơ quan thi hành án dân sự, Thứ trưởng đề nghị cần nghiên cứu kỹ để có phương án khả thi, cách thức sắp xếp hợp lý; định hướng rõ về công tác chỉ đạo điều hành, công tác Đảng... đảm bảo phục vụ thực hiện nhiệm vụ “hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, đúng theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Dự thảo Nghị định gồm 06 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị định số 98/2022/NĐ-CP và có cập nhật, bổ sung các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và các văn bản pháp luật chuyên ngành, điều chỉnh lại bố cục quy định về chức năng, nhiệm vụ theo hướng quy định ngắn gọn đảm bảo khái quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bộ, chỉnh lý quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp phù hợp với phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả.
Thu Nga - Trung tâm Thông tin
Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới
27/12/2024
Ngày 27/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Thực hiện Kế hoạch số 107/QĐ-BCĐ ngày 19/9/2024 của Ban chỉ đạo Tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ và Kế hoạch định hướng số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 06/12/2024 của Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (Ban chỉ đạo Chính phủ), Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Theo Báo cáo tại cuộc họp, qua tổng kết, đánh giá cho thấy, qua 20 năm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp ngày càng được hoàn thiện, thể hiện rõ vai trò, vị trí trên các lĩnh vực công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, quản lý nhà nước các lĩnh vực công tác tư pháp và dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; bảo đảm theo đúng nguyên tắc tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực, không chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ với các bộ, ngành khác; tăng cường phân công, phân cấp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước và xã hội hóa, từng bước chuyển giao việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp cho các các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện và nâng cao vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp trong các lĩnh vực.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình bày tóm tắt nội dung Tờ trình.
Đồng thời, tổ chức các đơn vị thuộc Bộ được kiện toàn, phát triển và sắp xếp theo yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, ngành trong từng giai đoạn gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức làm việc...
Việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp là rất cần thiết.
Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Vũ Thị Hoàng Hà.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Vũ Thị Hoàng Hà cho biết, thể chế về trợ giúp pháp lý đã tương đối hoàn thiện, hoạt động trợ giúp pháp lý có đối tượng phục vụ rộng. Do đó, đồng chí đề nghị đơn vị soạn thảo cần xem xét lại việc ghép một số nhiệm vụ trợ giúp pháp lý với bổ trợ tư pháp tại khoản 2 Điều 9 của dự thảo Nghị định nhằm đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Đồng chí cũng cho rằng cần nghiên cứu, rà soát lại các nhiệm vụ, quyền hạn sau khi cơ cấu, tổ chức lại bộ máy của các đơn vị nhằm đảm bảo phân cấp, phân quyền theo đúng tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước...
Phó Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Nguyễn Thị Thu Hoè.
Phó Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Nguyễn Thị Thu Hoè đề nghị đơn vị soạn thảo cần hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật, cơ cấu, bố cục của dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình để đảm bảo tính hợp lý, vừa thể hiện rõ cơ sở xây dựng Nghị định mới, vừa thấy được sự đa ngành, đa lĩnh vực của Bộ Tư pháp; đồng thời cần làm rõ hơn quan điểm; quá trình thực hiện xây dựng Nghị định...
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cuộc họp cũng đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định và dự thảo Tờ trình về Nghị định thay thế Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp để Vụ Tổ chức cán bộ kịp thời chỉnh lý và trình Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, tiếp tục rà soát, chỉnh lý nội dung, bố cục của dự thảo Tờ trình,
Nghị định bám sát tư duy đổi mới trong việc xây dựng. Bên cạnh đó, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phải đảm bảo tính khái quát, đồng bộ, đầy đủ và được phân bổ đồng đều. Đối với cơ quan thi hành án dân sự, Thứ trưởng đề nghị cần nghiên cứu kỹ để có phương án khả thi, cách thức sắp xếp hợp lý; định hướng rõ về công tác chỉ đạo điều hành, công tác Đảng... đảm bảo phục vụ thực hiện nhiệm vụ “
hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, đúng theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Dự thảo Nghị định gồm 06 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị định số 98/2022/NĐ-CP và có cập nhật, bổ sung các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và các văn bản pháp luật chuyên ngành, điều chỉnh lại bố cục quy định về chức năng, nhiệm vụ theo hướng quy định ngắn gọn đảm bảo khái quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bộ, chỉnh lý quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp phù hợp với phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả. |
Thu Nga - Trung tâm Thông tin