Hoàn thiện Thông tư quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sảnNgày 06/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ soạn thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025) đã bỏ điều kiện về thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên mới được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá; bỏ quy định miễn đào tạo nghề đấu giá tài sản và một số biểu mẫu cũng không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, quá trình triển khai Thông tư số 06/2017/TT-BTP ngày 16/5/2017 quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản; Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc.
Đồng chí Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trình bày tóm tắt dự thảo Thông tư.
Vì vậy, để triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu quả, kịp thời, đồng bộ và khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư số 06/2017/TT-BTP, Thông tư số 02/2022/TT-BTP thì việc xây dựng Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản là cần thiết. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư số 06/2017/TT-BTP và Thông tư số 02/2022/TT-BTP.
Các thành viên Tổ soạn thảo trao đổi, cho ý kiến.
Tại cuộc họp, các thành viên Tổ soạn thảo đã cho ý kiến cụ thể về một số nội dung như: kinh nghiệm hành nghề của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, đấu giá viên; tiêu chí đánh giá, chấm điểm tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; mức trừ điểm tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trong các trường hợp vi phạm pháp luật; trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản... Theo đó, các đại biểu đề xuất hạ mức trừ điểm của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có người đại diện theo pháp luật hoặc đấu giá viên của tổ chức bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản do thực hiện hành vi nhân danh, vì lợi ích hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; bỏ bớt nhóm đối tượng “anh rể, em rể, chị dâu, em dâu” trong các trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, đại diện một số tổ chức hành nghề đấu giá cũng đề nghị bỏ quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá tại khoản 2 Điều 36 bởi trong một số trường hợp không thể xác định được cơ quan chủ quản cấp trên và người có tài sản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tài sản...
Đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp kết luận cuộc họp.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị Thường trực Tổ soạn thảo sẽ ghi nhận và tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện sớm nhất dự thảo Thông tư trình Lãnh đạo Bộ xem xét.Anh Thư - Trung tâm Thông tin
Hoàn thiện Thông tư quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản
06/11/2024
Ngày 06/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ soạn thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.
Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025) đã bỏ điều kiện về thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên mới được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá; bỏ quy định miễn đào tạo nghề đấu giá tài sản và một số biểu mẫu cũng không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, quá trình triển khai Thông tư số 06/2017/TT-BTP ngày 16/5/2017 quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản; Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc.
Đồng chí Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trình bày tóm tắt dự thảo Thông tư.
Vì vậy, để triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu quả, kịp thời, đồng bộ và khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư số 06/2017/TT-BTP, Thông tư số 02/2022/TT-BTP thì việc xây dựng Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản là cần thiết. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư số 06/2017/TT-BTP và Thông tư số 02/2022/TT-BTP.
Các thành viên Tổ soạn thảo trao đổi, cho ý kiến.
Tại cuộc họp, các thành viên Tổ soạn thảo đã cho ý kiến cụ thể về một số nội dung như: kinh nghiệm hành nghề của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, đấu giá viên; tiêu chí đánh giá, chấm điểm tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; mức trừ điểm tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trong các trường hợp vi phạm pháp luật; trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản...
Theo đó, các đại biểu đề xuất hạ mức trừ điểm của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có người đại diện theo pháp luật hoặc đấu giá viên của tổ chức bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản do thực hiện hành vi nhân danh, vì lợi ích hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; bỏ bớt nhóm đối tượng “anh rể, em rể, chị dâu, em dâu” trong các trường hợp người có tài sản đấu giá từ chối đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, đại diện một số tổ chức hành nghề đấu giá cũng đề nghị bỏ quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản của người có tài sản đấu giá tại khoản 2 Điều 36 bởi trong một số trường hợp không thể xác định được cơ quan chủ quản cấp trên và người có tài sản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tài sản...
Đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp kết luận cuộc họp.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị Thường trực Tổ soạn thảo sẽ ghi nhận và tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện sớm nhất dự thảo Thông tư trình Lãnh đạo Bộ xem xét.
Anh Thư - Trung tâm Thông tin