Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2023Ngày 19/12/2022, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2023, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đến dự và chỉ đạo Hội nghị.Dự Hội nghị, về phía các ban, bộ, ngành ở Trung ương có đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương; đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về phía địa phương có sự tham dự của đồng chí Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; đồng chí Bùi Văn Quang, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; đồng chí Lê Văn Lương, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy tỉnh Lai Châu; đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; đồng chí Trương Hải Long, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; đồng chí Lê Văn Thắng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; đồng chí Lữ Quang Ngời, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long; đồng chí Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Trịnh Xuân Trường Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo các Cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các bộ, cơ quan ngang bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, các Cục Thi hành án dân sự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.Tại các điểm cầu địa phương có đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì điểm cầu; đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban nội chính các Sở, ban, ngành tại địa phương.Hội nghị triển khai công tác Tư pháp toàn quốc năm 2023 gồm 2 phiên, phiên buổi sáng là Hội nghị nội bộ, phiên buổi chiều là hội nghị toàn thể. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, trong phiên buổi sáng, Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt về công tác tư pháp năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023. Các đại biểu đã trao đổi chuyên sâu về một số chuyên đề, tập trung vào những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp. Thứ trưởng đánh giá các ý kiến tại Hội nghị hết sức tâm huyết, trách nhiệm, có tính xây dựng cao, phản ánh xác thực tình hình triển khai thực hiện các mặt công tác tư pháp tại địa phương. Đồng thời, một số lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ đã giải đáp nhằm tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tư pháp địa phương.
Trong phiên hội nghị toàn thể chiều nay, Hội nghị sẽ xem báo cáo hình về tình hình kết quả công tác tư pháp năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023.>Công tác tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Theo Báo cáo Tổng kết công tác tư pháp năm 2022, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các Nghị quyết, Chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; đồng thời, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển KTXH năm 2022 tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và của từng địa phương. Việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương hoặc các nhiệm vụ đột xuất thuộc lĩnh vực quản lý được Bộ, ngành Tư pháp thực hiện chủ động, ban hành sớm để tổ chức thực hiện với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghịMột số lĩnh vực công tác đạt kết quả nổi bật như: Công tác xây dựng pháp luật nói chung, công thẩm định, rà soát VBQPPL nói riêng đã được các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Các báo cáo thẩm định của Bộ, ngành Tư pháp được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL coi là kênh ý kiến quan trọng để quyết định ban hành văn bản. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã cùng với các Bộ, ngành nỗ lực thực hiện tốt việc tham mưu, thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL. Công tác pháp điển hệ thống QPPL tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với tinh thần khẩn trương, đã cơ bản hoàn thành Bộ Pháp điển sớm hơn so với lộ trình đề ra. Công tác PBGDPL tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu đời sống thực tiễn, lấy người dân là trung tâm thụ hưởng. Công tác THADS đạt kết quả cao hơn so với năm 2021. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được xây dựng và vận hành hiệu quả, duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Toàn ngành đã giải quyết kịp thời hàng triệu yêu cầu của người dân trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước. Công tác TGPL có nhiều dấu ấn nổi bật khi lần đầu tiên nhiệm vụ về TGPL được triển khai đồng bộ trong tất cả Chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế có nhiều dấn ấn quan trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý tiếp tục đạt nhiều kết quả ấn tượng, có nhiều đóng góp thiết thực phục vụ trực tiếp cho công tác tham mưu triển khai Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp.
Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác tư pháp năm 2022 còn có một số tồn tại, hạn chế như: tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật, Nghị quyết đã có hiệu lực vẫn chưa được khắc phục triệt để; việc theo dõi thi hành pháp luật còn có lúng túng nhất định; công tác PBGDPL có nơi, có lúc còn nặng về hình thức dẫn tới hiệu quả chưa cao;...
Năm 2023, ngành Tư pháp tập trung 09 định hướng nhiệm vụ trọng tâm.
Để công tác tư pháp đạt hiệu quả cao, trong năm 2023, toàn ngành Tư pháp sẽ tập trung 09 định hướng nhiệm vụ trọng tâm, gồm: tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức THPL; tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm hình đến năm 2030; tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tăng cường năng lực tham mưu cho Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp; tập trung nâng cao hiệu quả thực hiện đầu tư công, bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp; thực hiện tốt các nhiệm vụ về CCHC, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đăng ký biện pháp bảo đảm.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc trình bày Báo cáo chuyên đề “Xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các đại biểu cũng có thời gian trao đổi, thảo luận, đề xuất các kiến nghị, giải pháp trong xây dựng, thực thi pháp luật và công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác tư pháp trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, trong năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước phục hồi, phát triển tích cực. Điểm lại một số kết quả nổi bật, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Bộ, ngành Tư pháp đã tham gia rà soát 27.830 VBQPPL, tập trung xử lý các vấn đề tồn động, vướng mắc, từ đó kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.729 văn bản; tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 12 Luật, 06 Nghị quyết; tham mưu xây dựng Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua nhiều dự án luật quan trọng. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng thể chế, quy định nội bộ tiếp tục được chú trọng thực hiện theo đúng tinh thần tại các Nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục được quan tâm, chú trọng thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phát huy vai trò cơ quan đại diện pháp lý Chính phủ trong các tranh chấp đầu tư quốc tế, bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc; công tác hợp tác quốc tế về pháp luật tư pháp ngày càng hiệu quả. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy tiếp tục được chú trọng thực hiện theo đúng tinh thần tại các Nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Toàn cảnh Hội nghịBên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế nhất định của công tác tư pháp như: chất lượng pháp luật trong một số lĩnh vực còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu; công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa có giải pháp thực sự đột phá, nhất là trong việc đảm bảo tính răn đe nên hiệu quả chưa cao; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có việc còn hình thức, nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng, địa bàn.
Cơ bản nhất trí với các phương hướng, giải pháp, nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp được nêu tại Báo cáo, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị Bộ, ngành Tư pháp tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục quán triệt, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các nhiệm vụ đã được xác định cụ thể tại Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tham mưu thực hiện thực chất, hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, pháp luật về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật; xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát, giám sát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật. Các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường hơn nữa năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật trong lĩnh vực này; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, người dân. Chú trọng kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THA hành chính được Quốc hội giao; tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất. Tiếp tục phát huy vai trò Cơ quan đại diện pháp lý của Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Chú trọng kiện toàn tổ chức, bộ máy của Bộ, ngành Tư pháp, các tổ chức pháp chế, các cơ quan tư pháp, THADS theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 98/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Đồng thời, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành Tư pháp để làm tốt các nhiệm vụ được giao, tiếp tục nghiên cứu, kiện toàn, đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế người làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, THADS; đề nghị Quốc hội, UBTV Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc triển khai có hiệu quả các đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu bế mạc Hội nghị.
Thay mặt lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long hứa tiếp thu đầy đủ và quán triệt sâu sắc trong toàn ngành các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, nghiên cứu kỹ các ý kiến góp ý, đề xuất, đóng góp của của các đại biểu tham dự Hội nghị trong quá trình tham mưu về công tác pháp lệnh và tư pháp cho Chính phủ nói chung và cho Bộ, ngành Tư pháp nói riêng; đồng thời tiếp tục phấn đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Bên cạnh đó, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn ngành Tư pháp sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao Cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích thi đua xuất sắc trong năm 2022. Nhóm PV Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2023
19/12/2022
Ngày 19/12/2022, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2023, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Dự Hội nghị, về phía các ban, bộ, ngành ở Trung ương có đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương; đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về phía địa phương có sự tham dự của đồng chí Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; đồng chí Bùi Văn Quang, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; đồng chí Lê Văn Lương, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy tỉnh Lai Châu; đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; đồng chí Trương Hải Long, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; đồng chí Lê Văn Thắng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; đồng chí Lữ Quang Ngời, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long; đồng chí Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Trịnh Xuân Trường Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo các Cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các bộ, cơ quan ngang bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, các Cục Thi hành án dân sự các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại các điểm cầu địa phương có đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì điểm cầu; đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban nội chính các Sở, ban, ngành tại địa phương.
Hội nghị triển khai công tác Tư pháp toàn quốc năm 2023 gồm 2 phiên, phiên buổi sáng là Hội nghị nội bộ, phiên buổi chiều là hội nghị toàn thể. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, trong phiên buổi sáng, Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt về công tác tư pháp năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023. Các đại biểu đã trao đổi chuyên sâu về một số chuyên đề, tập trung vào những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp. Thứ trưởng đánh giá các ý kiến tại Hội nghị hết sức tâm huyết, trách nhiệm, có tính xây dựng cao, phản ánh xác thực tình hình triển khai thực hiện các mặt công tác tư pháp tại địa phương. Đồng thời, một số lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ đã giải đáp nhằm tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tư pháp địa phương.
Trong phiên hội nghị toàn thể chiều nay, Hội nghị sẽ xem báo cáo hình về tình hình kết quả công tác tư pháp năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023.
Công tác tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Theo Báo cáo Tổng kết công tác tư pháp năm 2022, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các Nghị quyết, Chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; đồng thời, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển KTXH năm 2022 tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và của từng địa phương. Việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương hoặc các nhiệm vụ đột xuất thuộc lĩnh vực quản lý được Bộ, ngành Tư pháp thực hiện chủ động, ban hành sớm để tổ chức thực hiện với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Một số lĩnh vực công tác đạt kết quả nổi bật như: Công tác xây dựng pháp luật nói chung, công thẩm định, rà soát VBQPPL nói riêng đã được các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Các báo cáo thẩm định của Bộ, ngành Tư pháp được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL coi là kênh ý kiến quan trọng để quyết định ban hành văn bản. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã cùng với các Bộ, ngành nỗ lực thực hiện tốt việc tham mưu, thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL. Công tác pháp điển hệ thống QPPL tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với tinh thần khẩn trương, đã cơ bản hoàn thành Bộ Pháp điển sớm hơn so với lộ trình đề ra. Công tác PBGDPL tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu đời sống thực tiễn, lấy người dân là trung tâm thụ hưởng. Công tác THADS đạt kết quả cao hơn so với năm 2021. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được xây dựng và vận hành hiệu quả, duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Toàn ngành đã giải quyết kịp thời hàng triệu yêu cầu của người dân trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước. Công tác TGPL có nhiều dấu ấn nổi bật khi lần đầu tiên nhiệm vụ về TGPL được triển khai đồng bộ trong tất cả Chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế có nhiều dấn ấn quan trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý tiếp tục đạt nhiều kết quả ấn tượng, có nhiều đóng góp thiết thực phục vụ trực tiếp cho công tác tham mưu triển khai Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp.
Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác tư pháp năm 2022 còn có một số tồn tại, hạn chế như: tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật, Nghị quyết đã có hiệu lực vẫn chưa được khắc phục triệt để; việc theo dõi thi hành pháp luật còn có lúng túng nhất định; công tác PBGDPL có nơi, có lúc còn nặng về hình thức dẫn tới hiệu quả chưa cao;...
Năm 2023, ngành Tư pháp tập trung 09 định hướng nhiệm vụ trọng tâm.
Để công tác tư pháp đạt hiệu quả cao, trong năm 2023, toàn ngành Tư pháp sẽ tập trung 09 định hướng nhiệm vụ trọng tâm, gồm: tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức THPL; tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm hình đến năm 2030; tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tăng cường năng lực tham mưu cho Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp; tập trung nâng cao hiệu quả thực hiện đầu tư công, bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp; thực hiện tốt các nhiệm vụ về CCHC, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đăng ký biện pháp bảo đảm.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc trình bày Báo cáo chuyên đề “Xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các đại biểu cũng có thời gian trao đổi, thảo luận, đề xuất các kiến nghị, giải pháp trong xây dựng, thực thi pháp luật và công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác tư pháp trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, trong năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước phục hồi, phát triển tích cực. Điểm lại một số kết quả nổi bật, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Bộ, ngành Tư pháp đã tham gia rà soát 27.830 VBQPPL, tập trung xử lý các vấn đề tồn động, vướng mắc, từ đó kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.729 văn bản; tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 12 Luật, 06 Nghị quyết; tham mưu xây dựng Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua nhiều dự án luật quan trọng. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng thể chế, quy định nội bộ tiếp tục được chú trọng thực hiện theo đúng tinh thần tại các Nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục được quan tâm, chú trọng thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phát huy vai trò cơ quan đại diện pháp lý Chính phủ trong các tranh chấp đầu tư quốc tế, bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc; công tác hợp tác quốc tế về pháp luật tư pháp ngày càng hiệu quả. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy tiếp tục được chú trọng thực hiện theo đúng tinh thần tại các Nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Toàn cảnh Hội nghị
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế nhất định của công tác tư pháp như: chất lượng pháp luật trong một số lĩnh vực còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu; công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa có giải pháp thực sự đột phá, nhất là trong việc đảm bảo tính răn đe nên hiệu quả chưa cao; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có việc còn hình thức, nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng, địa bàn.
Cơ bản nhất trí với các phương hướng, giải pháp, nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp được nêu tại Báo cáo, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị Bộ, ngành Tư pháp tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục quán triệt, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các nhiệm vụ đã được xác định cụ thể tại Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tham mưu thực hiện thực chất, hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, pháp luật về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật; xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát, giám sát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật. Các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường hơn nữa năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật trong lĩnh vực này; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, người dân. Chú trọng kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THA hành chính được Quốc hội giao; tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất. Tiếp tục phát huy vai trò Cơ quan đại diện pháp lý của Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Chú trọng kiện toàn tổ chức, bộ máy của Bộ, ngành Tư pháp, các tổ chức pháp chế, các cơ quan tư pháp, THADS theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 98/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Đồng thời, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành Tư pháp để làm tốt các nhiệm vụ được giao, tiếp tục nghiên cứu, kiện toàn, đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế người làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, THADS; đề nghị Quốc hội, UBTV Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc triển khai có hiệu quả các đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu bế mạc Hội nghị.
Thay mặt lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long hứa tiếp thu đầy đủ và quán triệt sâu sắc trong toàn ngành các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, nghiên cứu kỹ các ý kiến góp ý, đề xuất, đóng góp của của các đại biểu tham dự Hội nghị trong quá trình tham mưu về công tác pháp lệnh và tư pháp cho Chính phủ nói chung và cho Bộ, ngành Tư pháp nói riêng; đồng thời tiếp tục phấn đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Bên cạnh đó, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn ngành Tư pháp sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao Cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích thi đua xuất sắc trong năm 2022.
Nhóm PV Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp