Bài phát biểu của Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tại Lễ Phát động tổ chức Cuộc thi “Pháp luật học đường”Nhằm truyền thông rộng rãi đến các địa phương, các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị về mục đích, ý nghĩa, thời gian, thể lệ, nội dung thi; thu hút, khích lệ các em học sinh, sinh viên, học viên tích cực hưởng ứng, tham gia thi và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019, vào tối ngày 08/11/2019 tại Trường THPT Chu Văn An (Số 10 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường” .Tham dự và chủ trì Lễ Phát động có đồng chí Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng; Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup Phạm Ngọc Thập; đồng thời thu hút hơn 40 đơn vị, báo chí, truyền thông đến ghi hình, đưa tin. Lễ phát động đã được livestream tại fanpage của Ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: “Ban Tuyên giáo TW Đoàn” và fanpage của Cuộc thi: “Cuộc thi tìm hiểu pháp luật – Pháp luật học đường”.
Tại Lễ Phát động, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu – Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi đã có bài phát biểu, trong đó nhấn mạnh: Cuộc thi “Pháp luật học đường” không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh của các em học sinh, học viên, sinh viên mà còn giúp các em có thêm kiến thức pháp luật, thấy pháp luật thật dễ hiểu, thật gần gũi; thấy việc chấp hành pháp luật thật cần thiết và cũng thật đơn giản như những công việc hàng ngày… Đồng thời, Cuộc thi trực tuyến còn thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI và quy định của Luật Giáo dục mới được Quốc hội thông qua, cũng như định hướng mới của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tập trung mạnh vào hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường; đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Cuộc thi còn là một minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt…”
(Chi tiết xem trong file đính kèm)./.Ban Tổ chức Cuộc thi “Pháp luật học đường”
Bài phát biểu của Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tại Lễ Phát động tổ chức Cuộc thi “Pháp luật học đường”
13/11/2019
Nhằm truyền thông rộng rãi đến các địa phương, các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị về mục đích, ý nghĩa, thời gian, thể lệ, nội dung thi; thu hút, khích lệ các em học sinh, sinh viên, học viên tích cực hưởng ứng, tham gia thi và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019, vào tối ngày 08/11/2019 tại Trường THPT Chu Văn An (Số 10 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường” .
Tham dự và chủ trì Lễ Phát động có đồng chí Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng; Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup Phạm Ngọc Thập; đồng thời thu hút hơn 40 đơn vị, báo chí, truyền thông đến ghi hình, đưa tin. Lễ phát động đã được livestream tại fanpage của Ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: “Ban Tuyên giáo TW Đoàn” và fanpage của Cuộc thi: “Cuộc thi tìm hiểu pháp luật – Pháp luật học đường”.
Tại Lễ Phát động, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu – Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi đã có bài phát biểu, trong đó nhấn mạnh: “Cuộc thi “Pháp luật học đường” không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh của các em học sinh, học viên, sinh viên mà còn giúp các em có thêm kiến thức pháp luật, thấy pháp luật thật dễ hiểu, thật gần gũi; thấy việc chấp hành pháp luật thật cần thiết và cũng thật đơn giản như những công việc hàng ngày… Đồng thời, Cuộc thi trực tuyến còn thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI và quy định của Luật Giáo dục mới được Quốc hội thông qua, cũng như định hướng mới của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tập trung mạnh vào hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường; đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Cuộc thi còn là một minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt…”
(Chi tiết xem trong file đính kèm)./.
Ban Tổ chức Cuộc thi “Pháp luật học đường”