Bộ Tư pháp họp báo Quý II/2017

22/07/2017
Bộ Tư pháp họp báo Quý II/2017
Sáng 20/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi họp báo Quý II/2017. Ông Đỗ Đức Hiển – Chánh Văn phòng Bộ, người phát ngôn của Bộ Tư pháp chủ trì buổi họp.
Công tác chỉ đạo điều hành đã có những chuyển biến rõ nét
Chia sẻ về tình hình công tác tư pháp trong Quý II/2017, Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Đức Hiển cho biết: Trong quý II và 6 tháng đầu năm 2017, trên cơ sở bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ và từng địa phương, Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương, Hệ thống THADS đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả cụ thể, nổi bật. Công tác chỉ đạo điều hành đã có những chuyển biến rõ nét, bảo đảm hiệu quả, thực chất. Bộ Tư pháp được đánh giá là một trong những Bộ, ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, 6 tháng đầu năm không có nhiệm vụ nào quá hạn chưa hoàn thành. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ được cải thiện, tăng 3 bậc so với năm trước. Việc tổ chức các hội nghị, cuộc họp, đoàn công tác đi địa phương và chế độ báo cáo, thống kê đột xuất được điều chỉnh hợp lý hơn, tránh trùng lặp, gây phiền hà cho địa phương, bảo đảm tiết kiệm nguồn lực.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, báo cáo Chính phủ và đề xuất sửa đổi, bổ sung các VBQPPL liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh để bảo đảm tính thống nhất, khả thi. Công tác kiểm tra VBQPPL tiếp tục có nhiều điểm sáng, chú trọng khâu xử lý văn bản trái pháp luật. Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và cơ quan tư pháp địa phương chủ động tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tích cực theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.
Kết quả THADS về việc và về tiền tiếp tục đạt cao: Về việc, giải quyết xong trên 314.000 việc, đạt tỉ lệ trên 59% (tăng hơn 3% so với cùng kỳ 2016; về tiền, giải quyết xong trên 21.400 tỷ đồng, đạt tỉ lệ trên 21% (tăng hơn 7% so với cùng kỳ 2016). Toàn Hệ thống THADS đã tập trung giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng, các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp.


Tập trung các nguồn lực để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu THADS được giao
Trong quý III/2017, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chuẩn bị kỹ hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật lý lịch tư pháp và các Báo cáo trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4. Chuẩn bị và tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc có tác động lớn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp: Luật đấu giá tài sản, Luật tiếp cận thông tin, Luật sửa đổi, bổ sung BLHS 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi), Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác tập huấn chuyên sâu; rà soát, sửa đổi các VBQPPL liên quan, nhất là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với các luật.

Bộ cũng sẽ tập trung các nguồn lực để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu THADS được giao năm 2017 (trên 70% về việc; 30% về tiền). Giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, đặc biệt đối với các vụ án tham nhũng nhằm thu hồi tài sản nhà nước, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng có giá trị lớn.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đăng ký khai sinh cho trẻ em
Giải đáp phản ánh của báo chí về việc người dân ở một số địa phương phải “nộp phạt” hoặc “tự nguyện đóng góp” một khoản tiền khi đăng ký khai sinh cho con thứ ba trở lên, ông Đỗ Đức Hiển cho biết: Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực phối hợp với Cục Kiểm tra VBQPPL kiểm tra, xác minh tại một số địa phương được phản ánh. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy, sự việc báo chí phản ánh là có thực, các địa phương cho biết đây là một trong những biện pháp được một số địa phương áp dụng nhằm hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Tuy nhiên, việc yêu cầu người dân phải “nộp phạt” hoặc “tự nguyện đóng góp” một khoản tiền mới được đăng ký khai sinh đối với trường hợp sinh con thứ ba trở lên là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành (Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Bộ luật dân sự, Luật trẻ em, Luật hộ tịch và Luật xử lý vi phạm hành chính)

Để khắc phục tình trạng này, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã có Công văn số 422/HTQTCT-HT ngày 19/5/2017 gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu: (1) Chỉ đạo các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thực hiện đúng quy định và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đăng ký khai sinh cho trẻ em; không có bất cứ hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ  em; (2) Rà soát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của địa phương về đăng ký hộ tịch nói chung và đăng ký khai sinh nói riêng, nếu phát hiện có sai phạm đề nghị chấn chỉnh kịp thời. Trường hợp địa phương ban hành văn bản dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu tiền của người dân liên quan đến việc đăng ký khai sinh do sinh có thứ ba trở lên, thì đề xuất bãi bỏ...