Bộ trưởng Lê Thành Long: 'Sẽ ưu tiên những việc cần làm ngay'Cắt giảm tối thiểu 20% các cuộc họp nhưng không giảm chất lượng công việc, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, yêu cầu các đơn vị chủ động hơn trong công tác phối hợp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong toàn Ngành… là những chỉ đạo quyết liệt và nhìn thấy ngay hiệu quả của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chỉ một thời gian ngắn sau khi ông đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp.Nhân dịp đầu xuân mới Đinh Dậu 2017, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng vị Tư lệnh Ngành tràn đầy nhiệt huyết về những dự định của ông cho một năm công tác mới.
Câu chuyện về “người truyền cảm hứng”
Nói Bộ trưởng Lê Thành Long là người sinh ra để gắn bó và gánh vác trọng trách của ngành Tư pháp cũng phải, bởi từ khi rời giảng đường đại học đến nay, đã có gần 30 năm ông gắn bó với Ngành. “Khi tôi tốt nghiệp Đại học từ Liên Xô trở về, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận tôi vào làm việc. Trừ 2 năm đi luân chuyển về địa phương theo sự phân công của Đảng, thời gian còn lại tôi gắn trọn với Bộ, Ngành” - Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ.
Cũng khó có thể diễn tả hết được niềm vinh dự của ông khi được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó cương vị Tư lệnh ngành Tư pháp. Bởi những ai đã từng gặp, đã từng công tác cùng ông sẽ hiểu tình yêu và sự đam mê cống hiến ông dành cho ngành Tư pháp lớn đến nhường nào. Những cộng sự của ông, ở nhiều cương vị khác nhau, vẫn ấn tượng về một gương mặt thông minh, quyết đoán, am hiểu chuyên môn và cực nhanh nhạy trong xử lý công việc. Bởi vậy, cái tin ông trở thành Tư lệnh của ngành tuy không bất ngờ nhưng lại trở thành niềm vui lớn, truyền cảm hứng cho cán bộ, công chức toàn ngành Tư pháp.
Gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công chức toàn Ngành, ông cũng chân thành chia sẻ: “Trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp là niềm vinh dự rất lớn đối với bản thân tôi, nhưng quan trọng nhất đó là kết quả của cả một quá trình mà Bộ, Ngành đã đào tạo, bồi dưỡng tôi trưởng thành”.
Vinh dự lớn ấy cũng trở thành trách nhiệm lớn đối với người đứng đầu ngành Tư pháp. Hơn ai hết, ông hiểu rất rõ vai trò, vị trí của Ngành trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ông cũng hiểu rõ thế mạnh và những khó khăn mà anh em cán bộ, công chức trong ngành đang hàng ngày phải đối mặt.
Ngành Tư pháp phải làm gì để “theo kịp” Chính phủ hành động, đang quyết liệt chuyển mình từ một Chính phủ mệnh lệnh, hành chính sang Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp?
Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp nhận công việc từ người tiền nhiệm, Bộ trưởng Lê Thành Long đã nhanh chóng trực tiếp chỉ đạo, xử lý những công việc lớn của Ngành, không chỉ duy trì được sự kết nối, phát triển ổn định theo hướng đi lên mà còn đặt nền móng cho sự phát triển của Ngành trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
Quan điểm của ông là phải xác định rõ những việc cần phải ưu tiên, những việc cần làm ngay để có định hướng rõ ràng khi bắt tay vào công việc. Một loạt các dự thảo Luật, từ Dự thảo Luật Bán đấu giá tài sản, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Bồi thường Nhà nước đến Bộ luật Hình sự (sửa đổi)… đã được hoàn thiện trình Quốc hội thông qua hoặc cho ý kiến. Bộ Tư pháp cũng đã tập trung xử lý một khối lượng công việc đồ sộ khi làm việc với các Bộ, ngành chức năng để cho ý kiến thẩm định đối với 50 dự thảo Nghị định giúp Chính phủ kịp ban hành đúng thời hạn, góp phần phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năm 2016 cũng là năm đầu tiên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không còn nợ đọng văn bản quy định chi tiết.
Cần thay đổi quan niệm về thể chế
Với những người quan tâm tới ngành Tư pháp, sẽ dễ dàng nhận thấy, chưa bao giờ Chính phủ lại dành nhiều sự quan tâm tới thể chế như hiện nay. Trên nhiều diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều đánh giá rất cao vai trò của thể chế đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thủ tướng khẳng định: “Thể chế tốt thì phát triển tốt”.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, cần hiểu thể chế trong đánh giá của Thủ tướng theo nghĩa rộng, gồm cả xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. “Trong xây dựng pháp luật, thể chế bao gồm cả luật về nội dung và luật về hình thức. Còn tổ chức thi hành pháp luật thì cùng với các thiết chế có cả câu chuyện về từng con người trong hệ thống này thực hiện công việc của mình như thế nào”.
Quan trọng hơn, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, thể chế không đơn thuần chỉ là công cụ để điều chỉnh xã hội, mà nó còn là nguồn đóng góp đầu vào cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Sự đóng góp của thể chế có thể lượng hoá được và tính giá thành là bao nhiêu. “Đơn cử như thể chế không tốt về mặt thủ tục sẽ làm tăng ngay chi phí. Hoặc cái đáng cấm thì không cấm và cái không đáng cấm thì lại cấm… tất cả những cái đó đều ảnh hưởng trực tiếp và nhãn tiền đến xã hội, đến chi phí”.
Điều đó là minh chứng cho thấy, chúng ta cần thay đổi quan niệm về vị thế và vai trò của thể chế, phải hiểu thể chế chính là một động lực của sự phát triển, thể chế tốt thì phát triển tốt, còn thể chế không tốt sẽ kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển. Và điều đó cũng là minh chứng để anh em cán bộ, công chức ngành Tư pháp ý thức hơn về trách nhiệm công vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Xây dựng một môi trường làm việc dân chủ, công bằng, khích lệ niềm đam mê nghề nghiệp
Năm 2017 này, Bộ Tư pháp là Bộ đầu tiên trong Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác và tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu. 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã được toàn ngành tập trung thảo luận và quyết tâm thực hiện.
Tới dự và lắng nghe các ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” Bộ trưởng Lê Thành Long nhiệm vụ “đưa ngành Tư pháp mạnh lên” từ năm 2017.
Vẫn chưa quên cảm giác xúc động khi nhận được “đặt hàng” mà cũng là mệnh lệnh “giao nhiệm vụ” của người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ: “Phải là một người rất tâm huyết, rất chia sẻ với Bộ, với ngành Tư pháp và cũng phải là một người rất am hiểu về vai trò của thể chế thì Thủ tướng mới đặt câu hỏi làm thế nào để đưa ngành Tư pháp mạnh lên”.
Liệu điều này có khiến người đứng đầu Ngành lo lắng?
“Lo thì có lo vì được Thủ tướng kỳ vọng, giao trách nhiệm nặng nề, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay có thể thấy Thủ tướng giao cho chúng ta việc này là có đầy đủ cơ sở” - Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết.
Người đứng đầu ngành Tư pháp nhận định: “Anh em cán bộ, công chức ngành Tư pháp đều là những người được đào tạo rất bài bản, nhiệt huyết với công việc. Ngành Tư pháp cũng đã được trao nhiều công cụ, từ thẩm định đến theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, hộ tịch, phổ biến giáo dục pháp luật…để có thể thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình. Chúng ta có thể phát huy được sức mạnh của Bộ, của Ngành, đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác xây dựng thể chế”.
Tuy nhiên, để nguồn vốn quý về tri thức, về công cụ được giao ấy có thể trở thành sức mạnh đưa ngành Tư pháp mạnh lên, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhắc nhở cán bộ công chức trong toàn ngành phải khách quan, công tâm khi thực thi công vụ.
“Phải phát biểu một cách khách quan, công tâm ý kiến của Bộ Tư pháp khi thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc khi tham mưu xử lý những vấn đề cụ thể, tránh cài cắm lợi ích cục bộ. Chúng ta là những người “gác cổng” trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thì anh em trong Bộ, trong ngành, từ trung ương tới địa phương phải bám sát vào chuyên môn, phải bày hết lên được trên bàn các cơ quan có thẩm quyền những ý kiến đa chiều và những điều hơn, lẽ thiệt về một quy định, một văn bản quy phạm pháp luật, một cách thức quyết định để các cấp có thẩm quyền có sự lựa chọn chính xác nhất”.
“Chúng ta chỉ cần làm tốt những công cụ luật định, những thẩm quyền được giao theo chức năng, nhiệm vụ của ngành là đã có thể giúp ích rất nhiều vào việc xây dựng một hệ thống thể chế tốt, qua đó giúp ngành Tư pháp mạnh lên” - Bộ trưởng Lê Thành Long tin tưởng.
Tuy nhiên, điều mà Bộ trưởng Lê Thành Long nhiều lần nhấn mạnh là yếu tố con người trong sứ mệnh “đưa ngành Tư pháp mạnh lên”. Không chỉ “khoan sức dân”, áp dụng nhiều công cụ để giảm tải áp lực công việc cho anh em trong toàn Ngành, điều mà Bộ trưởng Lê Thành Long đang nỗ lực xây dựng là một môi trường làm việc dân chủ, thân thiện và công bằng, phát huy cao nhất khát vọng cống hiến và sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức ngành Tư pháp. Bộ trưởng cũng mong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành hiểu và cảm nhận được mong ước ấy để đồng hành cùng người đứng đầu ngành Tư pháp, góp sức, góp tài xây dựng ngành Tư pháp vững mạnh.
Nhân dịp này, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc mừng năm mới Đinh Dậu - 2017 an khang, thịnh vượng, mọi sự tốt lành tới tất cả những người đã và đang công tác trong ngành Tư pháp
Hồng Thúy - Thu Hằng
Bộ trưởng Lê Thành Long: 'Sẽ ưu tiên những việc cần làm ngay'
02/02/2017
Cắt giảm tối thiểu 20% các cuộc họp nhưng không giảm chất lượng công việc, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, yêu cầu các đơn vị chủ động hơn trong công tác phối hợp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong toàn Ngành… là những chỉ đạo quyết liệt và nhìn thấy ngay hiệu quả của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chỉ một thời gian ngắn sau khi ông đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Nhân dịp đầu xuân mới Đinh Dậu 2017, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng vị Tư lệnh Ngành tràn đầy nhiệt huyết về những dự định của ông cho một năm công tác mới.
Câu chuyện về “người truyền cảm hứng”
Nói Bộ trưởng Lê Thành Long là người sinh ra để gắn bó và gánh vác trọng trách của ngành Tư pháp cũng phải, bởi từ khi rời giảng đường đại học đến nay, đã có gần 30 năm ông gắn bó với Ngành. “Khi tôi tốt nghiệp Đại học từ Liên Xô trở về, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận tôi vào làm việc. Trừ 2 năm đi luân chuyển về địa phương theo sự phân công của Đảng, thời gian còn lại tôi gắn trọn với Bộ, Ngành” - Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ.
Cũng khó có thể diễn tả hết được niềm vinh dự của ông khi được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó cương vị Tư lệnh ngành Tư pháp. Bởi những ai đã từng gặp, đã từng công tác cùng ông sẽ hiểu tình yêu và sự đam mê cống hiến ông dành cho ngành Tư pháp lớn đến nhường nào. Những cộng sự của ông, ở nhiều cương vị khác nhau, vẫn ấn tượng về một gương mặt thông minh, quyết đoán, am hiểu chuyên môn và cực nhanh nhạy trong xử lý công việc. Bởi vậy, cái tin ông trở thành Tư lệnh của ngành tuy không bất ngờ nhưng lại trở thành niềm vui lớn, truyền cảm hứng cho cán bộ, công chức toàn ngành Tư pháp.
Gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công chức toàn Ngành, ông cũng chân thành chia sẻ: “Trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp là niềm vinh dự rất lớn đối với bản thân tôi, nhưng quan trọng nhất đó là kết quả của cả một quá trình mà Bộ, Ngành đã đào tạo, bồi dưỡng tôi trưởng thành”.
Vinh dự lớn ấy cũng trở thành trách nhiệm lớn đối với người đứng đầu ngành Tư pháp. Hơn ai hết, ông hiểu rất rõ vai trò, vị trí của Ngành trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ông cũng hiểu rõ thế mạnh và những khó khăn mà anh em cán bộ, công chức trong ngành đang hàng ngày phải đối mặt.
Ngành Tư pháp phải làm gì để “theo kịp” Chính phủ hành động, đang quyết liệt chuyển mình từ một Chính phủ mệnh lệnh, hành chính sang Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp?
Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp nhận công việc từ người tiền nhiệm, Bộ trưởng Lê Thành Long đã nhanh chóng trực tiếp chỉ đạo, xử lý những công việc lớn của Ngành, không chỉ duy trì được sự kết nối, phát triển ổn định theo hướng đi lên mà còn đặt nền móng cho sự phát triển của Ngành trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
Quan điểm của ông là phải xác định rõ những việc cần phải ưu tiên, những việc cần làm ngay để có định hướng rõ ràng khi bắt tay vào công việc. Một loạt các dự thảo Luật, từ Dự thảo Luật Bán đấu giá tài sản, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Bồi thường Nhà nước đến Bộ luật Hình sự (sửa đổi)… đã được hoàn thiện trình Quốc hội thông qua hoặc cho ý kiến. Bộ Tư pháp cũng đã tập trung xử lý một khối lượng công việc đồ sộ khi làm việc với các Bộ, ngành chức năng để cho ý kiến thẩm định đối với 50 dự thảo Nghị định giúp Chính phủ kịp ban hành đúng thời hạn, góp phần phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năm 2016 cũng là năm đầu tiên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không còn nợ đọng văn bản quy định chi tiết.
Cần thay đổi quan niệm về thể chế
Với những người quan tâm tới ngành Tư pháp, sẽ dễ dàng nhận thấy, chưa bao giờ Chính phủ lại dành nhiều sự quan tâm tới thể chế như hiện nay. Trên nhiều diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều đánh giá rất cao vai trò của thể chế đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thủ tướng khẳng định: “Thể chế tốt thì phát triển tốt”.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, cần hiểu thể chế trong đánh giá của Thủ tướng theo nghĩa rộng, gồm cả xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. “Trong xây dựng pháp luật, thể chế bao gồm cả luật về nội dung và luật về hình thức. Còn tổ chức thi hành pháp luật thì cùng với các thiết chế có cả câu chuyện về từng con người trong hệ thống này thực hiện công việc của mình như thế nào”.
Quan trọng hơn, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, thể chế không đơn thuần chỉ là công cụ để điều chỉnh xã hội, mà nó còn là nguồn đóng góp đầu vào cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Sự đóng góp của thể chế có thể lượng hoá được và tính giá thành là bao nhiêu. “Đơn cử như thể chế không tốt về mặt thủ tục sẽ làm tăng ngay chi phí. Hoặc cái đáng cấm thì không cấm và cái không đáng cấm thì lại cấm… tất cả những cái đó đều ảnh hưởng trực tiếp và nhãn tiền đến xã hội, đến chi phí”.
Điều đó là minh chứng cho thấy, chúng ta cần thay đổi quan niệm về vị thế và vai trò của thể chế, phải hiểu thể chế chính là một động lực của sự phát triển, thể chế tốt thì phát triển tốt, còn thể chế không tốt sẽ kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển. Và điều đó cũng là minh chứng để anh em cán bộ, công chức ngành Tư pháp ý thức hơn về trách nhiệm công vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Xây dựng một môi trường làm việc dân chủ, công bằng, khích lệ niềm đam mê nghề nghiệp
Năm 2017 này, Bộ Tư pháp là Bộ đầu tiên trong Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác và tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu. 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã được toàn ngành tập trung thảo luận và quyết tâm thực hiện.
Tới dự và lắng nghe các ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” Bộ trưởng Lê Thành Long nhiệm vụ “đưa ngành Tư pháp mạnh lên” từ năm 2017.
Vẫn chưa quên cảm giác xúc động khi nhận được “đặt hàng” mà cũng là mệnh lệnh “giao nhiệm vụ” của người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ: “Phải là một người rất tâm huyết, rất chia sẻ với Bộ, với ngành Tư pháp và cũng phải là một người rất am hiểu về vai trò của thể chế thì Thủ tướng mới đặt câu hỏi làm thế nào để đưa ngành Tư pháp mạnh lên”.
Liệu điều này có khiến người đứng đầu Ngành lo lắng?
“Lo thì có lo vì được Thủ tướng kỳ vọng, giao trách nhiệm nặng nề, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay có thể thấy Thủ tướng giao cho chúng ta việc này là có đầy đủ cơ sở” - Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết.
Người đứng đầu ngành Tư pháp nhận định: “Anh em cán bộ, công chức ngành Tư pháp đều là những người được đào tạo rất bài bản, nhiệt huyết với công việc. Ngành Tư pháp cũng đã được trao nhiều công cụ, từ thẩm định đến theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, hộ tịch, phổ biến giáo dục pháp luật…để có thể thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình. Chúng ta có thể phát huy được sức mạnh của Bộ, của Ngành, đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác xây dựng thể chế”.
Tuy nhiên, để nguồn vốn quý về tri thức, về công cụ được giao ấy có thể trở thành sức mạnh đưa ngành Tư pháp mạnh lên, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhắc nhở cán bộ công chức trong toàn ngành phải khách quan, công tâm khi thực thi công vụ.
“Phải phát biểu một cách khách quan, công tâm ý kiến của Bộ Tư pháp khi thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc khi tham mưu xử lý những vấn đề cụ thể, tránh cài cắm lợi ích cục bộ. Chúng ta là những người “gác cổng” trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thì anh em trong Bộ, trong ngành, từ trung ương tới địa phương phải bám sát vào chuyên môn, phải bày hết lên được trên bàn các cơ quan có thẩm quyền những ý kiến đa chiều và những điều hơn, lẽ thiệt về một quy định, một văn bản quy phạm pháp luật, một cách thức quyết định để các cấp có thẩm quyền có sự lựa chọn chính xác nhất”.
“Chúng ta chỉ cần làm tốt những công cụ luật định, những thẩm quyền được giao theo chức năng, nhiệm vụ của ngành là đã có thể giúp ích rất nhiều vào việc xây dựng một hệ thống thể chế tốt, qua đó giúp ngành Tư pháp mạnh lên” - Bộ trưởng Lê Thành Long tin tưởng.
Tuy nhiên, điều mà Bộ trưởng Lê Thành Long nhiều lần nhấn mạnh là yếu tố con người trong sứ mệnh “đưa ngành Tư pháp mạnh lên”. Không chỉ “khoan sức dân”, áp dụng nhiều công cụ để giảm tải áp lực công việc cho anh em trong toàn Ngành, điều mà Bộ trưởng Lê Thành Long đang nỗ lực xây dựng là một môi trường làm việc dân chủ, thân thiện và công bằng, phát huy cao nhất khát vọng cống hiến và sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức ngành Tư pháp. Bộ trưởng cũng mong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành hiểu và cảm nhận được mong ước ấy để đồng hành cùng người đứng đầu ngành Tư pháp, góp sức, góp tài xây dựng ngành Tư pháp vững mạnh.
Nhân dịp này, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc mừng năm mới Đinh Dậu - 2017 an khang, thịnh vượng, mọi sự tốt lành tới tất cả những người đã và đang công tác trong ngành Tư pháp
Hồng Thúy - Thu Hằng