Kết thúc tốt đẹp Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người”Sau gần 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người” do Bộ Tư pháp (trực tiếp là Vụ Pháp luật hình sự - hành chính) phối hợp với UNICEF Việt Nam tổ chức tại Lào Cai đã kết thúc tốt đẹp với rất nhiều ý kiến góp ý bổ ích, thiết thực của các đại biểu đối với dự thảo Luật.Trong ngày 29/6, với phương pháp chia nhóm thảo luận (vào buổi sáng) kết hợp với các phần trình bày tham luận và thảo luận tập trung tại hội trường (vào buổi chiều), hội thảo đã tranh thủ được ý kiến của tất cả các đại biểu tham dự hội thảo về các nội dung chính của dự thảo Luật. Các vấn đề chính được nhiều ý kiến bình luận, góp ý của đại biểu bao gồm:1. Vấn đề phòng, chống mua bán ngườiCác đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao với việc quy định các biện pháp phòng, chống mua bán người từ Điều 8 đến Điều 17 dự thảo Luật. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này, có ý kiến cho rằng cần điều chỉnh, bảo đảm tính hợp lý trong quy định giữa Chương II và Chương VI của dự thảo Luật theo một trong hai hướng, có thể gộp lại và gọi tên Chương mới là “Các biện pháp phòng, chống mua bán người và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức”. Nếu không gộp hai chương này, cần chỉnh lý, bổ sung các biện pháp đặc thù vào Chương II và quy định tại Chương VI được điều chỉnh theo hướng dẫn tới Chương II. Trong cả hai trường hợp này, đều cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn kết quả đã tổng kết để đưa ra được biện pháp phòng, chống tội phạm mua bán người cho phù hợp, trong đó bao gồm cả quy định về các biện pháp giáo dục, cải tạo những người phạm tội mua bán người để họ nhận thức được sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội.Liên quan đến biện pháp “tư vấn về phòng, chống mua bán người” trong dự thảo Luật, đại diện Ban Chính sách - Luật pháp, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề nghị bổ sung vào dự thảo luật khái niệm “tư vấn về phòng chống mua bán người” tại Điều 2 hoặc Điều 9; xác định rõ mục đích của tư vấn về phòng chống mua bán người là nhằm giảm thiểu nguy cơ có thể trở thành nạn nhân bị mua bán người của những người có nguy cơ cao; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tư vấn về phòng, chống mua bán người một cách phù hợp trên tinh thần huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực trong phòng, chống mua bán người. Theo đó, nên xem xét lại quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong việc tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến phòng, chống mua bán người (điểm d, khoản 1, Điều 40), chỉ nên quy định trách nhiệm của các tổ chức này trong việc cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến phòng, chống mua bán người. Nội dung thông tin cụ thể cần cung cấp ở đây cũng nên do các cơ quan quản lý nhà nước quy định cụ thể.2. Vấn đề xác minh, xác định nạn nhân bị mua bánCác quy định trong dự thảo Luật liên quan đến vấn đề xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán được rất nhiều đại biểu quan tâm bình luận, góp ý, đặc biệt là về trình tự, thủ tục xác minh nạn nhân (Điều 20) và các giấy tờ, tài liệu xác định nạn nhân (Điều 22). Có ý kiến cho rằng việc giao cho Công an cấp huyện tiến hành xác minh nạn nhân là chưa phù hợp với tình hình triển khai trên thực tiễn vì việc xác minh nạn nhân đòi hỏi nhiều thông tin đa chiều khác nhau, từ nhiều địa phương và tỉnh, thành phố khác nhau, trong khi Công an cấp huyện không đủ thẩm quyền tiến hành xác minh các thông tin từ tỉnh, thành phố khác. Đại diện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị nên bổ sung vào dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người nội dung: giao trách nhiệm xác minh, xác định nạn nhân cho các cơ quan liên quan: cơ quan Công an, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (các cơ quan cấp tỉnh sẽ đủ thẩm quyền để yêu cầu hỗ trợ từ các cơ quan ở tỉnh, thành phố khác, đồng thời các cơ quan này chỉ cần căn cứ vào các tiêu chí xác minh, xác định nạn nhân đã được quy định trong Luật để thực hiện).3. Vấn đề bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bánTheo nhiều đại biểu nhận xét, dự thảo Luật đã quy định tương đối đầy đủ các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng và sức khỏe cho nạn nhân, tránh việc họ bị kỳ thị cũng như giúp họ phục hồi, hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về việc xác định thời điểm bắt đầu hỗ trợ nạn nhân cho phù hợp: nên hỗ trợ ngay khi có dấu hiệu, bằng chứng chứng minh người được phát hiện, giải cứu hoặc đến khai báo là nạn nhân hay phải chờ tới khi họ có đầy đủ các giấy tờ xác định là nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp thì mới hỗ trợ. Qua thảo luận, phần lớn các đại biểu đều nhất trí với các quy định của dự thảo Luật về việc thực hiện hỗ trợ ban đầu cho người đang chờ xác minh là nạn nhân bao gồm: hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế trong trường hợp khẩn cấp, hỗ trợ tâm lý. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị nên quy định việc trợ giúp pháp lý cho cả những người đang chờ xác minh là nạn nhân và quy định việc bảo vệ nạn nhân sau giai đoạn tố tụng để tránh nguy cơ nạn nhân bị đồng bọn của đối tượng phạm tội trả thù.Vấn đề bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân là trẻ em cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Đại diện của UNICEF Việt Nam đề nghị bổ sung vào dự thảo luật một số quy định mang tính nguyên tắc cũng như quy định cụ thể về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân là trẻ em. Đại diện của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng một số quy định về việc tiết lộ thông tin cá nhân (khoản 4, Điều 7, khoản 1, Điều 25) như trong dự thảo Luật chỉ phù hợp với người đã thành niên, còn đối với trẻ em, do các em chưa phát triển đầy đủ về nhận thức (chưa thành niên), chưa đủ trưởng thành, vậy ngay cả khi các em đồng ý tiết lộ thông tin thì cũng cần phải xem xét việc quyết định tiết lộ thông tin đó có ảnh hưởng xấu đến tương lai của các em hay không. Tương tự vậy, Khoản 2 Điều 18, Điều 27 dự thảo Luật quy định “Trường hợp nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường”. Tuy nhiên nếu trường hợp nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân là trẻ em thì ngay cả khi người đó có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú cũng cần có người lớn đi kèm. Do vậy đề nghị bổ sung thêm quy định “Riêng đối với trẻ em, việc trở về nơi cư trú cần có người thân đón hoặc cán bộ của cơ sở bảo trợ đưa về”. Quy định tại khoản 2 Điều 18 về việc “Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân hoặc người đang chờ xác minh là nạn nhân; hỗ trợ ban đầu trong trường hợp cần thiết và làm thủ tục chuyển giao những người này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú trước khi bị mua bán hoặc cho Cơ sở bảo trợ nếu họ không có nơi cư trú” cũng được nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc thêm vì với biên chế chỉ có từ 15-20 người như hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp xã khó có đủ nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trong trường hợp nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tâm lý, cần có sự hỗ trợ khẩn cấp. Việc quy định chuyển nạn nhân vào Cơ sở bảo trợ xã hội theo một số đại biểu cũng cần phải xem xét và điều chỉnh vì Cơ sở bảo trợ xã hội là nơi tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội đặc biệt như: trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn, người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần… trong khi đó đối tượng chờ xác minh có thể bao gồm đủ các thành phần: người di cư trái phép, người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, người có tiền án, tiền sử… Việc tiếp nhận nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân vào Cơ sở bảo trợ xã hội, do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội đặc biệt tại Cơ sở bảo trợ xã hội. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị trong Chương IV dự thảo luật cần bổ sung thêm một điều quy định về dịch vụ hỗ trợ, việc kết nối, chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân, bởi vì tại điểm d, khoản 2 Điều 42 dự thảo Luật có nhắc đến việc cung cấp thông tin về dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.Ngày 30/6, các đại biểu đã có buổi thăm và làm việc với Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai (buổi sáng) và Đồn Biên phòng cửa khẩu Lào Cai (buổi chiều). Các đại biểu đã được tận mắt chứng kiến cơ sở vật chất và các trang thiết bị dành cho việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân, được biết các thông tin tình hình tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và tại hai cơ sở này nói riêng, đồng thời cũng được nghe các cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân nói về những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải trong công việc và những kiến nghị, đề xuất liên quan đến một số nội dung của dự thảo Luật./.Nguyễn Hải Anh, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp
Kết thúc tốt đẹp Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người”
05/07/2010
Sau gần 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người” do Bộ Tư pháp (trực tiếp là Vụ Pháp luật hình sự - hành chính) phối hợp với UNICEF Việt Nam tổ chức tại Lào Cai đã kết thúc tốt đẹp với rất nhiều ý kiến góp ý bổ ích, thiết thực của các đại biểu đối với dự thảo Luật.
Trong ngày 29/6, với phương pháp chia nhóm thảo luận (vào buổi sáng) kết hợp với các phần trình bày tham luận và thảo luận tập trung tại hội trường (vào buổi chiều), hội thảo đã tranh thủ được ý kiến của tất cả các đại biểu tham dự hội thảo về các nội dung chính của dự thảo Luật. Các vấn đề chính được nhiều ý kiến bình luận, góp ý của đại biểu bao gồm:
1. Vấn đề phòng, chống mua bán người
Các đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao với việc quy định các biện pháp phòng, chống mua bán người từ Điều 8 đến Điều 17 dự thảo Luật. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này, có ý kiến cho rằng cần điều chỉnh, bảo đảm tính hợp lý trong quy định giữa Chương II và Chương VI của dự thảo Luật theo một trong hai hướng, có thể gộp lại và gọi tên Chương mới là “Các biện pháp phòng, chống mua bán người và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức”. Nếu không gộp hai chương này, cần chỉnh lý, bổ sung các biện pháp đặc thù vào Chương II và quy định tại Chương VI được điều chỉnh theo hướng dẫn tới Chương II. Trong cả hai trường hợp này, đều cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn kết quả đã tổng kết để đưa ra được biện pháp phòng, chống tội phạm mua bán người cho phù hợp, trong đó bao gồm cả quy định về các biện pháp giáo dục, cải tạo những người phạm tội mua bán người để họ nhận thức được sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội.
Liên quan đến biện pháp “tư vấn về phòng, chống mua bán người” trong dự thảo Luật, đại diện Ban Chính sách - Luật pháp, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề nghị bổ sung vào dự thảo luật khái niệm “tư vấn về phòng chống mua bán người” tại Điều 2 hoặc Điều 9; xác định rõ mục đích của tư vấn về phòng chống mua bán người là nhằm giảm thiểu nguy cơ có thể trở thành nạn nhân bị mua bán người của những người có nguy cơ cao; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tư vấn về phòng, chống mua bán người một cách phù hợp trên tinh thần huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực trong phòng, chống mua bán người. Theo đó, nên xem xét lại quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong việc tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến phòng, chống mua bán người (điểm d, khoản 1, Điều 40), chỉ nên quy định trách nhiệm của các tổ chức này trong việc cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến phòng, chống mua bán người. Nội dung thông tin cụ thể cần cung cấp ở đây cũng nên do các cơ quan quản lý nhà nước quy định cụ thể.
2. Vấn đề xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán
Các quy định trong dự thảo Luật liên quan đến vấn đề xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán được rất nhiều đại biểu quan tâm bình luận, góp ý, đặc biệt là về trình tự, thủ tục xác minh nạn nhân (Điều 20) và các giấy tờ, tài liệu xác định nạn nhân (Điều 22). Có ý kiến cho rằng việc giao cho Công an cấp huyện tiến hành xác minh nạn nhân là chưa phù hợp với tình hình triển khai trên thực tiễn vì việc xác minh nạn nhân đòi hỏi nhiều thông tin đa chiều khác nhau, từ nhiều địa phương và tỉnh, thành phố khác nhau, trong khi Công an cấp huyện không đủ thẩm quyền tiến hành xác minh các thông tin từ tỉnh, thành phố khác. Đại diện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị nên bổ sung vào dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người nội dung: giao trách nhiệm xác minh, xác định nạn nhân cho các cơ quan liên quan: cơ quan Công an, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (các cơ quan cấp tỉnh sẽ đủ thẩm quyền để yêu cầu hỗ trợ từ các cơ quan ở tỉnh, thành phố khác, đồng thời các cơ quan này chỉ cần căn cứ vào các tiêu chí xác minh, xác định nạn nhân đã được quy định trong Luật để thực hiện).
3. Vấn đề bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Theo nhiều đại biểu nhận xét, dự thảo Luật đã quy định tương đối đầy đủ các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng và sức khỏe cho nạn nhân, tránh việc họ bị kỳ thị cũng như giúp họ phục hồi, hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về việc xác định thời điểm bắt đầu hỗ trợ nạn nhân cho phù hợp: nên hỗ trợ ngay khi có dấu hiệu, bằng chứng chứng minh người được phát hiện, giải cứu hoặc đến khai báo là nạn nhân hay phải chờ tới khi họ có đầy đủ các giấy tờ xác định là nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp thì mới hỗ trợ. Qua thảo luận, phần lớn các đại biểu đều nhất trí với các quy định của dự thảo Luật về việc thực hiện hỗ trợ ban đầu cho người đang chờ xác minh là nạn nhân bao gồm: hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế trong trường hợp khẩn cấp, hỗ trợ tâm lý. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị nên quy định việc trợ giúp pháp lý cho cả những người đang chờ xác minh là nạn nhân và quy định việc bảo vệ nạn nhân sau giai đoạn tố tụng để tránh nguy cơ nạn nhân bị đồng bọn của đối tượng phạm tội trả thù.
Vấn đề bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân là trẻ em cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Đại diện của UNICEF Việt Nam đề nghị bổ sung vào dự thảo luật một số quy định mang tính nguyên tắc cũng như quy định cụ thể về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân là trẻ em. Đại diện của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng một số quy định về việc tiết lộ thông tin cá nhân (khoản 4, Điều 7, khoản 1, Điều 25) như trong dự thảo Luật chỉ phù hợp với người đã thành niên, còn đối với trẻ em, do các em chưa phát triển đầy đủ về nhận thức (chưa thành niên), chưa đủ trưởng thành, vậy ngay cả khi các em đồng ý tiết lộ thông tin thì cũng cần phải xem xét việc quyết định tiết lộ thông tin đó có ảnh hưởng xấu đến tương lai của các em hay không. Tương tự vậy, Khoản 2 Điều 18, Điều 27 dự thảo Luật quy định “Trường hợp nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường”. Tuy nhiên nếu trường hợp nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân là trẻ em thì ngay cả khi người đó có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú cũng cần có người lớn đi kèm. Do vậy đề nghị bổ sung thêm quy định “Riêng đối với trẻ em, việc trở về nơi cư trú cần có người thân đón hoặc cán bộ của cơ sở bảo trợ đưa về”.
Quy định tại khoản 2 Điều 18 về việc “Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân hoặc người đang chờ xác minh là nạn nhân; hỗ trợ ban đầu trong trường hợp cần thiết và làm thủ tục chuyển giao những người này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú trước khi bị mua bán hoặc cho Cơ sở bảo trợ nếu họ không có nơi cư trú” cũng được nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc thêm vì với biên chế chỉ có từ 15-20 người như hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp xã khó có đủ nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trong trường hợp nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tâm lý, cần có sự hỗ trợ khẩn cấp.
Việc quy định chuyển nạn nhân vào Cơ sở bảo trợ xã hội theo một số đại biểu cũng cần phải xem xét và điều chỉnh vì Cơ sở bảo trợ xã hội là nơi tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội đặc biệt như: trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn, người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần… trong khi đó đối tượng chờ xác minh có thể bao gồm đủ các thành phần: người di cư trái phép, người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, người có tiền án, tiền sử… Việc tiếp nhận nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân vào Cơ sở bảo trợ xã hội, do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội đặc biệt tại Cơ sở bảo trợ xã hội.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị trong Chương IV dự thảo luật cần bổ sung thêm một điều quy định về dịch vụ hỗ trợ, việc kết nối, chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, người đang chờ xác minh là nạn nhân, bởi vì tại điểm d, khoản 2 Điều 42 dự thảo Luật có nhắc đến việc cung cấp thông tin về dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.
Ngày 30/6, các đại biểu đã có buổi thăm và làm việc với Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai (buổi sáng) và Đồn Biên phòng cửa khẩu Lào Cai (buổi chiều). Các đại biểu đã được tận mắt chứng kiến cơ sở vật chất và các trang thiết bị dành cho việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân, được biết các thông tin tình hình tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và tại hai cơ sở này nói riêng, đồng thời cũng được nghe các cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân nói về những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải trong công việc và những kiến nghị, đề xuất liên quan đến một số nội dung của dự thảo Luật./.
Nguyễn Hải Anh, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp