Người đứng đầu bị xử lý nếu không thi hành án hành chínhPhải có chế tài để đảm bảo thực hiện khi xử lý trách nhiệm của người không thi hành án hành chính là chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, Trưởng ban trong cuộc họp Ban soạn thảo dự thảo Nghị định quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án ngày 5/5.Quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND
Báo cáo định hướng xây dựng Nghị định, Phó Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác thi hành án (THA) hành chính thì còn bộc lộ một số hạn chế. Luật tố tụng hành chính năm 2010 cũng như Luật năm 2015 (có hiệu lực từ 1/7/2016) chưa quy định cơ chế hữu hiệu để buộc người phải THA thực hiện quyết định của Tòa án; thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục THA. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về THA hành chính thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.
Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Nghị định là quy định về trách nhiệm, các biện pháp để buộc các cơ quan, tổ chức phải THA thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định về hành chính của Tòa án. Cụ thể, quy định trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức phải THA; quy định trách nhiệm của cấp trên trực tiếp của người phải THA, Chủ tịch UBND các cấp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới trong việc THA; quy định trách nhiệm của cơ quan THADS trong việc theo dõi, đôn đốc THA hành chính. Đặc biệt, dự thảo Nghị định quy định hình thức xử lý đối với việc không THA như: Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan THA, cơ quan quản lý THA thuộc Bộ Tư pháp xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không chấp hành án hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cần đồng bộ nhiều giải pháp
Cho ý kiến vào những vấn đề lớn của dự thảo, các thành viên Ban soạn thảo đều chung nhận định, đây là vấn đề mới, rất khó và đặc thù vì đối tượng phải THA hành chính là cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước. Theo ông Chu Thành Quang, Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, TANDTC, Nghị định ban hành phải đảm bảo tính khả thi, đặc biệt cần quy định rõ các hình thức xử lý trách nhiệm. Từ kinh nghiệm của TANDTC, ông Chung cho rằng, hình thức hữu hiệu nhất là ban hành quyết định mang tính cảnh cáo (không phạt tiền) gửi cho cơ quan quản lý cấp trên và công khai trên các phương tiện truyền thông.
Hàm Vụ trưởng Vụ theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đề nghị, cần quy định cụ thể và chi tiết các biện pháp mới xử lý được đối tượng “đặc biệt” này. Bên cạnh đó, cần có thêm các điều kiện đảm bảo cho việc THA hành chính, ví dụ củng cố về tổ chức, bộ máy… Ông Nguyễn Quốc Văn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho rằng, cần xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, bổ sung các trường hợp không thể thi hành, hoãn thi hành có yếu tố nước ngoài hoặc các trường hợp bản án đang bị khiếu nại, kháng nghị hoặc bản án thiếu tính khả thi. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính, Bộ Tư pháp Trần Văn Dũng lưu ý “phải tính đến mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức liên quan để đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp”.
Ghi nhận các ý kiến góp ý vào dự thảo, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nói rõ quan điểm xây dựng dự thảo Nghị định phải bảo đảm phù hợp Hiến pháp, Luật tố tụng hành chính, Luật xử lý vi phạm hành chính và đặc biệt bảo đảm tính khả thi. Tổ biên tập cần rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến việc xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức để đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.
Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh, quan trọng nhất trong xử lý trách nhiệm là phải có chế tài bảo đảm thực hiện “Trước nay chúng ta chưa thực hiện là vì không có chế tài hoặc chế tài không rõ. Nếu ta quy định chặt, cụ thể và đồng bộ các hình thức xử lý vi phạm thì hoàn toàn có thể khả thi. Đơn cử người không thi hành án hành chính có thể bị xem xét trách nhiệm khi đề bạt, bổ nhiệm hay không được xem xét trong thi đua khen thưởng. Do đó, cần có cả những quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan”. Bộ Tư pháp định kỳ cũng cần có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo, xử lý đối với những UBND tỉnh không thực hiện quyết định của Tòa án.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Ban soạn thảo đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự thảo ra lấy ý kiến rộng rãi, lắng nghe ý kiến phản hồi để xem xét tiếp thu trước khi dự thảo được trình Chính phủ.
Thu Hằng
Người đứng đầu bị xử lý nếu không thi hành án hành chính
05/05/2016
Phải có chế tài để đảm bảo thực hiện khi xử lý trách nhiệm của người không thi hành án hành chính là chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, Trưởng ban trong cuộc họp Ban soạn thảo dự thảo Nghị định quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án ngày 5/5.
Quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND
Báo cáo định hướng xây dựng Nghị định, Phó Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác thi hành án (THA) hành chính thì còn bộc lộ một số hạn chế. Luật tố tụng hành chính năm 2010 cũng như Luật năm 2015 (có hiệu lực từ 1/7/2016) chưa quy định cơ chế hữu hiệu để buộc người phải THA thực hiện quyết định của Tòa án; thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục THA. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về THA hành chính thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.
Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Nghị định là quy định về trách nhiệm, các biện pháp để buộc các cơ quan, tổ chức phải THA thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định về hành chính của Tòa án. Cụ thể, quy định trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức phải THA; quy định trách nhiệm của cấp trên trực tiếp của người phải THA, Chủ tịch UBND các cấp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới trong việc THA; quy định trách nhiệm của cơ quan THADS trong việc theo dõi, đôn đốc THA hành chính. Đặc biệt, dự thảo Nghị định quy định hình thức xử lý đối với việc không THA như: Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan THA, cơ quan quản lý THA thuộc Bộ Tư pháp xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không chấp hành án hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cần đồng bộ nhiều giải pháp
Cho ý kiến vào những vấn đề lớn của dự thảo, các thành viên Ban soạn thảo đều chung nhận định, đây là vấn đề mới, rất khó và đặc thù vì đối tượng phải THA hành chính là cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước. Theo ông Chu Thành Quang, Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, TANDTC, Nghị định ban hành phải đảm bảo tính khả thi, đặc biệt cần quy định rõ các hình thức xử lý trách nhiệm. Từ kinh nghiệm của TANDTC, ông Chung cho rằng, hình thức hữu hiệu nhất là ban hành quyết định mang tính cảnh cáo (không phạt tiền) gửi cho cơ quan quản lý cấp trên và công khai trên các phương tiện truyền thông.
Hàm Vụ trưởng Vụ theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đề nghị, cần quy định cụ thể và chi tiết các biện pháp mới xử lý được đối tượng “đặc biệt” này. Bên cạnh đó, cần có thêm các điều kiện đảm bảo cho việc THA hành chính, ví dụ củng cố về tổ chức, bộ máy… Ông Nguyễn Quốc Văn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho rằng, cần xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, bổ sung các trường hợp không thể thi hành, hoãn thi hành có yếu tố nước ngoài hoặc các trường hợp bản án đang bị khiếu nại, kháng nghị hoặc bản án thiếu tính khả thi. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính, Bộ Tư pháp Trần Văn Dũng lưu ý “phải tính đến mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức liên quan để đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp”.
Ghi nhận các ý kiến góp ý vào dự thảo, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nói rõ quan điểm xây dựng dự thảo Nghị định phải bảo đảm phù hợp Hiến pháp, Luật tố tụng hành chính, Luật xử lý vi phạm hành chính và đặc biệt bảo đảm tính khả thi. Tổ biên tập cần rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến việc xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức để đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.
Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh, quan trọng nhất trong xử lý trách nhiệm là phải có chế tài bảo đảm thực hiện “Trước nay chúng ta chưa thực hiện là vì không có chế tài hoặc chế tài không rõ. Nếu ta quy định chặt, cụ thể và đồng bộ các hình thức xử lý vi phạm thì hoàn toàn có thể khả thi. Đơn cử người không thi hành án hành chính có thể bị xem xét trách nhiệm khi đề bạt, bổ nhiệm hay không được xem xét trong thi đua khen thưởng. Do đó, cần có cả những quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan”. Bộ Tư pháp định kỳ cũng cần có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo, xử lý đối với những UBND tỉnh không thực hiện quyết định của Tòa án.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Ban soạn thảo đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự thảo ra lấy ý kiến rộng rãi, lắng nghe ý kiến phản hồi để xem xét tiếp thu trước khi dự thảo được trình Chính phủ.
Thu Hằng