Hội đàm giữa hai Thứ trưởng Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam - Nhật BảnNgày 11/12, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Quốc vụ khanh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Moriyama Masahito và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã có buổi hội đàm tại trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp Việt Nam. Tham dự buổi hội đàm còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp hai nước, Đại sứ quán Nhật Bản, Cố vấn trưởng Dự án JICA.Đạt nhiều kết quả tích cực và thực chấtĐánh giá cao quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng ghi nhận những kết quả thực chất, tích cực trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, nhất là sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược sâu rộng vào tháng 3/2014. Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết, Nhật Bản là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp của Việt Nam, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng khẳng định: Với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Bộ Tư pháp, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các cơ quan hữu quan của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật, quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp. Phương thức hợp tác chủ yếu là trong chương trình, dự án ODA được ký kết giữa các cơ quan pháp luật và tư pháp của hai nước. Ngoài ra, còn có hợp tác trực tiếp giữa hai Bộ Tư pháp, giữa Bộ Tư pháp, các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam với Bộ Tư pháp, các cơ sở đào tạo luật, các hiệp hội nghề nghiệp pháp luật của Nhật Bản… Nội dung hợp tác pháp luật với Nhật Bản tập trung vào hoàn thiện pháp luật dân sự, kinh tế, tố tụng, đào tạo luật và các chức danh tư pháp. Đặc biệt từ năm 2015 - 2020, JICA hỗ trợ Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Văn phòng Chính phủ thực hiện Dự án “Hài hòa hóa pháp luật hiện hành và thống nhất áp dụng pháp luật hướng tới năm 2020” trên cơ sở kế thừa các dự án hợp tác với JICA là hỗ trợ hoàn thiện hệ thống pháp luật và hỗ trợ tăng cường năng lực cán bộ pháp luật, tư pháp.Qua các giai đoạn hợp tác của Dự án JICA, các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đã góp phần thiết thực xây dựng, hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế và tố tụng của Việt Nam cũng như cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ pháp luật, tư pháp của Việt Nam. Tiêu biểu là sửa đổi các Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự… và hơn 100 tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân luật được đào tạo tại Nhật Bản, hàng trăm lượt cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan pháp luật và tư pháp Việt Nam được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong và ngoài nước. Những hoạt động này - thông qua việc là đầu mối, trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo tại Nhật Bản cho các đối tác Việt Nam, chịu trách nhiệm về nội dung đón tiếp các đoàn cấp Chính phủ, cấp Bộ của Việt Nam, Nhật Bản sang thăm lẫn nhau và cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực pháp luật, tư pháp – thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Việt Nam.Cam kết tiếp tục phát triển mối quan hệ pháp luật và tư phápTrong những năm tiếp theo, việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 đặt ra những yêu cầu, trọng trách rất lớn cho các cơ quan pháp luật và tư pháp Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong khuôn khổ Dự án JICA hiện tại, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng tin tưởng việc triển khai Dự án hợp tác giai đoạn mới, quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là giữa Bộ Tư pháp hai nước, sẽ tiếp tục phát triển, góp phần tích cực cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Về nội dung hợp tác, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đưa ra một số đề xuất cụ thể như hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, kinh tế phục vụ nền kinh tế thị trường, mở rộng sang hỗ trợ lĩnh vực pháp luật hành chính; mở rộng phạm vi hỗ trợ Việt Nam trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ luật sư phục vụ công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam… Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cũng đề nghị phía Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cao năng lực cho cán bộ Việt Nam trong quá trình gia nhập, thực thi một số Công ước mà Nhật Bản là thành viên và mong Nhật Bản ủng hộ Việt Nam tham gia các Công ước của Hội nghị La Hay nói riêng và các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị nói chung.Cảm ơn những ghi nhận và nhận định tốt đẹp trên của Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, Thứ trưởng Moriyamacho rằng, cũng như Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Bộ Tư pháp hai nước. Cam kết sẽ tiếp tục sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình thực thi các Bộ luật quan trọng mới được thông qua, Thứ trưởng Moriyama lưu ý nên mở rộng hợp tác với các Bộ, ngành liên quan khác của Nhật Bản.Bên cạnh đó, Thứ trưởng Moriyama khẳng định sẽ xem xét việc giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ luật sư phục vụ công cuộc hội nhập của Việt Nam Đối với đề nghị hỗ trợ các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị La Hay, Thứ trưởng Moriyama mong muốn được lắng nghe các đề xuất cụ thể hơn nữa.Thục Quyên
Hội đàm giữa hai Thứ trưởng Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam - Nhật Bản
14/12/2015
Ngày 11/12, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Quốc vụ khanh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Moriyama Masahito và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã có buổi hội đàm tại trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp Việt Nam. Tham dự buổi hội đàm còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp hai nước, Đại sứ quán Nhật Bản, Cố vấn trưởng Dự án JICA.
Đạt nhiều kết quả tích cực và thực chất
Đánh giá cao quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng ghi nhận những kết quả thực chất, tích cực trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, nhất là sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược sâu rộng vào tháng 3/2014. Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết, Nhật Bản là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp của Việt Nam, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng khẳng định: Với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Bộ Tư pháp, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các cơ quan hữu quan của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật, quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp.
Phương thức hợp tác chủ yếu là trong chương trình, dự án ODA được ký kết giữa các cơ quan pháp luật và tư pháp của hai nước. Ngoài ra, còn có hợp tác trực tiếp giữa hai Bộ Tư pháp, giữa Bộ Tư pháp, các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam với Bộ Tư pháp, các cơ sở đào tạo luật, các hiệp hội nghề nghiệp pháp luật của Nhật Bản… Nội dung hợp tác pháp luật với Nhật Bản tập trung vào hoàn thiện pháp luật dân sự, kinh tế, tố tụng, đào tạo luật và các chức danh tư pháp. Đặc biệt từ năm 2015 - 2020, JICA hỗ trợ Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Văn phòng Chính phủ thực hiện Dự án “Hài hòa hóa pháp luật hiện hành và thống nhất áp dụng pháp luật hướng tới năm 2020” trên cơ sở kế thừa các dự án hợp tác với JICA là hỗ trợ hoàn thiện hệ thống pháp luật và hỗ trợ tăng cường năng lực cán bộ pháp luật, tư pháp.
|
Qua các giai đoạn hợp tác của Dự án JICA, các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đã góp phần thiết thực xây dựng, hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế và tố tụng của Việt Nam cũng như cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ pháp luật, tư pháp của Việt Nam. Tiêu biểu là sửa đổi các Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự… và hơn 100 tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân luật được đào tạo tại Nhật Bản, hàng trăm lượt cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan pháp luật và tư pháp Việt Nam được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong và ngoài nước. Những hoạt động này - thông qua việc là đầu mối, trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo tại Nhật Bản cho các đối tác Việt Nam, chịu trách nhiệm về nội dung đón tiếp các đoàn cấp Chính phủ, cấp Bộ của Việt Nam, Nhật Bản sang thăm lẫn nhau và cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực pháp luật, tư pháp – thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Việt Nam.
Cam kết tiếp tục phát triển mối quan hệ pháp luật và tư pháp
Trong những năm tiếp theo, việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 đặt ra những yêu cầu, trọng trách rất lớn cho các cơ quan pháp luật và tư pháp Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong khuôn khổ Dự án JICA hiện tại, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng tin tưởng việc triển khai Dự án hợp tác giai đoạn mới, quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là giữa Bộ Tư pháp hai nước, sẽ tiếp tục phát triển, góp phần tích cực cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Về nội dung hợp tác, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đưa ra một số đề xuất cụ thể như hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, kinh tế phục vụ nền kinh tế thị trường, mở rộng sang hỗ trợ lĩnh vực pháp luật hành chính; mở rộng phạm vi hỗ trợ Việt Nam trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ luật sư phục vụ công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam…
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cũng đề nghị phía Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cao năng lực cho cán bộ Việt Nam trong quá trình gia nhập, thực thi một số Công ước mà Nhật Bản là thành viên và mong Nhật Bản ủng hộ Việt Nam tham gia các Công ước của Hội nghị La Hay nói riêng và các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị nói chung.
Cảm ơn những ghi nhận và nhận định tốt đẹp trên của Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, Thứ trưởng Moriyama cho rằng, cũng như Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Bộ Tư pháp hai nước. Cam kết sẽ tiếp tục sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình thực thi các Bộ luật quan trọng mới được thông qua, Thứ trưởng Moriyama lưu ý nên mở rộng hợp tác với các Bộ, ngành liên quan khác của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Moriyama khẳng định sẽ xem xét việc giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ luật sư phục vụ công cuộc hội nhập của Việt Nam Đối với đề nghị hỗ trợ các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị La Hay, Thứ trưởng Moriyama mong muốn được lắng nghe các đề xuất cụ thể hơn nữa.
Thục Quyên
Ảnh Cục CNTT