Đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư nói riêng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra từ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị và những quy định của Hiến pháp 2013 về hoạt động tư pháp và thực thi pháp luật, đặc biệt là nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử được bảo đảm", đồng thời cũng góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp và thực thi pháp luật.
Theo báo cáo tại phiên họp, Dự án Pháp lệnh nhằm hoàn thiện thể chế đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư theo định hướng chung là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực tư pháp, từ đó chuyên nghiệp hóa công tác xét xử, hạn chế oan sai, giảm chi phí tố tụng cho Nhà nước và xã hội, tạo chuyển biến trong cải cách tư pháp, góp phần thực hiện Hiến pháp 2013. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho các mô hình đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư là ba chức danh quan trọng trong hoạt động tư pháp, trong đó có mô hình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư nhằm tạo sự đột phá về chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp; thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, mở rộng nguồn bổ nhiệm và chuyển đổi vị trí các chức danh tư pháp. Khắc phục những hạn chế, vướng mắc tồn tại hiện nay trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
Báo cáo cũng đưa ra các vấn đề cần xin ý kiến của Thường trực Chính phủ như phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh; Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp liên ngành trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành trong đào tạo Thẩm phán, Kiếm sát viên, Luật sư và Chính sách đặc thù và chi ngân sách nhà nước cho đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định cần rà soát kỹ các luật liên quan, nhất là những luật mới được Quốc hội thông qua như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viển Kiểm sát nhân dân để có một quy định chung phù hợp vì hiện nay có nhiều nơi đang thực hiện đào tạo các chức danh tư pháp. Cần nhấn mạnh về đào tạo chung, do đó Chương quy định về chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo phải làm cẩn thận, cụ thể hơn, trong đó phải bao gồm đạo đức nghề nghiệp, chương trình khung về đào tạo,… Đào tạo chung phải có quy định đặc thù, trên tinh thần cơ sở nào đủ điều kiện thì được Thủ tướng Chính phủ giao đào tạo chung. Bộ trưởng nhấn mạnh, đào tạo chung phải thi tuyển quốc gia đầu vào tìm người xuất sắc nhất trong các cử nhân. Đồng thời cần quy định cụ thể trách nhiệm của giảng viên, quyền lợi, chế độ khi được cử làm giảng viên, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với cán bộ được cử đi giảng dạy; các quy định thắt chặt đầu ra; trách nhiệm quản lý nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức...
|