Đối thoại Phòng Chống Tham nhũng lần thứ 13 Đối thoại Phòng chống tham nhũng lần thứ 13 (PCTN) với chủ đề “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng” vừa diễn ra tại Hà Nội sáng nay (26/11). Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đồng chủ trì Đối thoại có Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh Giles Lever. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũngBộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện thể chế và triển khai nhiều hoạt động, giải pháp liên quan, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Hiến pháp năm 2013 với những quy định mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước pháp quyền, về sự vận hành của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã khẳng định rõ việc “kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng”. Trong hợp tác quốc tế từ cấp độ song phương, khu vực đến toàn cầu, Việt Nam đã và đang tiếp tục tham gia có trách nhiệm vào quá trình đánh giá thực thi Công ước UNCAC Chu trình I; tham gia có hiệu quả vào các nhóm công tác về phòng, chống tham nhũng trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tích cực đàm phán nội dung chống tham nhũng trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); chủ động đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp song phương nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản. Đồng tình với Bộ trưởng Hà Hùng Cường về việc kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh Giles Lever khẳng định: “Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tình trạng trầm trọng của các hành vi tham nhũng và cũng đã đưa ra chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng, sự có mặt của Phó Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho thấy cam kết của Chính phủ trong phòng chống tham nhũng”. Ông cũng cho rằng: “mặc dù PCTN được Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm, cơ chế pháp luật đã được xây dựng nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả”. Doanh nghiệp Việt Nam phải kiên quyết nói không với đưa hối lộPhát biểu tại Đối thoại, ông Nguyễn QuangVinh, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho biết, sau Đối thoại PCTN lần thứ 12 (11/2013) với chủ đề “Vai trò của doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong công tác phòng chống tham nhũng, thực trạng và giải pháp”, VCCI đã có nhiều hoạt động cụ thể thúc đẩy vấn đề này. Năm 2014, VCCI đã xây dựng Đề án 12 trình Chính phủ về thúc đấy thực hiện liêm chính trong cộng đồng doanh nghiệp, giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy, một bộ phận doanh nghiệp thường chủ động thực hiện hành vi hối lộ nhằm đạt được những lợi thế không chính đáng trong cạnh tranh trên thương trường hoặc để trốn tránh trách nhiệm pháp lý khi có sai phạm. Do đó phải kiên quyết đấu tranh và phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động kinh doanh. Về vấn đề liêm chính trong cộng đồng doanh nghiệp, Bà Virginia Foote, Đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Namkhẳng định tầm quan trọng của môi trường kinh doanh “trong sạch, minh bạch”. Bà đưa ra các giải pháp ưu tiên, trong đó đặc biệt chú trọng giải pháp “giảm giao dịch tiền mặt”. Bà cho biết, ở Việt Nam chỉ có 3% không dùng tiền mặt trong các giao dịch, mà kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng: “quốc gia nào càng dùng tiền mặt nhiều trong giao dịch thì càng tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển và rửa tiền nở rộ”. Đại sứ Newzeland cũng ủng hộ nỗ lực của giải pháp giảm thiểu giao dịch tiền mặt, đồng thời đề xuất cần đẩy mạnh giao dịch điện tử giữa Chính phủ với người dân – đây cũng là một giải pháp tích cực trong PCTN. Phòng chống tham nhũng – quyết tâm chính trị lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt NamPhát biểu tại Đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định,dưới sự chỉ đạo kiên quyết của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã có nhiều chuyển biến. Nhiều vụ án nghiêm trọng, dư luận quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Phó Thủ tướng cho biết, các quy định về thu hồi tài sản tham nhũng đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác thu hồi tài sản tham nhũng chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đang ở mức thấp. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp ngày càng đồng bộ và quyết liệt, mặc dù công tác PCTN còn nhiều khó khăn và thách thức, song đã thể hiện được quyết tâm chính trị lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam. Kể từ khi Đối thoại lần thứ nhất năm 2007 đến nay đã có 13 kỳ Đối thoại. Trong khuôn khổ Đối thoại, nhiều chủ đề liên quan đến công tác PCTN đã được thảo luận cởi mở, thẳng thắn. Phó Thủ tướng khẳng định, Đối thoại về PCTN đã tăng cường sự hiểu biết, củng cố lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam, góp phần bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trong đó có nguồn ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam./.
Đối thoại Phòng Chống Tham nhũng lần thứ 13
26/11/2014
Đối thoại Phòng chống tham nhũng lần thứ 13 (PCTN) với chủ đề “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng” vừa diễn ra tại Hà Nội sáng nay (26/11). Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đồng chủ trì Đối thoại có Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh Giles Lever.
Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện thể chế và triển khai nhiều hoạt động, giải pháp liên quan, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Hiến pháp năm 2013 với những quy định mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước pháp quyền, về sự vận hành của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã khẳng định rõ việc “kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng”. Trong hợp tác quốc tế từ cấp độ song phương, khu vực đến toàn cầu, Việt Nam đã và đang tiếp tục tham gia có trách nhiệm vào quá trình đánh giá thực thi Công ước UNCAC Chu trình I; tham gia có hiệu quả vào các nhóm công tác về phòng, chống tham nhũng trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tích cực đàm phán nội dung chống tham nhũng trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); chủ động đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp song phương nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản.
|
|
Đồng tình với Bộ trưởng Hà Hùng Cường về việc kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh Giles Lever khẳng định: “Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tình trạng trầm trọng của các hành vi tham nhũng và cũng đã đưa ra chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng, sự có mặt của Phó Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho thấy cam kết của Chính phủ trong phòng chống tham nhũng”. Ông cũng cho rằng: “mặc dù PCTN được Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm, cơ chế pháp luật đã được xây dựng nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả”.
Doanh nghiệp Việt Nam phải kiên quyết nói không với đưa hối lộ
Phát biểu tại Đối thoại, ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho biết, sau Đối thoại PCTN lần thứ 12 (11/2013) với chủ đề “Vai trò của doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong công tác phòng chống tham nhũng, thực trạng và giải pháp”, VCCI đã có nhiều hoạt động cụ thể thúc đẩy vấn đề này. Năm 2014, VCCI đã xây dựng Đề án 12 trình Chính phủ về thúc đấy thực hiện liêm chính trong cộng đồng doanh nghiệp, giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy, một bộ phận doanh nghiệp thường chủ động thực hiện hành vi hối lộ nhằm đạt được những lợi thế không chính đáng trong cạnh tranh trên thương trường hoặc để trốn tránh trách nhiệm pháp lý khi có sai phạm. Do đó phải kiên quyết đấu tranh và phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động kinh doanh.
Về vấn đề liêm chính trong cộng đồng doanh nghiệp, Bà Virginia Foote, Đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của môi trường kinh doanh “trong sạch, minh bạch”. Bà đưa ra các giải pháp ưu tiên, trong đó đặc biệt chú trọng giải pháp “giảm giao dịch tiền mặt”. Bà cho biết, ở Việt Nam chỉ có 3% không dùng tiền mặt trong các giao dịch, mà kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng: “quốc gia nào càng dùng tiền mặt nhiều trong giao dịch thì càng tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển và rửa tiền nở rộ”.
Đại sứ Newzeland cũng ủng hộ nỗ lực của giải pháp giảm thiểu giao dịch tiền mặt, đồng thời đề xuất cần đẩy mạnh giao dịch điện tử giữa Chính phủ với người dân – đây cũng là một giải pháp tích cực trong PCTN.
Phòng chống tham nhũng – quyết tâm chính trị lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam
Phát biểu tại Đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, dưới sự chỉ đạo kiên quyết của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã có nhiều chuyển biến. Nhiều vụ án nghiêm trọng, dư luận quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Phó Thủ tướng cho biết, các quy định về thu hồi tài sản tham nhũng đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác thu hồi tài sản tham nhũng chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đang ở mức thấp. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp ngày càng đồng bộ và quyết liệt, mặc dù công tác PCTN còn nhiều khó khăn và thách thức, song đã thể hiện được quyết tâm chính trị lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Kể từ khi Đối thoại lần thứ nhất năm 2007 đến nay đã có 13 kỳ Đối thoại. Trong khuôn khổ Đối thoại, nhiều chủ đề liên quan đến công tác PCTN đã được thảo luận cởi mở, thẳng thắn. Phó Thủ tướng khẳng định, Đối thoại về PCTN đã tăng cường sự hiểu biết, củng cố lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam, góp phần bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trong đó có nguồn ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam./.