Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92/KL/TW của Bộ Chính trịSáng nay (ngày 11/7), tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về công tác cải cách tư pháp (CCTP), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị, đồng thời, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp cần tiếp tục đề ra các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 92-KL/TW. Cải cách tư pháp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết về CCTP, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW). Qua nhiều năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW đã tạo nên diện mạo mới cho nền tư pháp, tuy nhiên còn một số nội dung trong Nghị quyết chưa thực hiện được, còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Sau khi Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương tiến hành tổng kết toàn diện công tác liên ngành triển khai thực hiện CCTP, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW (gọi tắt là Kết luận 92-KL/TW).Tại Hội nghị, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tất Viễn, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương đã tóm tắt nội dung cơ bản của Kết luận số 92-KL/TW. Theo đó, để tiếp tục triển khai thực hiện công tác CCTP, Kết luận số 92-KL/TW đã xác định nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, đồng thời quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến tổ chức, hoạt động tư pháp. Trên cơ sở đó, Kết luận số 92-KL/TW đã điều chỉnh một số nội dung về quan điểm và nhiệm vụ về CCTP nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW: bổ sung nội dung “kiểm sát” giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữ nguyên hệ thống tổ chức cơ quan điều tra chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương như hiện nay và sắp xếp tinh giản đầu mối trong từng cơ quan; tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; dừng việc thực hiện chủ trương “chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án”, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án như hiện nay, đồng thời, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương trong công tác thi hành án. Đồng tình với Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tất Viễn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho rằng: để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ CCTP, trong thời gian tới cần hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp và luật sư; hoàn thiện chế định bổ trợ tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã có những bài tham luận, cũng như cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra các phương hướng và biện pháp để đẩy mạnh công tác CCTP trong thời gian tới về công tác thi hành án dân sự, hành chính; hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực do Ngành Tư pháp quản lý; xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp; phát triển trợ giúp pháp lý và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu về CCTP trong thời gian tới. Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị đến toàn thể các đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời sớm tổ chức triển khai Kế hoạch 80-KH/BCS của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 04/6/2014 về triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW (gọi tắt là Kế hoạch 80-KH/BCS); Thứ trưởng nhấn mạnh, trong Kế hoạch 80-KH/BCS có nhiều nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, do đó, đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tăng cường phối hợp hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ; đối với nhóm các điều kiện để bảo đảm thực hiện Kết luận số 92-KL/TW và Kế hoạch 80-KH/BCS, Thứ trưởng yêu cầu khẩn trương triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ về tư pháp, Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp.
Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92/KL/TW của Bộ Chính trị
11/07/2014
Sáng nay (ngày 11/7), tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về công tác cải cách tư pháp (CCTP), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị, đồng thời, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp cần tiếp tục đề ra các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 92-KL/TW.
Cải cách tư pháp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết về CCTP, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW). Qua nhiều năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW đã tạo nên diện mạo mới cho nền tư pháp, tuy nhiên còn một số nội dung trong Nghị quyết chưa thực hiện được, còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Sau khi Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương tiến hành tổng kết toàn diện công tác liên ngành triển khai thực hiện CCTP, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW (gọi tắt là Kết luận 92-KL/TW).
|
|
Tại Hội nghị, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tất Viễn, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương đã tóm tắt nội dung cơ bản của Kết luận số 92-KL/TW. Theo đó, để tiếp tục triển khai thực hiện công tác CCTP, Kết luận số 92-KL/TW đã xác định nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, đồng thời quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến tổ chức, hoạt động tư pháp. Trên cơ sở đó, Kết luận số 92-KL/TW đã điều chỉnh một số nội dung về quan điểm và nhiệm vụ về CCTP nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW: bổ sung nội dung “kiểm sát” giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữ nguyên hệ thống tổ chức cơ quan điều tra chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương như hiện nay và sắp xếp tinh giản đầu mối trong từng cơ quan; tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; dừng việc thực hiện chủ trương “chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án”, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án như hiện nay, đồng thời, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương trong công tác thi hành án.
Đồng tình với Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tất Viễn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho rằng: để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ CCTP, trong thời gian tới cần hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp và luật sư; hoàn thiện chế định bổ trợ tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã có những bài tham luận, cũng như cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra các phương hướng và biện pháp để đẩy mạnh công tác CCTP trong thời gian tới về công tác thi hành án dân sự, hành chính; hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực do Ngành Tư pháp quản lý; xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp; phát triển trợ giúp pháp lý và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu về CCTP trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị đến toàn thể các đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời sớm tổ chức triển khai Kế hoạch 80-KH/BCS của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 04/6/2014 về triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW (gọi tắt là Kế hoạch 80-KH/BCS); Thứ trưởng nhấn mạnh, trong Kế hoạch 80-KH/BCS có nhiều nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, do đó, đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tăng cường phối hợp hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ; đối với nhóm các điều kiện để bảo đảm thực hiện Kết luận số 92-KL/TW và Kế hoạch 80-KH/BCS, Thứ trưởng yêu cầu khẩn trương triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ về tư pháp, Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp.