11 năm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam: Khả năng của luật gia chưa được phát huy hết “công suất”Để phát huy vai trò và khả năng của giới luật gia trong sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Chỉ thị mới về việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam. Chuẩn bị cho Chỉ thị này, sáng ngày 14/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 06/2001/CT-TTg (ngày 9/4/2001) của Thủ tướng chính phủ. Đại diện các Bộ, ban, ngành tham dự đều thống nhất đánh giá, sau 11 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 06/2001/CT-TTg, Hội Luật gia Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức tập hợp của giới luật gia, tham gia tích cực, chủ động vào các lĩnh vực công tác quan trọng như xây dựng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thực hiện chính sách đối ngoại nhân dân… từng bước khẳng định được vị thế, vai trò của Hội Luật gia đối với xã hội nói chung và hệ thống chính trị nói riêng.Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, 607.908 buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho 31.493.435 người dân, trong đó có 1.834 đợt tuyên truyền lưu động ở các vùng sâu, vùng xa được các cấp Hội Luật gia tổ chức đã khẳng định kết quả đáng ghi nhận của các cấp Hội Luật gia trong việc tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và giải đáp được nhiều yêu cầu của nhân dân. Đồng thời, các hội viên của Hội Luật gia đã tham gia hòa giải hàng nghìn vụ việc tranh chấp nhỏ về dân sự, đất đai, nhà cửa, hôn nhân gia đình, đấu tranh ngăn chặn kịp thời với những hành vi liên quan đến nghiện hút, mại dâm, trộm cắp, cướp giật, hòa giải 8.851 vụ việc, trong đó có 52.985 vụ hòa giải thành, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự tại cộng đồng dân cư.Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Tâm (Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam), Hội vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của một số Bộ, ngành, đơn vị và địa phương để đóng góp khả năng của đội ngũ luật gia vào thực hiện nhiệm vụ chung. Sự phối hợp giữa Hội với một số cơ quan, ban, ngành ở TƯ và địa phương trong việc thực hiện Chỉ thị 06 nên một số nhiệm vụ triển khai chưa đạt kết quả đồng đều, dẫn đến hạn chế trong việc nâng cao vai trò và hoạt động của Hội thời gian qua.Từ thực tiễn đó, với các kiến nghị của Bộ Tư pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia, các đại biểu cũng cho rằng, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tiếp tục phát huy vai trò của Hội Luật gia trong công tác xây dựng pháp luật, tạo điều kiện cho Hội Luật gia Việt Nam tham gia ngay từ đầu vào việc nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, có các biện pháp cụ thể để các cấp Hội Luật gia tham gia các hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại… Kiện toàn tổ chức các cấp Hội, đổi mới phương thức chỉ đạo, phổi hợp của các cấp chính quyền đối với Hội Luật gia Việt Nam, phát huy vai trò của Hội và các tổ chức hội trong việc tham gia vào các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương./.Hương GiangThứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền: “Qua 11 năm thực hiện Chỉ thị, tổ chức của các cấp Hội Luật gia đã có một bước phát triển mới, nhiều văn bản được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Hội Luật gia. Hội Luật gia Việt Nam đã được công nhận là tổ chức Hội đặc thù, qua đó góp phần tạo điều kiện hỗ trợ về biên chế, kinh phí hoạt động của các cấp Hội…, khẳng định được vị thế, vai trò của Hội Luật gia đối với xã hội nói chung và hệ thống chính trị nói riêng. Mặc dù vậy việc thực hiện Chỉ thị vẫn còn có một số hạn chế, tồn tại nhất định, cần tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới”.
11 năm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam: Khả năng của luật gia chưa được phát huy hết “công suất”
14/12/2012
Để phát huy vai trò và khả năng của giới luật gia trong sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Chỉ thị mới về việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam. Chuẩn bị cho Chỉ thị này, sáng ngày 14/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 06/2001/CT-TTg (ngày 9/4/2001) của Thủ tướng chính phủ.
Đại diện các Bộ, ban, ngành tham dự đều thống nhất đánh giá, sau 11 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 06/2001/CT-TTg, Hội Luật gia Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức tập hợp của giới luật gia, tham gia tích cực, chủ động vào các lĩnh vực công tác quan trọng như xây dựng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thực hiện chính sách đối ngoại nhân dân… từng bước khẳng định được vị thế, vai trò của Hội Luật gia đối với xã hội nói chung và hệ thống chính trị nói riêng.
Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, 607.908 buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho 31.493.435 người dân, trong đó có 1.834 đợt tuyên truyền lưu động ở các vùng sâu, vùng xa được các cấp Hội Luật gia tổ chức đã khẳng định kết quả đáng ghi nhận của các cấp Hội Luật gia trong việc tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và giải đáp được nhiều yêu cầu của nhân dân. Đồng thời, các hội viên của Hội Luật gia đã tham gia hòa giải hàng nghìn vụ việc tranh chấp nhỏ về dân sự, đất đai, nhà cửa, hôn nhân gia đình, đấu tranh ngăn chặn kịp thời với những hành vi liên quan đến nghiện hút, mại dâm, trộm cắp, cướp giật, hòa giải 8.851 vụ việc, trong đó có 52.985 vụ hòa giải thành, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự tại cộng đồng dân cư.
| |
Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Tâm (Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam), Hội vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của một số Bộ, ngành, đơn vị và địa phương để đóng góp khả năng của đội ngũ luật gia vào thực hiện nhiệm vụ chung. Sự phối hợp giữa Hội với một số cơ quan, ban, ngành ở TƯ và địa phương trong việc thực hiện Chỉ thị 06 nên một số nhiệm vụ triển khai chưa đạt kết quả đồng đều, dẫn đến hạn chế trong việc nâng cao vai trò và hoạt động của Hội thời gian qua.
| |
Từ thực tiễn đó, với các kiến nghị của Bộ Tư pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia, các đại biểu cũng cho rằng, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tiếp tục phát huy vai trò của Hội Luật gia trong công tác xây dựng pháp luật, tạo điều kiện cho Hội Luật gia Việt Nam tham gia ngay từ đầu vào việc nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, có các biện pháp cụ thể để các cấp Hội Luật gia tham gia các hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại… Kiện toàn tổ chức các cấp Hội, đổi mới phương thức chỉ đạo, phổi hợp của các cấp chính quyền đối với Hội Luật gia Việt Nam, phát huy vai trò của Hội và các tổ chức hội trong việc tham gia vào các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương./.
Hương Giang
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền: “Qua 11 năm thực hiện Chỉ thị, tổ chức của các cấp Hội Luật gia đã có một bước phát triển mới, nhiều văn bản được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Hội Luật gia. Hội Luật gia Việt Nam đã được công nhận là tổ chức Hội đặc thù, qua đó góp phần tạo điều kiện hỗ trợ về biên chế, kinh phí hoạt động của các cấp Hội…, khẳng định được vị thế, vai trò của Hội Luật gia đối với xã hội nói chung và hệ thống chính trị nói riêng. Mặc dù vậy việc thực hiện Chỉ thị vẫn còn có một số hạn chế, tồn tại nhất định, cần tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới”. |
Huệ Hương