Dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án ân sự Bình Phước đã có nhiều cố gắng nổ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Về tư pháp, các hoạt động như phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện có hiệu quả. Đến nay 100% xã phường trên địa bàn đã có tủ sách pháp luật. Toàn tỉnh có 301 câu lạc bộ pháp luật, được sở Tư pháp cung cấp tài liệu đầy đủ và hoạt động rất tốt. Việc triển khai “Ngày pháp luật” tại các sở, ban, ngành, đoàn thể được thực hiện đồng loạt và thu hút 100 công chức, viên chức và người lao động tham gia.
Công tác trợ giúp pháp lý cũng được phát huy mạnh mẽ, trong 5 năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã thực hện 215 đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; tư vấn pháp luật miễn phí cho trên 6.000 người; in ấn và phát miễn phí 61.000 tờ gấp pháp luật với nội dung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, hôn nhân gia đình…, trong đó có hơn 6.000 tờ được dịch sang tiếng dân tộc Stiêng.
Công tác xây dựng, kiểm tra rà soát văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được tiến hành thường xuyên, có chất lượng, qua đó đã loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực theo thẩm quyền, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn. Công tác tham mưu cho UBND các cấp được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, giúp hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND đạt hiệu quả cao. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý đạt kết quả đáng khích lệ. Công tác hành chính, bổ trợ tư pháp tiếp tục được quan tâm thực hiện…
Bên cạnh những kết quả đạt được, tư pháp Bình Phước vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại như đội ngũ cán bộ còn thiếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc triển khai Luật lý lịch Tư pháp còn chậm…
Phát biểu kết luận về công tác tư pháp, Thứ trưởng Phạm Quý Tỵ đánh giá cao công tác hoạt động tư pháp của Bình Phước: là tỉnh mới thành lập, trình độ dân trí chưa cao, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn…, do đó việc quản lý gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên, về cơ bản, trong thời gian qua, tư Pháp Bình Phước đã hoàn thành tiến độ nhiều nội dung công việc.
Đồng Chí Thứ trưởng đặc lưu ý với ngành tư pháp Bình Phước về công tác lý lịch tư pháp. Đây là lĩnh vực mới nên cần cố gắng để nhập giữ liệu, trong khi hiện Bình Phước mới chỉ nhập được 100 hồ sơ lý lịch tư pháp trong số 2.000 hồ sơ. Do đó, cần tập trung chỉ đạo, coi đây là “điểm nóng” để nhập dữ liệu lý lịch tư pháp nhanh kịp thời theo quy định của pháp luật.
Đối với công tác thi hành án, Bình Phước đã có những bước tiến mới: trong các tháng đầu năm đã thi hành xong 4600 việc với số tiền trên 62 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 62,5% về việc và 30% về tiền trên số có điều kiện thi hành. Tuy nhiên lượng án tồn đọng vẫn chưa giảm mạnh vì lượng án các cơ quan thi hành án dân sự phải thụ lý, giải quyết luôn tăng theo từng năm, trong đó án hình sự không có điều kiện thi hành vẫn chiếm số lượng lớn. Nhiều vụ việc dân sự như vỡ nợ, hụi… có giá trị thi hành lớn, phức tạp mới phát sinh, liên quan đến nhiều đương sự nhưng đa số không có điều kiện thi hành. Thậm chí có nhiều vụ có tài sản nhưng không thể nào bán được, nhất là liên quan tới bất động sản, có trường hợp hạ giá 8 lần vẫn chưa bán được.
Phát biểu với Cục Thi hành án dân sự Bình Phước, Thứ trưởng nhấn mạnh: Cần phải thi hành các bản án một cách nhanh chóng, cẩn thận, chính xác nhằm giảm lượng án tồn đọng, không thi hành được cũng như tránh tình trạng khiếu nại, tố cáo trong thi hành án trên địa bàn…
Trước đó, trong 2 ngày (23 và 24/7), Thứ trưởng và đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã làm việc với Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự và Tỉnh Ủy tỉnh Đắk Nông về các vấn đề liên quan.
Ngọc Quý