Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn cho thế hệ phóng viên trẻ báo Pháp luật Việt Nam“Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”.
Hai câu thơ trong bài “Đò lên Thạch Hãn” của nhà báo Lê Bá Dương cứ vang vọng mãi trong tôi suốt hành trình tìm về Miền Trung. Đó không chỉ là nỗi niềm riêng tư mà là hành trình suốt 11 năm qua mà báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đang gieo “hạt mầm” xanh cho thế hệ phóng viên trẻ thấu hiểu được sự hy sinh của thế hệ cha, anh vì sự độc lập, thống nhất của tổ quốc.Bản hùng ca Thành cổ
Đã 11 năm trôi qua, Báo PLVN vẫn miệt mài trên con đường tri ân các anh hùng, liệt sĩ trên hành trình tìm về những địa danh linh thiêng: Thành cổ Quảng Trị, ghé qua Nghĩa trang Đường 9, Nghĩa trang Trường Sơn, Ngã ba Đồng Lộc…để thắp nén nhang tưởng nhớ những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì sự trọn vẹn của non sông, giữ sự độc lập, tự do cho tổ quốc.
Phát biểu nội dung trọng tâm trong hành trình tri ân lần thứ 11, Tiến sĩ Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Đây là chuyến đi thường niên của PLVN trong suốt 11 năm qua và những năm sắp tới. Tuy nhiên, lần này có sự đặc biệt, đây sẽ là chuyến đi bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ đang là phóng viên của Báo PLVN. Qua hành trình này, PLVN mong muốn thế hệ phóng viên trẻ thấu hiểu hơn về cuộc chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc, thấu hiểu những mất mát và hy sinh của thế hệ cha, anh để gìn giữ sự trọn vẹn của non sông. Từ đó, nhận thức chính trị vững vàng, bồi dưỡng tâm hồn để có trách nhiệm, có lý tưởng sống cao đẹp”.
Sau một ngày dài trên chuyến xe về miền trung, chúng tôi đến được “địa chỉ đỏ” hơn 40 năm trước. Thành cổ Quảng Trị - nơi mùa hè đỏ lửa với 81 ngày đêm giao tranh giữa quân giải phóng và lực lượng ngoại xâm Mỹ - Ngụy trên đã viết nên những trang sử hào hùng, những khúc ca bi tráng về những người anh hùng dân tộc.
Chuyến đi dài hàng trăm cây số, tưởng chừng như ai cũng mệt mỏi. Vậy mà khi xe vừa dừng bánh tại cổng Thành cổ, nơi an nghỉ của hàng nghìn chiến sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, mọi sự mệt nhọc trong các đồng chí thành viên đoàn dường như đã tan biến. Mọi người nhanh chóng xuống xe, chỉnh đốn trang phục hòa mình cùng các dòng người đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc cùng đến thắp hương, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Các thành viên trong đoàn công tác, cũng những người mới lần đầu đến thăm, thắp hương tri ân anh hùng, liệt sỹ tại Thành cổ Quảng Trị, nhưng cũng có người đã đến thành cổ nhiều lần. Nhưng khi đứng trên mảnh đất lịch sử, tất cả đều chung một cảm xúc linh thiêng.
Ngay phía ngoài cổng vào Đài tưởng niệm, một phiến đá to lớn khắc những lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân đến từ Hà Nội trong dịp về thăm lại chiến trường xưa, rằng:
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây…”.
Chỉ từng ấy câu chữ nhưng ai ngang qua cũng rưng rưng tình cảm của những người lính vào sinh ra tử dành tình cảm son sắc, thiêng liêng cho những người đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất hào hùng này.
Một nữ phóng viên trẻ trong đoàn trầm ngâm trước bài thơ, ánh mắt chợt buồn, đâu đó trên khóe mi cô gái trẻ ấy ngân ngấn những giọt lệ...cứ trực chờ trào dâng nỗi niềm thương xót. Tiếng sụt sịt, nghẹn ngào rồi nức nở không thành tiếng bắt đầu lan truyền đến các thành viên trong đoàn…Không ai nói với ai, lặng lẽ đưa tay chấm những giọt nước mắt lăn vội trên gò má, mắt đỏ hoe…
Khác với nghĩa trang khác, Thành cổ Quảng Trị chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một nấm mồ chung là “Đài tưởng niệm”, được mô hình hóa của ngôi mộ tập thể đó.
Theo những người canh giấc ngủ cho những tử sĩ thành cổ, thân thể của các chiến sĩ đã hòa mình vào đất, không có nấm mồ riêng. Bởi, nơi đây, mảnh đất của 46 năm về trước là một chiến trường khốc liệt đầy máu và lửa. Bằng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường của quân và dân ta chống trả những đợt phản kích tái chiếm của địch trong suốt 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9/1972 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày, địch huy động từ 150 -170 lượt máy bay phản lực, từ 70 - 90 lượt máy bay B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 km2, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo. Do vậy, toàn bộ thị xã và Thành cổ Quảng Trị đã bị san phẳng hoàn toàn và sự sống đã bị huỷ diệt.
Những ngôi mộ không tên
Rời Thành cổ, chúng tôi xuôi về nghĩa trang Đường 9 – nơi yên nghỉ của hơn 10.000 liệt sỹ, là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong… hy sinh trên mặt trận Đường 9 và đất bạn Lào, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong không gian vắng vẻ của trưa hè, chúng tôi lặng lẽ thắp những nén nhang tưởng nhớ đến những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc. Nhìn những hàng mộ trắng thẳng đều tăm tắp, nổi bật giữa nền trời xanh thẳm, giữa màu xanh của rừng thông bạt ngàn, ai nấy đều không giấu được sự xúc động. Những hàng mộ trắng ấy một lần nữa nhắc nhở chúng tôi, rằng Tổ quốc Việt Nam có được như ngày hôm nay, chúng tôi có ngày hôm nay, là bởi có biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất này.
Điều khiến những người trẻ như chúng tôi không khỏi xót xa khi bước vào nghĩa trang Đường 9, đó là hàng nghìn ngôi mộ không tên, không tuổi. Những người quản trang ở đây kể rằng, hơn 10.000 ngôi mộ nhưng gần một nửa là chưa biết tên. Đó là nỗi đau của hàng ngàn thân nhân khi cầm những nén hương nhưng biết tìm đâu chồng, cha, con em mình giữa điệp trùng mộ chí. Là sự xót xa khi chứng kiến những người mẹ, người vợ, người chị bỏ ra hàng chục năm trời đi tìm các anh để rồi trở về Đường 9 phủ phục trước một ngôi mộ vô danh, òa khóc…
Nghĩa trang liệt sĩ Việt – Lào (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) là nghĩa trang lớn nhất quy tập các mộ liệt sĩ của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam từng tham gia chiến đấu và hy sinh tại Lào. Đây cũng là nghĩa trang duy nhất của Việt Nam mang tên hai quốc gia, hai dân tộc. Nghĩa trang được xây dựng từ năm 1976. Đến nay, đã tiếp nhận và chăm sóc gần 11.000 hài cốt các liệt sĩ hi sinh trên chiến trường nước bạn Lào về đây an nghỉ.
Trong đó có khoảng 6.900 phần mộ chưa rõ tên và quê, 570 mộ có tên, nhưng chưa rõ quê. Đặc biệt, một trong những liệt sĩ chưa biết tên đang nằm tại Nghĩa trang này chính là anh trai của đồng chí Đặng Ngọc Luyến, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo PLVN. Đó là liệt sĩ Đặng Đình Cung, hy sinh năm 1972 khi mới tròn 19 tuổi, trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào. Sau giải phóng, liệt sĩ Cung được quy tập tại Nghĩa trang Việt - Lào. Nhưng trong quá trình quy tập, các liệt sĩ bị mất thông tin, không rõ tên.
Và ai đó cũng đã từng nói với tôi rằng, dẫu chưa tìm được danh tính, nhưng các anh vẫn được yên nghỉ trong sự tri ân của đồng bào. Không tên, không tuổi, không quê quán, người ta gọi chung các anh là những anh hùng…
Những người đồng hương nằm lại xứ Quảng
Từ nghĩa trang đường 9 cho đến nghĩa trang Trường Sơn…dù đi đến đâu trên dải đất Miền Trung, chúng tôi cũng gặp những người đồng hương Thanh Hóa ra đi năm ấy không trở về… Gặp các anh - những người đồng hương nằm lại miền cát trắng khi chưa đầy đôi mươi, bỏ lại cuộc đời, bỏ lại quê hương khiến chúng tôi không thể kiềm nén cảm xúc. Mọi thứ vỡ òa khi gặp đồng hương nhưng không tay bắt, mặt mừng mà chỉ thắp nén nhang thơm để tưởng nhớ
Nếu như ở Nghĩa trang Đường 9 khu mộ Thanh Hóa chỉ vài trăm ngôi mộ còn sót lại, thì ở nghĩa trang Trường Sơn, khu mộ liệt sĩ của những chiến sĩ quê ở Thanh Hóa là một dặng dài hàng nghìn mét vuông. Hơn 1.000 ngôi mộ với những tấm bia đơn sơ, ghi khắc năm sinh, năm mất, quê quán…Nào quê Quảng Xương, nào Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Đông Sơn…dường như 27 huyện, thị xã của tỉnh Thanh Hóa đều nằm ở đây. Những ngôi mộ nhỏ, gọn gàng nằm san sát nhau như lúc lâm trận luôn sát cánh, kề vai.
Trần Văn Bình - cậu phóng viên trẻ lần đầu tiên đến nghĩa trang Trường Sơn nghẹn ngào nói với tôi rằng: “Ở đây quê mình nhiều quá anh ạ! Em chưa bao giờ bắt gặp cảnh tượng nào bi tráng đến như thế. Đến đây mới biết thế hệ cha, chú mình đã ngã xuống, hy sinh nhiều như thế nào…”.
Thắp nén nhang tưởng nhớ, đứng trước tấm bia đá ghi khắc hàng nghìn liệt sĩ, nhẩm đếm tuổi các anh chị chỉ mười tám, đôi mươi, nhiều người chưa có người yêu, có người chưa biết đến nụ hôn đầu. Đó là những anh bộ đội cụ hồ, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân và bạn bè lên đường ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Nhiều người đã không quay về mà mãi mãi yên giấc ngàn thu trên mảnh đất Miền Trung anh hùng.
Tháng 7 Miền Trung đọng lại với bao cảm xúc của đoàn báo PLVN. Những việc làm mang đầy tính nhân văn, những chia sẻ khó khăn với nhiều người là kim chỉ nam trong những hoạt động mà báo PLVN luôn đề cao. Với đội ngũ cán bộ, phóng viên trẻ, về với dải đất Miền Trung đã tiếp thêm động lực để hoàn thiện bản thân, có những trải nghiệm mới nhằm tăng thêm hiểu biết, là hành trang cần thiết trong hoạt động “bồi đắp những tâm hồn” mà Báo PLVN đã duy trì 11 năm qua.Văn Hùng (Đoàn viên Chi đoàn Báo Pháp luật Việt Nam)
Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn cho thế hệ phóng viên trẻ báo Pháp luật Việt Nam
16/07/2018
“Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”.
Hai câu thơ trong bài “Đò lên Thạch Hãn” của nhà báo Lê Bá Dương cứ vang vọng mãi trong tôi suốt hành trình tìm về Miền Trung. Đó không chỉ là nỗi niềm riêng tư mà là hành trình suốt 11 năm qua mà báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đang gieo “hạt mầm” xanh cho thế hệ phóng viên trẻ thấu hiểu được sự hy sinh của thế hệ cha, anh vì sự độc lập, thống nhất của tổ quốc.
Bản hùng ca Thành cổ
Đã 11 năm trôi qua, Báo PLVN vẫn miệt mài trên con đường tri ân các anh hùng, liệt sĩ trên hành trình tìm về những địa danh linh thiêng: Thành cổ Quảng Trị, ghé qua Nghĩa trang Đường 9, Nghĩa trang Trường Sơn, Ngã ba Đồng Lộc…để thắp nén nhang tưởng nhớ những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì sự trọn vẹn của non sông, giữ sự độc lập, tự do cho tổ quốc.
Phát biểu nội dung trọng tâm trong hành trình tri ân lần thứ 11, Tiến sĩ Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Đây là chuyến đi thường niên của PLVN trong suốt 11 năm qua và những năm sắp tới. Tuy nhiên, lần này có sự đặc biệt, đây sẽ là chuyến đi bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ đang là phóng viên của Báo PLVN. Qua hành trình này, PLVN mong muốn thế hệ phóng viên trẻ thấu hiểu hơn về cuộc chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc, thấu hiểu những mất mát và hy sinh của thế hệ cha, anh để gìn giữ sự trọn vẹn của non sông. Từ đó, nhận thức chính trị vững vàng, bồi dưỡng tâm hồn để có trách nhiệm, có lý tưởng sống cao đẹp”.
Sau một ngày dài trên chuyến xe về miền trung, chúng tôi đến được “địa chỉ đỏ” hơn 40 năm trước. Thành cổ Quảng Trị - nơi mùa hè đỏ lửa với 81 ngày đêm giao tranh giữa quân giải phóng và lực lượng ngoại xâm Mỹ - Ngụy trên đã viết nên những trang sử hào hùng, những khúc ca bi tráng về những người anh hùng dân tộc.
Chuyến đi dài hàng trăm cây số, tưởng chừng như ai cũng mệt mỏi. Vậy mà khi xe vừa dừng bánh tại cổng Thành cổ, nơi an nghỉ của hàng nghìn chiến sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, mọi sự mệt nhọc trong các đồng chí thành viên đoàn dường như đã tan biến. Mọi người nhanh chóng xuống xe, chỉnh đốn trang phục hòa mình cùng các dòng người đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc cùng đến thắp hương, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Các thành viên trong đoàn công tác, cũng những người mới lần đầu đến thăm, thắp hương tri ân anh hùng, liệt sỹ tại Thành cổ Quảng Trị, nhưng cũng có người đã đến thành cổ nhiều lần. Nhưng khi đứng trên mảnh đất lịch sử, tất cả đều chung một cảm xúc linh thiêng.
Ngay phía ngoài cổng vào Đài tưởng niệm, một phiến đá to lớn khắc những lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân đến từ Hà Nội trong dịp về thăm lại chiến trường xưa, rằng:
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây…”.
Chỉ từng ấy câu chữ nhưng ai ngang qua cũng rưng rưng tình cảm của những người lính vào sinh ra tử dành tình cảm son sắc, thiêng liêng cho những người đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất hào hùng này.
Một nữ phóng viên trẻ trong đoàn trầm ngâm trước bài thơ, ánh mắt chợt buồn, đâu đó trên khóe mi cô gái trẻ ấy ngân ngấn những giọt lệ...cứ trực chờ trào dâng nỗi niềm thương xót. Tiếng sụt sịt, nghẹn ngào rồi nức nở không thành tiếng bắt đầu lan truyền đến các thành viên trong đoàn…Không ai nói với ai, lặng lẽ đưa tay chấm những giọt nước mắt lăn vội trên gò má, mắt đỏ hoe…
Khác với nghĩa trang khác, Thành cổ Quảng Trị chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một nấm mồ chung là “Đài tưởng niệm”, được mô hình hóa của ngôi mộ tập thể đó.
Theo những người canh giấc ngủ cho những tử sĩ thành cổ, thân thể của các chiến sĩ đã hòa mình vào đất, không có nấm mồ riêng. Bởi, nơi đây, mảnh đất của 46 năm về trước là một chiến trường khốc liệt đầy máu và lửa. Bằng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường của quân và dân ta chống trả những đợt phản kích tái chiếm của địch trong suốt 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9/1972 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày, địch huy động từ 150 -170 lượt máy bay phản lực, từ 70 - 90 lượt máy bay B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 km2, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo. Do vậy, toàn bộ thị xã và Thành cổ Quảng Trị đã bị san phẳng hoàn toàn và sự sống đã bị huỷ diệt.
Những ngôi mộ không tên
Rời Thành cổ, chúng tôi xuôi về nghĩa trang Đường 9 – nơi yên nghỉ của hơn 10.000 liệt sỹ, là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong… hy sinh trên mặt trận Đường 9 và đất bạn Lào, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong không gian vắng vẻ của trưa hè, chúng tôi lặng lẽ thắp những nén nhang tưởng nhớ đến những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc. Nhìn những hàng mộ trắng thẳng đều tăm tắp, nổi bật giữa nền trời xanh thẳm, giữa màu xanh của rừng thông bạt ngàn, ai nấy đều không giấu được sự xúc động. Những hàng mộ trắng ấy một lần nữa nhắc nhở chúng tôi, rằng Tổ quốc Việt Nam có được như ngày hôm nay, chúng tôi có ngày hôm nay, là bởi có biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất này.
Điều khiến những người trẻ như chúng tôi không khỏi xót xa khi bước vào nghĩa trang Đường 9, đó là hàng nghìn ngôi mộ không tên, không tuổi. Những người quản trang ở đây kể rằng, hơn 10.000 ngôi mộ nhưng gần một nửa là chưa biết tên. Đó là nỗi đau của hàng ngàn thân nhân khi cầm những nén hương nhưng biết tìm đâu chồng, cha, con em mình giữa điệp trùng mộ chí. Là sự xót xa khi chứng kiến những người mẹ, người vợ, người chị bỏ ra hàng chục năm trời đi tìm các anh để rồi trở về Đường 9 phủ phục trước một ngôi mộ vô danh, òa khóc…
Nghĩa trang liệt sĩ Việt – Lào (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) là nghĩa trang lớn nhất quy tập các mộ liệt sĩ của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam từng tham gia chiến đấu và hy sinh tại Lào. Đây cũng là nghĩa trang duy nhất của Việt Nam mang tên hai quốc gia, hai dân tộc. Nghĩa trang được xây dựng từ năm 1976. Đến nay, đã tiếp nhận và chăm sóc gần 11.000 hài cốt các liệt sĩ hi sinh trên chiến trường nước bạn Lào về đây an nghỉ.
Trong đó có khoảng 6.900 phần mộ chưa rõ tên và quê, 570 mộ có tên, nhưng chưa rõ quê. Đặc biệt, một trong những liệt sĩ chưa biết tên đang nằm tại Nghĩa trang này chính là anh trai của đồng chí Đặng Ngọc Luyến, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo PLVN. Đó là liệt sĩ Đặng Đình Cung, hy sinh năm 1972 khi mới tròn 19 tuổi, trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào. Sau giải phóng, liệt sĩ Cung được quy tập tại Nghĩa trang Việt - Lào. Nhưng trong quá trình quy tập, các liệt sĩ bị mất thông tin, không rõ tên.
Và ai đó cũng đã từng nói với tôi rằng, dẫu chưa tìm được danh tính, nhưng các anh vẫn được yên nghỉ trong sự tri ân của đồng bào. Không tên, không tuổi, không quê quán, người ta gọi chung các anh là những anh hùng…
Những người đồng hương nằm lại xứ Quảng
Từ nghĩa trang đường 9 cho đến nghĩa trang Trường Sơn…dù đi đến đâu trên dải đất Miền Trung, chúng tôi cũng gặp những người đồng hương Thanh Hóa ra đi năm ấy không trở về… Gặp các anh - những người đồng hương nằm lại miền cát trắng khi chưa đầy đôi mươi, bỏ lại cuộc đời, bỏ lại quê hương khiến chúng tôi không thể kiềm nén cảm xúc. Mọi thứ vỡ òa khi gặp đồng hương nhưng không tay bắt, mặt mừng mà chỉ thắp nén nhang thơm để tưởng nhớ
Nếu như ở Nghĩa trang Đường 9 khu mộ Thanh Hóa chỉ vài trăm ngôi mộ còn sót lại, thì ở nghĩa trang Trường Sơn, khu mộ liệt sĩ của những chiến sĩ quê ở Thanh Hóa là một dặng dài hàng nghìn mét vuông. Hơn 1.000 ngôi mộ với những tấm bia đơn sơ, ghi khắc năm sinh, năm mất, quê quán…Nào quê Quảng Xương, nào Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Đông Sơn…dường như 27 huyện, thị xã của tỉnh Thanh Hóa đều nằm ở đây. Những ngôi mộ nhỏ, gọn gàng nằm san sát nhau như lúc lâm trận luôn sát cánh, kề vai.
Trần Văn Bình - cậu phóng viên trẻ lần đầu tiên đến nghĩa trang Trường Sơn nghẹn ngào nói với tôi rằng: “Ở đây quê mình nhiều quá anh ạ! Em chưa bao giờ bắt gặp cảnh tượng nào bi tráng đến như thế. Đến đây mới biết thế hệ cha, chú mình đã ngã xuống, hy sinh nhiều như thế nào…”.
Thắp nén nhang tưởng nhớ, đứng trước tấm bia đá ghi khắc hàng nghìn liệt sĩ, nhẩm đếm tuổi các anh chị chỉ mười tám, đôi mươi, nhiều người chưa có người yêu, có người chưa biết đến nụ hôn đầu. Đó là những anh bộ đội cụ hồ, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân và bạn bè lên đường ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Nhiều người đã không quay về mà mãi mãi yên giấc ngàn thu trên mảnh đất Miền Trung anh hùng.
Tháng 7 Miền Trung đọng lại với bao cảm xúc của đoàn báo PLVN. Những việc làm mang đầy tính nhân văn, những chia sẻ khó khăn với nhiều người là kim chỉ nam trong những hoạt động mà báo PLVN luôn đề cao. Với đội ngũ cán bộ, phóng viên trẻ, về với dải đất Miền Trung đã tiếp thêm động lực để hoàn thiện bản thân, có những trải nghiệm mới nhằm tăng thêm hiểu biết, là hành trang cần thiết trong hoạt động “bồi đắp những tâm hồn” mà Báo PLVN đã duy trì 11 năm qua.
Văn Hùng (Đoàn viên Chi đoàn Báo Pháp luật Việt Nam)