Tăng cường năng lực cho đội ngũ tập huấn viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tập huấn...
22/08/2022
Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột xã hội có từ lâu đời, mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, được Nhà nước thừa nhận, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Đến nay, hầu hết các thôn, tổ dân phố đều có tổ hòa giải ở cơ sở (tính đến hết tháng 12/2021, cả nước có 87.964 tổ hòa giải với 551.328 hòa giải viên). Tỷ lệ hòa giải thành trung bình các năm trên cả nước đều đạt trên 80%. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế như chất lượng, hiệu quả hòa giải chưa cao, không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống;...
Đồng Nai: Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý, đánh giá...
20/08/2022
Để tiếp tục phát huy, duy trì bền vững kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đồng thời triển khai việc đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo các quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP và Quyết định số 1723/QĐ-BTP, sáng ngày 18/8/2022, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu, thực hiện nhiệm vụ này ở các cấp (cán bộ, công chức một số sở ban ngành; Phòng Tư pháp và thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của các đơn vị cấp huyện; công chức tư pháp – hộ tịch của các đơn vị cấp xã).
Khảo sát về phương pháp cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại tỉnh Đồng Nai
19/08/2022
Nhằm thực hiện hoạt động “Nghiên cứu phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” theo Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE), ngày 17/8/2022, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp do TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng làm trưởng đoàn và các chuyên gia của dự án (PGS.TS Vũ Thu Hạnh - Viện trưởng Viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN, Hội Luật gia Việt Nam và TS. Nguyễn Thị Dung - Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội) đã phối hợp với UNDP tổ chức Tọa đàm khảo sát về phương pháp, cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tập huấn bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình HGOCS cho tập huấn viên cấp tỉnh KV miền núi phía Bắc
18/08/2022
Việt Nam là quốc gia có khung pháp luật và chính sách khá toàn diện về thúc đẩy bình đẳng giới. Nguyên tắc bình đẳng giới được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật và chính sách của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở là “bảo đảm bình đẳng giới”. Thực hiện nguyên tắc này, các tổ hòa giải ở cơ sở không chỉ có tối thiểu 01 hòa giải viên nữ mà còn yêu cầu hòa giải viên phải có kiến thức về giới, bình đẳng giới và biết thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác HTPLCDN giai đoạn 2021-2030”
16/08/2022
Ngày 11-12/8/2022, Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025) đã tổ chức Hội thảo và khảo sát lấy ý kiến các sở ban, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp, Đoàn Luật sư, các Luật sư và doanh nghiệp với hình thức trực tiếp (tại Quảng Ninh) và trực tuyến (các tỉnh, thành tham gia trực tuyến gồm: Hải Phòng, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…) về dự thảo Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trình Thủ tướng Chính phủ năm 2022.
Khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức mô hình chính quyền đô thị, cơ chế thu hút nhân tài, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ chế liên kết và phát triển vùng của Thành phố Hồ Chí Minh
11/08/2022
Để tiếp tục Chương trình làm việc của Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện phục vụ việc nghiên cứu xây dựng Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô, chiều ngày 09/8/2022, Đoàn khảo sát do ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đồng Trưởng đoàn đã làm việc tại Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia Đoàn khảo sát là đại diện Lãnh đạo các Bộ, Sở thuộc thành phố Hà Nội, các chuyên gia xây dựng Luật Thủ đô.
Khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức mô hình chính quyền thành phố trong thành phố...
10/08/2022
Để tiếp tục thực hiện Kế hoạch xây dựng Đề nghị Luật Thủ đô, sáng ngày 09/8/2022, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh do ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đồng Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn khảo sát là đại diện Lãnh đạo các Bộ, Sở thuộc thành phố Hà Nội, các chuyên gia xây dựng Luật Thủ đô.
Niên giám thống kê ngành Tư pháp lần đầu tiên được xuất bản
10/08/2022
Thực hiện Quyết định số 2645/QĐ-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án Biên soạn Niên giám thống kê ngành Tư pháp hằng năm, năm 2021 Cục Kế hoạch - Tài chính đã chủ trì giúp Bộ Tư pháp biên soạn và xuất bản cuốn Niên giám thống kê ngành Tư pháp năm 2020. Đây là cuốn Niên giám thống kê đầu tiên của Ngành kể từ ngày thành lập. Niên giám thống kê ngành Tư pháp năm 2020 gồm những số liệu thống kê cơ bản, phản ánh khái quát tình hình hoạt động và những đóng góp của ngành Tư pháp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong năm và giai đoạn.
Thực hiện kiểm tra công tác ĐKBPBĐ QSD đất, tài sản gắn liền với đất tại Ninh Bình và Hà Nam
08/08/2022
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2022 tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, thành phố Cần Thơ và Cà Mau (ban hành kèm theo Quyết định số 1281/QĐ-BTP ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); Quyết định số 1488/QĐ-BTP ngày 06/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Hà Nam và tỉnh Ninh Bình, từ ngày 03 đến ngày 05 tháng 8 năm 2022, Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp do đồng chí Phạm Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hà Nam.