Tập huấn thử nghiệm Tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong xây dựng VBQPPL, PBGDPL
14/09/2021
Thực hiện Chương trình công tác của Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ (VSTBPN) ngành Tư pháp, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, trong khuôn khổ dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại tại Việt Nam (EUJULE) năm 2021, chiều nay (14/9), Ban VSTBPN ngành Tư pháp tổ chức Tập huấn thử nghiệm “Tài liệu hướng dẫn lồng ghép vấn đề giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho các cơ quan địa phương”. Đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Q.Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Trưởng ban VSTBPN ngành Tư pháp chủ trì Hội nghị.
Hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chuyển giao quyền đòi nợ tại Việt Nam
08/09/2021
Sáng ngày 08/9, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp (Cục Đăng ký) đã phối hợp với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức Hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chuyển giao quyền đòi nợ tại Việt Nam. Hội thảo do ông Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký, ông Qamar Saleem, Giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Bộ phận Tư vấn các Định chế Tài chính, Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và các chuyên gia của Tổ chức Tài chính quốc tế IFC đồng chủ trì với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đến từ các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp như Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Hợp tác quốc tế…; đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,…; đại diện các tổ chức tín dụng, công ty cho thuê tài chính; đại diện Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Singapore
07/09/2021
Công ước Singapore hay Công ước Singapore về hoà giải có tên đầy đủ là Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 20/12/2018, có hiệu lực từ ngày 12/9/2020 với 54 quốc gia đã ký và 7 quốc gia thành viên[1] gồm: Belarus, Ecuador, Fiji, Singapore, Qatar, Saudi Arabia và mới đây nhất là Honduras. Sau khi Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu, đánh giá các nội dung của Công ước và khả năng ký kết, gia nhập của Việt Nam[2]. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều hoạt động khác nhau, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước.
Chi cục THADS TP. Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu
06/09/2021
Trên địa bàn TP. Thái Nguyên hiện nay có 30 tổ chức tín dụng, trước bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế, thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng lên. Trước tình hình đó, số vụ việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng tăng nhanh, số tiền phải thi hành án lớn, tạo ra áp lực cho cơ quan THADS và Chấp hành viên.
24 năm phát triển trợ giúp pháp lý, phù hợp với từng nhóm đối tượng
06/09/2021
24 năm thành lập (6/9/1997 - 6/9/2020) hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công cuộc cải cách tư pháp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yếu thế. Nhân dịp này, phóng viên đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Cù Thu Anh.
20 trợ giúp viên pháp lý và 10 luật sư nhiều vụ thành công nhất
02/09/2021
Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong đời sống xã hội, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm nguyên tắc và nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử, từng bước tạo được uy tín và niềm tin của người dân vào tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Nghiệm thu cấp cơ sở Đề án khoa học cấp Bộ
01/09/2021
Sáng ngày 30/8/2021, Học viện Tư pháp đã tổ chức họp trực tuyến nghiệm thu cấp cơ sở Đề án khoa học cấp Bộ “Bồi dưỡng cán bộ tư pháp địa phương bằng phương pháp trực tuyến”. Đề án do TS. Trương Thế Côn – Phó giám đốc Học viện Tư pháp làm chủ nhiệm.
Tập huấn kỹ năng và phương pháp giảng dạy chương trình đào tạo nghề công chứng
31/08/2021
Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2021 của Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp Quốc gia Lào, ngày 30/8, Học viện Tư pháp Việt Nam phối hợp với Học viện Tư pháp Quốc gia Lào tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng và phương pháp giảng dạy chương trình đào tạo nghề công chứng trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp Quốc gia Lào. Lớp tập huấn được tổ chức theo phương thức trực tuyến giữa điểm cầu Hà Nội và Viêng Chăn.