Bộ Tư pháp – UBND tỉnh Đắk Lắk: Ký kết chương trình phối hợp xây dựng trường Trung cấp Luật Buôn Ma ThuộtHôm qua (ngày 17/8) Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, Nguyễn Thúy Hiền, dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc và ký kết “Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột”.Ông Trần Văn Quảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp cho biết, việc thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột khẳng định quyết tâm của Bộ Tư pháp trong đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói chung. Điều đáng mừng là đề án được nhiều Bộ, ngành, các cơ quan hữu quan của các tỉnh khu vực Tây Nguyên đồng tình ủng hộ, đặc biệt là Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, hiện khu vực Tây Nguyên chưa có một cơ sở đào tạo luật nào, trong khi nhiệm vụ đào tạo, phát triển và tạo nguồn cán bộ tư pháp - hộ tịch tại chỗ, đặc biệt là cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ trung cấp luật là rất cần thiết. Thứ trưởng khẳng định việc ký kết “Chương trình phối hợp” có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với các địa phương mà cả đối với Bộ Tư pháp. Trước những bước đi ban đầu tốt đẹp trong công tác phối hợp, Thứ trưởng bày tỏ sự biết ơn sự phối hợp tích cực của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh, đặc biệt là Sở Tư pháp. Sau Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, dự kiến, đến năm 2020 Bộ Tư pháp sẽ thành lập thêm 4 trường Trung cấp Luật trong phạm vi cả nước tại 4 khu vực là Đông Bắc, Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc, chủ yếu nhằm đào tạo nguồn cán bộ tư pháp cấp cơ sở cho các địa phương. TS. Hoàng Ngọc Thỉnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, kiêm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuật bộc bạch trong buổi lễ ký kết, “Trường Trung cấp luật Buôn Ma Thuột chính là “sản phẩm” của ý Đảng, lòng dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Đinh Văn Khiết cũng khẳng định: “Sự ra đời của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột là niềm vinh hạnh của tỉnh – địa phương được xem “hạt nhân” của khu vực Tây nguyên. Chúng tôi hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ, tạo mọi điều kiện để công tác thực hiện, triển khai dự án trường hoàn thành và đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất”.Hiện Bộ hồ sơ mở ngành đào tạo đã được chuẩn bị hoàn tất, đang gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, cho phép mở mã ngành và đào tạo năm học 2009 - 2010 với 300 chỉ tiêu, trong đó 200 chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học (tại chức) và 100 chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy tập trung.Phong Trần
Bộ Tư pháp – UBND tỉnh Đắk Lắk: Ký kết chương trình phối hợp xây dựng trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột
18/08/2009
Hôm qua (ngày 17/8) Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, Nguyễn Thúy Hiền, dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc và ký kết “Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột”.
Ông Trần Văn Quảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp cho biết, việc thành lập Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột khẳng định quyết tâm của Bộ Tư pháp trong đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói chung. Điều đáng mừng là đề án được nhiều Bộ, ngành, các cơ quan hữu quan của các tỉnh khu vực Tây Nguyên đồng tình ủng hộ, đặc biệt là Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, hiện khu vực Tây Nguyên chưa có một cơ sở đào tạo luật nào, trong khi nhiệm vụ đào tạo, phát triển và tạo nguồn cán bộ tư pháp - hộ tịch tại chỗ, đặc biệt là cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ trung cấp luật là rất cần thiết. Thứ trưởng khẳng định việc ký kết “Chương trình phối hợp” có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với các địa phương mà cả đối với Bộ Tư pháp. Trước những bước đi ban đầu tốt đẹp trong công tác phối hợp, Thứ trưởng bày tỏ sự biết ơn sự phối hợp tích cực của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh, đặc biệt là Sở Tư pháp.
Sau Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, dự kiến, đến năm 2020 Bộ Tư pháp sẽ thành lập thêm 4 trường Trung cấp Luật trong phạm vi cả nước tại 4 khu vực là Đông Bắc, Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc, chủ yếu nhằm đào tạo nguồn cán bộ tư pháp cấp cơ sở cho các địa phương. TS. Hoàng Ngọc Thỉnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, kiêm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuật bộc bạch trong buổi lễ ký kết, “Trường Trung cấp luật Buôn Ma Thuột chính là “sản phẩm” của ý Đảng, lòng dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Đinh Văn Khiết cũng khẳng định: “Sự ra đời của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột là niềm vinh hạnh của tỉnh – địa phương được xem “hạt nhân” của khu vực Tây nguyên. Chúng tôi hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ, tạo mọi điều kiện để công tác thực hiện, triển khai dự án trường hoàn thành và đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất”.
Hiện Bộ hồ sơ mở ngành đào tạo đã được chuẩn bị hoàn tất, đang gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, cho phép mở mã ngành và đào tạo năm học 2009 - 2010 với 300 chỉ tiêu, trong đó 200 chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học (tại chức) và 100 chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy tập trung.
Phong Trần