Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin: Thông điệp gửi đến bạn bè quốc tếTrong 2 ngày 2-3/7/2009, phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin và báo cáo đánh giá tác động của Luật Tiếp cận thông tin”. Ngoài sự có mặt của một số đại biểu Quốc hội, đại diện các Bộ, ngành, HĐND, UBND các cấp, TAND, VKSND, các chuyên gia quốc tế..., Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện một số cụm dân cư, tổ dân phố của các phường trên địa bàn Hà Nội.
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
font-size:14.0pt;
}
p {
margin-right:0in;
margin-left:0in;
font-size:14.0pt;
}
p.Char, li.Char, div.Char {
margin-top:0in;
margin-right:0in;
margin-bottom:8.0pt;
margin-left:0in;
line-height:12.0pt;
font-size:10.0pt;
}
div.Section1 {>Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền khẳng định, ở nước ta, quyền được thông tin đã được xác định trong Hiến pháp năm 1992 và được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhiều văn bản quy định về quyền được tiếp cận thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ (các thông tin về môi trường, thông tin về quy hoạch, về xây dựng, về đất đai, về các dự án, về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về chi tiêu ngân sách...) đã được ban hành. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ dừng lại ở việc xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước cũng như quyền tự do thông tin mang tính nguyên tắc, tính khái quát hơn là tính thực tiễn; quy trình cung cấp thông tin trong các văn bản chuyên ngành chưa được quy định hoặc được quy định còn phức tạp, thiếu rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo và không thuận tiện cho việc TCTT của người dân… Vì vậy, việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin là cần thiết nhằm khắc phục những bất cập nêu trên. Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền nhấn mạnh, việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin còn là thông điệp gửi đến bạn bè quốc tế về nỗ lực của Việt Nam trong đẩy mạnh cải cách pháp luật, cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước, mở rộng dân chủ, công khai hoá mọi hoạt động của nhà nước, đồng thời bảo đảm một trong những quyền cơ bản của con người là quyền tiếp cận thông tin.Hoàng Thư
Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin: Thông điệp gửi đến bạn bè quốc tế
02/07/2009
Trong 2 ngày 2-3/7/2009, phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin và báo cáo đánh giá tác động của Luật Tiếp cận thông tin”. Ngoài sự có mặt của một số đại biểu Quốc hội, đại diện các Bộ, ngành, HĐND, UBND các cấp, TAND, VKSND, các chuyên gia quốc tế..., Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện một số cụm dân cư, tổ dân phố của các phường trên địa bàn Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền khẳng định, ở nước ta, quyền được thông tin đã được xác định trong Hiến pháp năm 1992 và được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhiều văn bản quy định về quyền được tiếp cận thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ (các thông tin về môi trường, thông tin về quy hoạch, về xây dựng, về đất đai, về các dự án, về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về chi tiêu ngân sách...) đã được ban hành. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ dừng lại ở việc xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước cũng như quyền tự do thông tin mang tính nguyên tắc, tính khái quát hơn là tính thực tiễn; quy trình cung cấp thông tin trong các văn bản chuyên ngành chưa được quy định hoặc được quy định còn phức tạp, thiếu rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo và không thuận tiện cho việc TCTT của người dân… Vì vậy, việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin là cần thiết nhằm khắc phục những bất cập nêu trên. Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền nhấn mạnh, việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin còn là thông điệp gửi đến bạn bè quốc tế về nỗ lực của Việt Nam trong đẩy mạnh cải cách pháp luật, cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước, mở rộng dân chủ, công khai hoá mọi hoạt động của nhà nước, đồng thời bảo đảm một trong những quyền cơ bản của con người là quyền tiếp cận thông tin.
Hoàng Thư