Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp liên ngành triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động rà soát pháp luật theo cam kết WTO

05/06/2009
Ngày 03/6/2009, Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức cuộc họp liên ngành để tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 76/VPCP-HTQT ngày 06/01/2009 về kết quả rà soát văn bản pháp luật theo cam kết WTO. Chủ trì cuộc họp có đồng chí Thứ trưởng Thường trực Hoàng Thế Liên và sự tham gia đông đủ của tất cả các Bộ như Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao…

Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/207 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển, bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới đã giao Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành rà soát, đối chiếu, đánh giá quy định của pháp luật trong nước với cam kết của Việt Nam trong WTO, thực hiện sự phân công, Bộ Tư pháp đã chủ trì phối với với các Bộ,  ngành và địa phương tiến hành rà soát và đã có kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2008. Ngày ngày 06/01/2009 Văn phòng Chỉnh phủ đã có Công văn số 76/VPCP-HTQT đã phê duyệt kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết WTO của Bộ Tư pháp, tại Công văn này Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp trên cơ sở kết quả rà soát, hướng dẫn các Bộ, cơ quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản liên quan; Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chi tiết danh mục các cam kết gia nhập WTO áp dụng trực tiếp và đề xuất phương án xử lý.

Cuộc họp này nhằm thảo luận, đưa ra đề xuất về kế hoạch phối hợp giữa các Bộ, ngành thực hiện việc sửa đổi, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo phù hợp với các cam kết WTO; trên cơ sở các Danh mục về các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nêu tại Phụ lục Báo cáo rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết WTO của Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành rà soát lại thực trạng của các văn bản này. Từ thực trạng đó, Bộ, ngành thống nhất kế hoạch tiếp tục phối hợp thực hiện các bước bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy pháp luật; bàn biện pháp thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Danh mục về các cam kết của Việt Nam đủ rõ, đủ chi tiết để áp dụng trực tiếp mà không cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước.

Về báo cáo kết quả rà soát theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/207 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển, bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, thực hiện sự chỉ đạo tại Nghị quyết Bộ Tư pháp đã chủ trì phối với các Bộ, ngành, địa phương, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tập trung tiến hành rà soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả rà soát liên quan đến 3 nội dung: (1) rà soát các nội dung cam kết thực hiện theo lộ trình đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đề xuất chương trình sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh đề trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; (2) rà soát các nội dung cam kết sẽ được thực hiện ngay và áp dụng trực tiếp để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Chính phủ ban hành Nghị định hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thực hiện; (3) rà soát để loại bỏ sự chồng chéo, những quy định không phù hợp với cam kết, không bảo đảm tự do kinh doanh hàng hóa và dịch vụ cho cá chủ thể tham gia thị trường. Đối với nội dung rà soát thứ nhất, chủ yếu tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, về minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện hành chính

Theo Báo cáo đánh giá thì qua quá trình thực theo dõi, tổng hợp kết quả rà soát cho thấy phạm vi rà soát lần này rộng hơn với nhiều loại văn bản ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương việc triễn khai hoạt động đã đạt được mục đích và yêu cầu đề ra, hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác rà soát pháp luật trong việc bảo đảm thực thi nghĩa vụ cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới. Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam đã thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO, khuôn khổ pháp luật trong nước đã sẵn sàng cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam với WTO. Một số ít quy định chưa thống nhất với cam kết của Việt Nam với WTO, một số ít cam kết chưa được quy định hoặc chưa quy định cụ thể đã được các Bộ, ngành, địa phương phát hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản cũng hầu hết đã được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh dài hạn và hàng  năm của Quốc hội.

Về rà soát và đề xuất Danh mục các cam kết gia nhập WTO áp dụng trực tiếp, thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Danh mục các cam kết gia nhập WTO áp dụng trực tiếp và đề xuất phương án xử lý tại Công văn số 76/VPCP-QHQT ngày 06/01/2009 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã khẩn trương rà soát, xây dựng bản đề xuất danh mục các cam kết gia nhập WTO áp dụng trực tiếp và phương án xử lý đồng thời có Công văn đề nghị các Bộ, ngành về việc xây dựng chi tiết Danh mục các cam kết gia nhập WTO áp dụng trực tiếp trong lĩnh vực mình phụ trách và đề xuất phương án xử lý gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, cho đến nay các Bộ, ngành cũng đã có công văn trả lời Bộ Tư pháp. Tại cuộc họp, đại diện các Bộ, ngành cũng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng danh mục áp dụng trực tiếp mà không cần bàn hành văn bản pháp luật trong nước, tuy nhiên cần phải thống nhất kế hoạch phối hợp thực hiện, đề xuất xây dựng Nghị Quyết đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

PHH-TTT