Đoàn công tác Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Hàn QuốcTiếp tục chuyến công tác tại Hàn Quốc, trong 02 ngày 01-02/8/2024, Đoàn công tác Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật làm Trưởng đoàn đã đến học tập kinh nghiệm về xây dựng, vận hành hệ thống thông tin pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; truyền thông, phổ biến pháp luật tại Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp Hàn Quốc và Báo Pháp luật Hàn Quốc.Tại Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, Đoàn công tác được nghe bà Jieun Park – Trưởng đơn vị về Hợp tác Pháp chế thuộc Bộ giới thiệu về chức năng của Bộ Lập pháp và Trung tâm thông tin pháp luật của Hàn Quốc. Theo đó, Trung tâm Thông tin Pháp luật Hàn Quốc (www.law.go.kr) do Bộ Lập pháp Chính phủ thiết lập, quản lý và vận hành, có chức năng kết nối và chia sẻ thông tin về pháp luật giữa người dân Hàn Quốc và các cơ quan nhà nước. Trung tâm này duy trì và quản lý Cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia của Hàn Quốc và cung cấp các dịch vụ như: Tìm kiếm, tích hợp thông tin pháp luật; liên kết với các trang web tư nhân khác; so sánh văn bản; thông tin pháp luật bằng hình ảnh; thông tin pháp luật qua các phần mềm trên điện thoại di động; cung cấp các thông tin pháp luật đơn giản, dễ hiểu về các lĩnh vực mà người dân quan tâm. Hệ thống thông tin pháp luật sẽ cho phép tự động cập nhật những diễn biến hàng ngày của thông tin lập pháp thông qua cơ chế siêu liên kết với các hệ thống khác như: Hệ thống lấy ý kiến văn bản pháp luật hay các hệ thống thông tin của Tòa án, Quốc hội để từ đó có được những thông tin chính xác, kịp thời nhất tới người dân, doanh nghiệp. Một điểm đáng lưu ý của Hệ thống thông tin pháp luật là sau khi người dân đăng nhập vào hệ thống, lựa chọn lĩnh vực pháp luật quan tâm thì hệ thống sẽ tiếp tục tổng hợp, cập nhật những văn bản có liên quan của lĩnh vực đó và gửi lại email cho họ. Trong mấy năm gần đây, trung bình Trung tâm được cấp ngân sách nhà nước cấp 8 tỷ USD/năm để vận hành Hệ thống thông tin pháp luật. Để xây dựng, vận hành Hệ thống này, Bộ Lập pháp đã thuê doanh nghiệp tư nhân thực hiện, Bộ Lập pháp chỉ quản lý, giám sát, bảo đảm việc quản lý, vận hành thông suốt, hiệu quả. Đại diện Trung tâm thông tin pháp luật cũng chia sẻ về định hướng phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân sử dụng trí tuệ nhân tạo trong thông tin pháp luật của Hệ thống, trước mắt sẽ thực hiện trong việc tìm kiếm thông tin, tiếp đó là trả lời các câu hỏi đơn giản, chỉ liên quan đến văn bản luật có sẵn.Tại Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp Hàn Quốc, Đoàn được nghe bà Park Su Min – Trưởng đơn vị về Thương mại và Hợp tác quốc tế thuộc Bộ và các thành viên khác giới thiệu về Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc. Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp là một cơ quan của Chính phủ có mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh và hỗ trợ đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là về vốn, bảo vệ thương hiệu, trong xuất nhập cảnh và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dưới 02 hình thức: (i) Qua dịch vụ cung cấp thông tin pháp luật quốc gia (Hệ thống thông tin pháp luật của Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc). Hệ thống này phát triển, đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiện lợi đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình tra cứu các vụ án đã có hiệu lực thi hành theo từng lĩnh vực; tra cứu, tìm hiểu và được giải thích về các thuật ngữ pháp lý thông dụng, phức tạp.(ii) Xây dựng nền tảng riêng để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho từng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp trong việc khởi kiện, giải quyết tranh chấp. Trong 15 năm, Hàn Quốc đã xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn miễn phí (hiện nay có 150 luật sư) 9.000 vụ, việc tranh chấp, khiếu kiện. Đội ngũ luật sư này sẽ được Bộ lựa chọn thông qua tuyển dụng, sau khi được tuyển chọn thì thông tin cơ bản về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm, lĩnh vực pháp luật phụ trách của các luật sư đó sẽ được đăng tải trên trang web của Bộ và các doanh nghiệp khi có nhu cầu sẽ đăng ký luật sư hỗ trợ phù hợp với lĩnh vực của mình. Đội ngũ luật sư hỗ trợ sẽ tư vấn miễn phí thông qua các phương thức: văn bản, telephone, fax, email. Các luật sư sẽ được Bộ chi trả từ 01 triệu đến 05 triệu WON/vụ, việc, cá biệt có trường hợp được trả 40 triệu WON/vụ, việc. Còn phí khởi kiện được hỗ trợ 2 triệu WON/doanh nghiệp/năm và do Bộ Tư pháp chi trả.Còn tại Báo Pháp luật Hàn Quốc, tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Lee Soo Hyung – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Báo, ông Jeong Jun Hui – Tổng Biên tập và một số cán bộ Ban Biên tập, lãnh đạo các đơn vị của Báo. Tại buổi làm việc, Đoàn công tác được nghe ông Lee Soo Hyung – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc và Ban Biên tập của Báo giới thiệu về lịch sử hình thành, tôn chỉ hoạt động cũng như các hoạt động, dự án của Báo. Theo đó, Báo Pháp luật Hàn Quốc được thành lập từ ngày 12/01/1950. Sau 74 năm thành lập, Báo đã phát hành 5.197 số báo với 30.000 độc giả và trở thành một tờ báo pháp luật đáng tin cậy của Hàn Quốc. Với phương châm mang pháp luật đến với người dân, Báo Pháp luật Hàn Quốc có rất nhiều hoạt động như: Phát hành với tần suất 02 số/tuần, có độ dài từ 16-24 trang; Xây dựng, vận hành Trang tin điện tử bắt đầu từ 7h47 buổi sáng hàng ngày với 86.000 người đăng ký; hỗ trợ dịch vụ pháp lý với thông tin của 35.732 thẩm phán được đăng tải và có 20.000 lượt tìm kiếm/ngày; đánh giá, xếp loại các văn phòng luật sư, trung tâm giáo dục pháp luật….Ngoài việc đưa tin, bài, thông tin về pháp luật, Báo sẽ có những bài viết phản ánh, phân tích ý kiến của người dân, doanh nghiệp hoặc tổng hợp ý kiến của các luật sư, chuyên gia về các vấn đề pháp lý sau đó gửi đến Văn phòng Quốc hội, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách, pháp luật. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ Quốc hội, Chính phủ phổ biến pháp luật tới người dân thì Báo còn thực hiện việc giám sát hoạt động thực thi pháp luật, xét xử của Tòa án và các cơ quan nhà nước để bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đại diện Lãnh đạo của Báo Pháp luật cũng thông tin, nguồn kinh phí của Báo hoàn toàn từ xã hội hóa; doanh thu hàng năm từ nguồn quảng cáo, thu phí của các độc giả theo dõi và việc thực hiện các dự án…Kết thúc mỗi buổi làm việc, đại diện các cơ quan của Hàn Quốc đánh giá cao chất lượng của các buổi làm việc của Đoàn công tác Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng, vận hành hệ thống thông tin pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc truyền thông, phổ biến pháp luật và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ thông tin với Bộ Tư pháp cũng như các cơ quan khác của Việt Nam.
Chuyến công tác đã thành công tốt đẹp, kết quả của chuyến công tác sẽ là cơ sở để Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tham mưu Lãnh đạo Bộ Tư pháp nâng cao hơn hiệu quả công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, hoạt động chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó góp phần tăng cường hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới./.Nguyễn Kim Thoa
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Đoàn công tác Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc
03/08/2024
Tiếp tục chuyến công tác tại Hàn Quốc, trong 02 ngày 01-02/8/2024, Đoàn công tác Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật làm Trưởng đoàn đã đến học tập kinh nghiệm về xây dựng, vận hành hệ thống thông tin pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; truyền thông, phổ biến pháp luật tại Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp Hàn Quốc và Báo Pháp luật Hàn Quốc.
Tại Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, Đoàn công tác được nghe bà Jieun Park – Trưởng đơn vị về Hợp tác Pháp chế thuộc Bộ giới thiệu về chức năng của Bộ Lập pháp và Trung tâm thông tin pháp luật của Hàn Quốc. Theo đó, Trung tâm Thông tin Pháp luật Hàn Quốc (
www.law.go.kr) do Bộ Lập pháp Chính phủ thiết lập, quản lý và vận hành, có chức năng kết nối và chia sẻ thông tin về pháp luật giữa người dân Hàn Quốc và các cơ quan nhà nước. Trung tâm này duy trì và quản lý Cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia của Hàn Quốc và cung cấp các dịch vụ như: Tìm kiếm, tích hợp thông tin pháp luật; liên kết với các trang web tư nhân khác; so sánh văn bản; thông tin pháp luật bằng hình ảnh; thông tin pháp luật qua các phần mềm trên điện thoại di động; cung cấp các thông tin pháp luật đơn giản, dễ hiểu về các lĩnh vực mà người dân quan tâm. Hệ thống thông tin pháp luật sẽ cho phép tự động cập nhật những diễn biến hàng ngày của thông tin lập pháp thông qua cơ chế siêu liên kết với các hệ thống khác như: Hệ thống lấy ý kiến văn bản pháp luật hay các hệ thống thông tin của Tòa án, Quốc hội để từ đó có được những thông tin chính xác, kịp thời nhất tới người dân, doanh nghiệp. Một điểm đáng lưu ý của Hệ thống thông tin pháp luật là sau khi người dân đăng nhập vào hệ thống, lựa chọn lĩnh vực pháp luật quan tâm thì hệ thống sẽ tiếp tục tổng hợp, cập nhật những văn bản có liên quan của lĩnh vực đó và gửi lại email cho họ. Trong mấy năm gần đây, trung bình Trung tâm được cấp ngân sách nhà nước cấp 8 tỷ USD/năm để vận hành Hệ thống thông tin pháp luật. Để xây dựng, vận hành Hệ thống này, Bộ Lập pháp đã thuê doanh nghiệp tư nhân thực hiện, Bộ Lập pháp chỉ quản lý, giám sát, bảo đảm việc quản lý, vận hành thông suốt, hiệu quả. Đại diện Trung tâm thông tin pháp luật cũng chia sẻ về định hướng phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân sử dụng trí tuệ nhân tạo trong thông tin pháp luật của Hệ thống, trước mắt sẽ thực hiện trong việc tìm kiếm thông tin, tiếp đó là trả lời các câu hỏi đơn giản, chỉ liên quan đến văn bản luật có sẵn.
Tại Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp Hàn Quốc, Đoàn được nghe bà Park Su Min – Trưởng đơn vị về Thương mại và Hợp tác quốc tế thuộc Bộ và các thành viên khác giới thiệu về Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc. Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp là một cơ quan của Chính phủ có mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh và hỗ trợ đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là về vốn, bảo vệ thương hiệu, trong xuất nhập cảnh và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dưới 02 hình thức: (i) Qua dịch vụ cung cấp thông tin pháp luật quốc gia (Hệ thống thông tin pháp luật của Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc). Hệ thống này phát triển, đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiện lợi đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình tra cứu các vụ án đã có hiệu lực thi hành theo từng lĩnh vực; tra cứu, tìm hiểu và được giải thích về các thuật ngữ pháp lý thông dụng, phức tạp.(ii) Xây dựng nền tảng riêng để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho từng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp trong việc khởi kiện, giải quyết tranh chấp. Trong 15 năm, Hàn Quốc đã xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn miễn phí (hiện nay có 150 luật sư) 9.000 vụ, việc tranh chấp, khiếu kiện. Đội ngũ luật sư này sẽ được Bộ lựa chọn thông qua tuyển dụng, sau khi được tuyển chọn thì thông tin cơ bản về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm, lĩnh vực pháp luật phụ trách của các luật sư đó sẽ được đăng tải trên trang web của Bộ và các doanh nghiệp khi có nhu cầu sẽ đăng ký luật sư hỗ trợ phù hợp với lĩnh vực của mình. Đội ngũ luật sư hỗ trợ sẽ tư vấn miễn phí thông qua các phương thức: văn bản, telephone, fax, email. Các luật sư sẽ được Bộ chi trả từ 01 triệu đến 05 triệu WON/vụ, việc, cá biệt có trường hợp được trả 40 triệu WON/vụ, việc. Còn phí khởi kiện được hỗ trợ 2 triệu WON/doanh nghiệp/năm và do Bộ Tư pháp chi trả.
Còn tại Báo Pháp luật Hàn Quốc, tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Lee Soo Hyung – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Báo, ông Jeong Jun Hui – Tổng Biên tập và một số cán bộ Ban Biên tập, lãnh đạo các đơn vị của Báo. Tại buổi làm việc, Đoàn công tác được nghe ông Lee Soo Hyung – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc và Ban Biên tập của Báo giới thiệu về lịch sử hình thành, tôn chỉ hoạt động cũng như các hoạt động, dự án của Báo. Theo đó, Báo Pháp luật Hàn Quốc được thành lập từ ngày 12/01/1950. Sau 74 năm thành lập, Báo đã phát hành 5.197 số báo với 30.000 độc giả và trở thành một tờ báo pháp luật đáng tin cậy của Hàn Quốc. Với phương châm mang pháp luật đến với người dân, Báo Pháp luật Hàn Quốc có rất nhiều hoạt động như: Phát hành với tần suất 02 số/tuần, có độ dài từ 16-24 trang; Xây dựng, vận hành Trang tin điện tử bắt đầu từ 7h47 buổi sáng hàng ngày với 86.000 người đăng ký; hỗ trợ dịch vụ pháp lý với thông tin của 35.732 thẩm phán được đăng tải và có 20.000 lượt tìm kiếm/ngày; đánh giá, xếp loại các văn phòng luật sư, trung tâm giáo dục pháp luật….Ngoài việc đưa tin, bài, thông tin về pháp luật, Báo sẽ có những bài viết phản ánh, phân tích ý kiến của người dân, doanh nghiệp hoặc tổng hợp ý kiến của các luật sư, chuyên gia về các vấn đề pháp lý sau đó gửi đến Văn phòng Quốc hội, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách, pháp luật. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ Quốc hội, Chính phủ phổ biến pháp luật tới người dân thì Báo còn thực hiện việc giám sát hoạt động thực thi pháp luật, xét xử của Tòa án và các cơ quan nhà nước để bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đại diện Lãnh đạo của Báo Pháp luật cũng thông tin, nguồn kinh phí của Báo hoàn toàn từ xã hội hóa; doanh thu hàng năm từ nguồn quảng cáo, thu phí của các độc giả theo dõi và việc thực hiện các dự án…
Kết thúc mỗi buổi làm việc, đại diện các cơ quan của Hàn Quốc đánh giá cao chất lượng của các buổi làm việc của Đoàn công tác Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng, vận hành hệ thống thông tin pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc truyền thông, phổ biến pháp luật và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ thông tin với Bộ Tư pháp cũng như các cơ quan khác của Việt Nam.
Chuyến công tác đã thành công tốt đẹp, kết quả của chuyến công tác sẽ là cơ sở để Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tham mưu Lãnh đạo Bộ Tư pháp nâng cao hơn hiệu quả công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, hoạt động chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó góp phần tăng cường hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới./.
Nguyễn Kim Thoa
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật