Bộ Tư pháp thăm và làm việc tại ĐSQ Việt Nam tại Hàn Quốc và Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn QuốcThực hiện Quyết định số 1381/QĐ-BTP ngày 22/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn đi công tác Hàn Quốc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin pháp luật và hệ thống hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc, ngày 31/7/2024, Đoàn công tác của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật làm Trưởng đoàn và thành viên là đại diện Lãnh đạo Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Sở Tư pháp Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế, một số công chức của Cục đã đến thăm, làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc.Tại buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Nguyễn Việt Anh, Phó Đại sứ đã thông tin về tình hình kiều bào Việt Nam tại Hàn Quốc (hơn 300.000 người Việt Nam đang công tác, lao động, học tập) và công tác thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho kiều bào Việt Nam; những hình thức PBGDPL có hiệu quả như: Đăng tải thông tin pháp luật, hỏi đáp pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử Đại sứ quán; qua hoạt động của đội ngũ tư vấn viên tại sự kiện của người Việt Nam tại Hàn Quốc…Thông tin bà con Việt Kiều quan tâm tập trung vào quy định của pháp luật đất đai, quốc tịch, lý lịch tư pháp, đầu tư…Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã đề xuất cách thức, giải pháp với Bộ Tư pháp giải pháp tăng cường thông tin, PBGDPL cho kiều bào Việt Nam tại Hàn Quốc.
Làm việc với Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc, ông Sonho Kim, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông đã chia sẻ về lịch sử hình thành, mục đích, sứ mệnh và các lĩnh vực hoạt động của Quỹ. Theo đó, Quỹ được hình thành từ năm 1962 với tên gọi Trung tâm Báo chí Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Báo chí, trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, sáp nhập, đến năm 2010, Quỹ chính thức trở thành một cơ quan thuộc Chính phủ Hàn Quốc. Hiện nay, Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc là một đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc.Với phương châm “Đồng hành cùng báo chí và người dân”[1], Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc hoạt động với mục đích thúc đẩy quyền tự do hoạt động báo chí và dân chủ đời sống xã hội. Quỹ hoạt động trong 05 lĩnh vực cốt lõi, trong đó Quỹ Xúc tiến truyền thông Hàn Quốc là cơ quan được ủy quyền, thay mặt Chính phủ để thực hiện các chiến dịch và quảng cáo chính sách pháp luật cho các bộ, ngành của Hàn Quốc. Mô hình này tập trung công tác truyền thông chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về một đầu mối. Số tiền Quỹ thực hiện nhiệm vụ truyền thông từ Chính phủ năm 2023 là 1.000 tỷ WON, trong đó Quỹ được nhận 10% của số tiền này. Đây là nguồn thu chính, ổn định, bảo đảm cho sự vận hành, hoạt động của Quỹ.
Chia sẻ với Đoàn về việc truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật trước khi ban hành, đại diện Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc cho biết do đặc thù chính trị của Hàn Quốc, khi đảng cầm quyền đưa ra đề xuất một chính sách/dự thảo luật mới thì sẽ có những ý kiến phản biện, trái chiều. Việc tranh luận, phản biện sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thường thu hút sự chú ý của người dân, qua đó truyền thông “từ sớm, từ xa” chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong giai đoạn này, các cơ quan báo chí sẽ phân tích hiện trạng xã hội, tổng hợp nhu cầu của người dân để từ đó đưa ra những khuyến cáo, khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung một chính sách/quy định pháp luật. Tại Hàn Quốc, cơ quan báo chí sẽ đứng trên cương vị của người dân để phân tích, đánh giá, làm nổi bật những vấn đề pháp luật đã được ban hành mà họ cần quan tâm, lưu ý. Thường vào đầu năm, các báo sẽ có bài tóm tắt/giới thiệu về các văn bản pháp luật mới...Thay mặt Đoàn công tác, đồng chí Trưởng đoàn cũng chia sẻ về công tác truyền thông dự thảo chính sách, PBGDPL tại Việt Nam; về một số hình thức, nội dung, chủ thể, nguồn lực thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Việt Nam. Đồng chí Trưởng đoàn cũng cho biết, khác với Hàn Quốc, tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí là Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng chí Phan Hồng Nguyên khẳng định: Đối với cả Việt Nam và Hàn Quốc thì báo chí có vai trò to lớn trong việc truyền thông, PBGDPL, thông tin rộng rãi, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của người dân về vấn đề dư luận xã hội quan tâm, có vướng mắc trong tổ chức thi hành, qua đó giúp cơ quan nhà nước nắm bắt được dư luận xã hội, thực trạng thi hành pháp luật từ đó điều chỉnh chính sách, pháp luật, đồng thời đây cũng là hình thức truyền thông, PBGDPL quan trọng, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.Nguyễn Kim Thoa
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật[1] “With the press, with the people”
Bộ Tư pháp thăm và làm việc tại ĐSQ Việt Nam tại Hàn Quốc và Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc
02/08/2024
Thực hiện Quyết định số 1381/QĐ-BTP ngày 22/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn đi công tác Hàn Quốc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin pháp luật và hệ thống hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc, ngày 31/7/2024, Đoàn công tác của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật làm Trưởng đoàn và thành viên là đại diện Lãnh đạo Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Sở Tư pháp Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế, một số công chức của Cục đã đến thăm, làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc.
Tại buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Nguyễn Việt Anh, Phó Đại sứ đã thông tin về tình hình kiều bào Việt Nam tại Hàn Quốc (hơn 300.000 người Việt Nam đang công tác, lao động, học tập) và công tác thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho kiều bào Việt Nam; những hình thức PBGDPL có hiệu quả như: Đăng tải thông tin pháp luật, hỏi đáp pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử Đại sứ quán; qua hoạt động của đội ngũ tư vấn viên tại sự kiện của người Việt Nam tại Hàn Quốc…Thông tin bà con Việt Kiều quan tâm tập trung vào quy định của pháp luật đất đai, quốc tịch, lý lịch tư pháp, đầu tư…Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã đề xuất cách thức, giải pháp với Bộ Tư pháp giải pháp tăng cường thông tin, PBGDPL cho kiều bào Việt Nam tại Hàn Quốc.
Làm việc với Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc, ông Sonho Kim, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông đã chia sẻ về lịch sử hình thành, mục đích, sứ mệnh và các lĩnh vực hoạt động của Quỹ. Theo đó, Quỹ được hình thành từ năm 1962 với tên gọi Trung tâm Báo chí Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Báo chí, trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, sáp nhập, đến năm 2010, Quỹ chính thức trở thành một cơ quan thuộc Chính phủ Hàn Quốc. Hiện nay, Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc là một đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc.
Với phương châm “Đồng hành cùng báo chí và người dân”
[1], Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc hoạt động với mục đích thúc đẩy quyền tự do hoạt động báo chí và dân chủ đời sống xã hội. Quỹ hoạt động trong 05 lĩnh vực cốt lõi, trong đó Quỹ Xúc tiến truyền thông Hàn Quốc là cơ quan được ủy quyền, thay mặt Chính phủ để thực hiện các chiến dịch và quảng cáo chính sách pháp luật cho các bộ, ngành của Hàn Quốc. Mô hình này tập trung công tác truyền thông chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về một đầu mối. Số tiền Quỹ thực hiện nhiệm vụ truyền thông từ Chính phủ năm 2023 là 1.000 tỷ WON, trong đó Quỹ được nhận 10% của số tiền này. Đây là nguồn thu chính, ổn định, bảo đảm cho sự vận hành, hoạt động của Quỹ.
Chia sẻ với Đoàn về việc truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật trước khi ban hành, đại diện Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc cho biết do đặc thù chính trị của Hàn Quốc, khi đảng cầm quyền đưa ra đề xuất một chính sách/dự thảo luật mới thì sẽ có những ý kiến phản biện, trái chiều. Việc tranh luận, phản biện sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thường thu hút sự chú ý của người dân, qua đó truyền thông “từ sớm, từ xa” chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong giai đoạn này, các cơ quan báo chí sẽ phân tích hiện trạng xã hội, tổng hợp nhu cầu của người dân để từ đó đưa ra những khuyến cáo, khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung một chính sách/quy định pháp luật. Tại Hàn Quốc, cơ quan báo chí sẽ đứng trên cương vị của người dân để phân tích, đánh giá, làm nổi bật những vấn đề pháp luật đã được ban hành mà họ cần quan tâm, lưu ý. Thường vào đầu năm, các báo sẽ có bài tóm tắt/giới thiệu về các văn bản pháp luật mới...
Thay mặt Đoàn công tác, đồng chí Trưởng đoàn cũng chia sẻ về công tác truyền thông dự thảo chính sách, PBGDPL tại Việt Nam; về một số hình thức, nội dung, chủ thể, nguồn lực thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Việt Nam. Đồng chí Trưởng đoàn cũng cho biết, khác với Hàn Quốc, tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí là Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng chí Phan Hồng Nguyên khẳng định: Đối với cả Việt Nam và Hàn Quốc thì báo chí có vai trò to lớn trong việc truyền thông, PBGDPL, thông tin rộng rãi, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của người dân về vấn đề dư luận xã hội quan tâm, có vướng mắc trong tổ chức thi hành, qua đó giúp cơ quan nhà nước nắm bắt được dư luận xã hội, thực trạng thi hành pháp luật từ đó điều chỉnh chính sách, pháp luật, đồng thời đây cũng là hình thức truyền thông, PBGDPL quan trọng, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Nguyễn Kim Thoa
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
[1] “With the press, with the people”