Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra công tác ĐKBPBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đấtThực hiện Kế hoạch hoạch tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Quyết định số 1053/QĐ-BTP ngày 07/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), trong 02 ngày từ 13-14/6/2024, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (Dự án GIZ) đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho 17 địa phương tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Hội nghị do ông Nguyễn Hồng Hải - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp và ông Mai Văn Phấn - Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì.Hội nghị có sự tham dự của chuyên gia đến từ Thanh Tra Chính phủ (ông Chu Đức Thắng - Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế), Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (ông Nguyễn Hồng Hải, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng), Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (bà Phạm Thị Thịnh - Chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Đăng ký đất đai), Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai (ông Nguyễn Đình Hoàng - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ 3); 110 đại biểu đến từ các Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại 17 địa phương thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên và một số cơ quan thông tấn báo chí cùng tham dự để đưa tin về Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hồng Hải cho biết hoạt động này được tổ chức tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam và cũng dựa trên cơ sở kết quả lấy ý kiến của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biện pháp bảo đảm nói chung, đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nói riêng là hết sức cần thiết; cả trong công tác quản lý nhà nước và cả trong công tác đăng ký. Do vậy, bên cạnh các hoạt động tập huấn cho các chủ thể trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm đã được Bộ Tư pháp tổ chức hoặc phối hợp với các địa phương, tổ chức hữu quan thực hiện trong suốt thời gian qua, Bộ Tư pháp nhận thức được rằng việc bồi dưỡng, tập huấn để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực này, bao gồm hoạt động kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm cũng cần được hết sức chú trọng.
Theo ông Mai Văn Phấn, trong thời gian vừa qua, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai đã phối hợp chặt chẽ với Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp và các địa phương thực hiện tổng kết, đánh giá và xây dựng quy định pháp luật liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm. Ông Mai Văn Phấn cũng mong muốn, sau Hội nghị này, các đại biểu tham dự sẽ được nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành trong việc giải quyết thủ tục đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong hoạt động công vụ của công chức, viên chức tại địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương.
Tại Hội nghị, các Chuyên gia và đại biểu đã cùng tương tác, trao đổi tích cực, đa chiều thông qua việc giải quyết các tình huống trong khó khăn, vướng mắc của các cơ quan địa phương trong thực tiễn như: Trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nhưng chỉ được thế chấp tài sản gắn liền với đất do đất thuê; trường hợp chuyển tiếp đăng ký mà bên thế chấp và bên nhận thế chấp không được công chứng, chứng thực;…
Bế mạc Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Hải đánh giá rất cao sự tham gia, trao đổi, thảo luận tích cực của các đại biểu với các Chuyên gia. Qua Hội nghị này, ông Nguyễn Hồng Hải mong muốn các đại biểu sẽ tham khảo, ứng dụng các kiến thức được tập huấn vào thực tế công việc tại địa phương để nâng cao năng lực, vai trò quản lý nhà nước trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tăng tính hiệu quả trong phát triển kinh tế tại địa phương. Thay mặt Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, ông Nguyễn Hồng Hải cảm ơn sự phối hợp, chia sẻ kịp thời của Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, các Chuyên gia, các cơ quan của đại biểu đến từ 17 địa phương tham dự Hội nghị và đặc biệt là sự hỗ trợ trong công tác tổ chức của Dự án GIZ.
Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra công tác ĐKBPBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
15/06/2024
Thực hiện Kế hoạch hoạch tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Quyết định số 1053/QĐ-BTP ngày 07/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), trong 02 ngày từ 13-14/6/2024, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (Dự án GIZ) đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho 17 địa phương tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Hội nghị do ông Nguyễn Hồng Hải - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp và ông Mai Văn Phấn - Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì.
Hội nghị có sự tham dự của chuyên gia đến từ Thanh Tra Chính phủ (ông Chu Đức Thắng - Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế), Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (ông Nguyễn Hồng Hải, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng), Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (bà Phạm Thị Thịnh - Chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Đăng ký đất đai), Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai (ông Nguyễn Đình Hoàng - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ 3); 110 đại biểu đến từ các Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại 17 địa phương thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên và một số cơ quan thông tấn báo chí cùng tham dự để đưa tin về Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hồng Hải cho biết hoạt động này được tổ chức tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam và cũng dựa trên cơ sở kết quả lấy ý kiến của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biện pháp bảo đảm nói chung, đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nói riêng là hết sức cần thiết; cả trong công tác quản lý nhà nước và cả trong công tác đăng ký. Do vậy, bên cạnh các hoạt động tập huấn cho các chủ thể trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm đã được Bộ Tư pháp tổ chức hoặc phối hợp với các địa phương, tổ chức hữu quan thực hiện trong suốt thời gian qua, Bộ Tư pháp nhận thức được rằng việc bồi dưỡng, tập huấn để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực này, bao gồm hoạt động kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm cũng cần được hết sức chú trọng.
Theo ông Mai Văn Phấn, trong thời gian vừa qua, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai đã phối hợp chặt chẽ với Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp và các địa phương thực hiện tổng kết, đánh giá và xây dựng quy định pháp luật liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm. Ông Mai Văn Phấn cũng mong muốn, sau Hội nghị này, các đại biểu tham dự sẽ được nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành trong việc giải quyết thủ tục đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong hoạt động công vụ của công chức, viên chức tại địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương.
Tại Hội nghị, các Chuyên gia và đại biểu đã cùng tương tác, trao đổi tích cực, đa chiều thông qua việc giải quyết các tình huống trong khó khăn, vướng mắc của các cơ quan địa phương trong thực tiễn như: Trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nhưng chỉ được thế chấp tài sản gắn liền với đất do đất thuê; trường hợp chuyển tiếp đăng ký mà bên thế chấp và bên nhận thế chấp không được công chứng, chứng thực;…
Bế mạc Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Hải đánh giá rất cao sự tham gia, trao đổi, thảo luận tích cực của các đại biểu với các Chuyên gia. Qua Hội nghị này, ông Nguyễn Hồng Hải mong muốn các đại biểu sẽ tham khảo, ứng dụng các kiến thức được tập huấn vào thực tế công việc tại địa phương để nâng cao năng lực, vai trò quản lý nhà nước trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tăng tính hiệu quả trong phát triển kinh tế tại địa phương. Thay mặt Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, ông Nguyễn Hồng Hải cảm ơn sự phối hợp, chia sẻ kịp thời của Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, các Chuyên gia, các cơ quan của đại biểu đến từ 17 địa phương tham dự Hội nghị và đặc biệt là sự hỗ trợ trong công tác tổ chức của Dự án GIZ.