Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại tỉnh Bình ThuậnNgày 20/12/2023, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Bộ Tư pháp - Cơ quan Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo “Kết quả rà soát và giải pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sau rà soát phục vụ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06)”. Hội thảo do ông Nguyễn Duy Thắng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - Đại diện cơ quan Thường trực Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ chủ trì; tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và các sở, ngành có liên quan.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo tinh thần quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, gọi tắt Đề án 06, xác định đối tượng phục vụ là người dân, doanh nghiệp. Theo đó các tổ chức, cá nhân được hưởng những tiện ích tốt nhất thông qua các dịch vụ hành chính công, an sinh xã hội và tiếp cận các dịch vụ thương mại thông qua định danh điện tử.
Thời gian Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do Bộ Trưởng Bộ Tư pháp là tổ trưởng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát các văn bản QPPL để xác định các QPPL cần phải sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu của việc triển khai Đề án 06. Qua rà soát phát hiện có 234 văn bản do các cơ quan ở Trung ương ban hành (thuộc lĩnh vực quản lý của 20 bộ, ngành) và 95 văn bản do HĐND, UBND ban hành (của 27 tỉnh, TP).
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tổ chức triển khai thực hiện rà soát một cách bài bản, khoa học. Nội dung rà soát đã thể hiện tính đầy đủ, toàn diện bảo đảm đúng phạm vi rà soát. Kết quả rà soát đã chỉ ra được các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cũng. Đồng thời các đại trao đổi, thảo luật thêm về một số vấn đề như phạm vi rà soát văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh và phương thức và lộ trình xử lý cụ thể. Trong đó nổi bật cần phải có tính thống nhất nội dung văn bản từ Trung ương xuống địa phương hoặc từ tỉnh xuống xã, phường. Những văn bản nào cấp trên sửa đổi rồi thì phải lưu ý hủy bỏ bổ sung mới, triển khai đúng quy định để các văn bản QPPL đi vào cuộc sống tốt hơn, nếu không sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy khó lường. Những văn bản còn chồng chéo, không còn phù hợp, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý...
Kết luận Hội thảo, Ông Nguyễn Duy Thắng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu để Cơ quan Thường trực của Tổ công tác rà soát văn bản tiếp tục hoàn thiện Kết quả rà soát cũng như định hướng tham mưu xử lý kết quả rà soát. Đồng thời đề nghị các sở ngành của tỉnh, đặc biệt là Công an tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để tiếp tục rà soát và xử lý kết quả rà soát trong thời gian tới bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Hội thảo cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương. Đây cũng là diễn đàn để cơ quan, đơn vị, các công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL trao đổi, nhận diện sâu sắc hơn về thực trạng, hạn chế, khó khăn trong công tác rà soát, xử lý văn bản QPPL phục vụ triển khai Đề án 06 nói riêng và công tác xây dựng pháp luật của địa phương nói chung. Qua đó, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xác định các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành./.
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại tỉnh Bình Thuận
22/12/2023
Ngày 20/12/2023, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Bộ Tư pháp - Cơ quan Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo “Kết quả rà soát và giải pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sau rà soát phục vụ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06)”.
Hội thảo do ông Nguyễn Duy Thắng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - Đại diện cơ quan Thường trực Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ chủ trì; tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và các sở, ngành có liên quan.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo tinh thần quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, gọi tắt Đề án 06, xác định đối tượng phục vụ là người dân, doanh nghiệp. Theo đó các tổ chức, cá nhân được hưởng những tiện ích tốt nhất thông qua các dịch vụ hành chính công, an sinh xã hội và tiếp cận các dịch vụ thương mại thông qua định danh điện tử.
Thời gian Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do Bộ Trưởng Bộ Tư pháp là tổ trưởng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát các văn bản QPPL để xác định các QPPL cần phải sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu của việc triển khai Đề án 06. Qua rà soát phát hiện có 234 văn bản do các cơ quan ở Trung ương ban hành (thuộc lĩnh vực quản lý của 20 bộ, ngành) và 95 văn bản do HĐND, UBND ban hành (của 27 tỉnh, TP).
|
|
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tổ chức triển khai thực hiện rà soát một cách bài bản, khoa học. Nội dung rà soát đã thể hiện tính đầy đủ, toàn diện bảo đảm đúng phạm vi rà soát. Kết quả rà soát đã chỉ ra được các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cũng. Đồng thời các đại trao đổi, thảo luật thêm về một số vấn đề như phạm vi rà soát văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh và phương thức và lộ trình xử lý cụ thể. Trong đó nổi bật cần phải có tính thống nhất nội dung văn bản từ Trung ương xuống địa phương hoặc từ tỉnh xuống xã, phường. Những văn bản nào cấp trên sửa đổi rồi thì phải lưu ý hủy bỏ bổ sung mới, triển khai đúng quy định để các văn bản QPPL đi vào cuộc sống tốt hơn, nếu không sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy khó lường. Những văn bản còn chồng chéo, không còn phù hợp, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý...
|
|
Kết luận Hội thảo, Ông Nguyễn Duy Thắng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu để Cơ quan Thường trực của Tổ công tác rà soát văn bản tiếp tục hoàn thiện Kết quả rà soát cũng như định hướng tham mưu xử lý kết quả rà soát. Đồng thời đề nghị các sở ngành của tỉnh, đặc biệt là Công an tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để tiếp tục rà soát và xử lý kết quả rà soát trong thời gian tới bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Hội thảo cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương. Đây cũng là diễn đàn để cơ quan, đơn vị, các công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL trao đổi, nhận diện sâu sắc hơn về thực trạng, hạn chế, khó khăn trong công tác rà soát, xử lý văn bản QPPL phục vụ triển khai Đề án 06 nói riêng và công tác xây dựng pháp luật của địa phương nói chung. Qua đó, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xác định các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành./.