Hội thảo FIDN: Những dạng thức TSBĐ mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế sốTrong khuôn khổ triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Kế hoạch hợp tác năm 2023, ngày 01/11/2023, tại TP.Hồ Chí Minh, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp (Cục Đăng ký) đã phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh của APEC đồng tổ chức hội thảo “Hội thảo FIDN: Những dạng thức tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số”.Hội thảo có sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của gần 200 đại biểu. Về phía Việt Nam, có đại diện đến từ Cục Đăng ký, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Hồ Chí Minh thuộc Cục Đăng ký; đại biểu đến từ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự TP.Hồ Chí Minh; Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; đại diện các tổ chức tín dụng, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Về phía IFC, có ông Jinchang Lai, Chuyên gia trưởng, Nhóm phát triển Cơ sở Hạ tầng tài chính, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nhóm Tư vấn các định chế tài chính, IFC; ông Marek Dubovec, Giám đốc Chương trinh Cải cách Pháp luật, Viện Luật Quốc tế Washington, Hoa Kỳ; ông Tat Yeen Yap, Nguyên Trưởng phòng Quản lý Sản phẩm Châu Á, Tài trợ Thương mại & Dịch vụ, Tổng công ty Société, Current South East Asia Leader of SCF Advisory and Consultant Trainer, ICC Academy; ông Bob Trojan, Chủ tịch kiêm CEO, Token Insights & Financial Services Insights, Hoa Kỳ và bà Phạm Thị Thanh Huyền, Cán bộ quản lý Chương trình Phát triển Cơ sở Hạ tầng Tài chính Việt Nam và Campuchia.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Hải - Quyền Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm cho biết trong bối cảnh sự phát triển nhanh các chuỗi cung ứng hàng hóa, của kinh tế số, công nghệ số với nhiều dạng thức tài sản mới được hình thành hoặc bản chất đã tồn tại nhưng đến nay con người mới nhìn nhận hoặc nghiên cứu trên phương diện tài sản và sở hữu, đồng thời cũng ngày càng có nhiều dạng thức quyền sở hữu khác nhau cùng được xác lập trên một tài sản, chúng cộng sinh, hỗ trợ nhau trong việc phát huy cao nhất giá trị hàng hóa, giá trị thương mại của tài sản đó. Điều này đã và đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có sự phát triển của các chuỗi cung ứng vốn trong nền kinh tế nói chung, các chuỗi cung ứng vốn có bảo đảm bằng dạng thức tài sản phi truyền thống nói riêng. Mặc dù, tại Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đã có quy định điều chỉnh tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số. Tuy nhiên, để bảo đảm được bao quát được những thay đổi rất nhanh của kinh tế số, của các chuỗi cung ứng hàng hóa, đồng thời để đảm bảo sự minh bạch hơn, sự thống nhất trong cách hiểu, cách áp dụng, tính hiệu quả an toàn trong dùng tài sản để bảo đảm, kiểm soát tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm. Việt Nam tiếp tục cần có những nghiên cứu hoàn thiện về thể chế và cơ chế pháp lý thực thi pháp luật liên quan. Do đó, việc Cục Đăng ký phối hợp với IFC và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh của APEC tổ chức Hội thảo này là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn. Ông Nguyễn Hồng Hải cũng mong muốn các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề như: (1) Nhận diện những dạng thức tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số trong giao dịch dân sự, trong đó có giao dịch bảo đảm; và thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật ở Việt Nam. (2) Cơ chế pháp lý trong bảo đảm tính minh bạch, an toàn, hiệu quả trong trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng những dạng thức tài sản mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số, trong kiểm soát và xử lý tài sản bảo đảm; (3) Kinh nghiệm quốc tế phù hợp mà Việt Nam có thể tham khảo.
Còn theo ông Jinchang Lai, nội dung của Hội thảo này sẽ tập trung vào hai chủ đề mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế về giao dịch bảo đảm và phát triển thị trường tài trợ vốn có bảo đảm là động sản. Có thể thấy, hiện nay các loại tài liệu số khác tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng phát triển, chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sở hữu điện tử, công cụ chuyển nhượng điện tử. Do đó, để phát triển hơn nữa việc sử dụng tài liệu số và tài sản số trong giao dịch bảo đảm, cần phải nghiên cứu để có những cải cách đổi mới trong tương lai đối với những loại tài sản này trong hoạt động giao dịch có bảo đảm.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trình bày tham luận: “Những dạng thức tài sản bảo đảm mới tại Việt Nam và nhu cầu cần có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh”; ông Nguyễn Quốc Vinh, Luật sư Tư vấn cấp cao, Indochine Counsel trình bày tham luận: Tài Sản Số: Địa Vị Pháp Lý Hiện Tại Theo Pháp Luật Việt Nam Và Gợi Ý Từ Phán Quyết Quan Trọng Của Hệ Thống Thông Luật”; ông Marek Dubovec chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tài sản số trong giao dịch bảo đảm; ông Tat Yeen Yap chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tài liệu số trong các chuỗi cung ứng hàng hóa và trong giao dịch bảo đảm.
Trên cơ sở dẫn đề nêu trên, ông Jinchang Lai, đại diện Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm cùng các Chuyên gia và các đại biểu đã đưa ra các câu hỏi, cùng thảo luận trao đổi chuyên sâu, gắn với các tình huống pháp lý với vấn đề phát sinh trong thực tiễn đối với việc dùng những dạng thức tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số và những tiếp cận Việt Nam có thể tham khảo hợp lý.
Hội thảo đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Thay mặt Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, ông Nguyễn Hồng Hải cảm ơn sự hỗ trợ của IFC, sự tham gia của các chuyên gia, các đại biểu và đánh giá đây là Hội thảo đóng góp nhiều kinh nghiệm hữu ích trong nghiên cứu những tiếp cận mới để hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội số, kinh tế số và sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào trong các chuỗi cung ứng hàng hóa xuyên biên giới.
Hội thảo FIDN: Những dạng thức TSBĐ mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số
02/11/2023
Trong khuôn khổ triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Kế hoạch hợp tác năm 2023, ngày 01/11/2023, tại TP.Hồ Chí Minh, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp (Cục Đăng ký) đã phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh của APEC đồng tổ chức hội thảo “Hội thảo FIDN: Những dạng thức tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số”.
Hội thảo có sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của gần 200 đại biểu. Về phía Việt Nam, có đại diện đến từ Cục Đăng ký, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Hồ Chí Minh thuộc Cục Đăng ký; đại biểu đến từ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự TP.Hồ Chí Minh; Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; đại diện các tổ chức tín dụng, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Về phía IFC, có ông Jinchang Lai, Chuyên gia trưởng, Nhóm phát triển Cơ sở Hạ tầng tài chính, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nhóm Tư vấn các định chế tài chính, IFC; ông Marek Dubovec, Giám đốc Chương trinh Cải cách Pháp luật, Viện Luật Quốc tế Washington, Hoa Kỳ; ông Tat Yeen Yap, Nguyên Trưởng phòng Quản lý Sản phẩm Châu Á, Tài trợ Thương mại & Dịch vụ, Tổng công ty Société, Current South East Asia Leader of SCF Advisory and Consultant Trainer, ICC Academy; ông Bob Trojan, Chủ tịch kiêm CEO, Token Insights & Financial Services Insights, Hoa Kỳ và bà Phạm Thị Thanh Huyền, Cán bộ quản lý Chương trình Phát triển Cơ sở Hạ tầng Tài chính Việt Nam và Campuchia.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Hải - Quyền Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm cho biết trong bối cảnh sự phát triển nhanh các chuỗi cung ứng hàng hóa, của kinh tế số, công nghệ số với nhiều dạng thức tài sản mới được hình thành hoặc bản chất đã tồn tại nhưng đến nay con người mới nhìn nhận hoặc nghiên cứu trên phương diện tài sản và sở hữu, đồng thời cũng ngày càng có nhiều dạng thức quyền sở hữu khác nhau cùng được xác lập trên một tài sản, chúng cộng sinh, hỗ trợ nhau trong việc phát huy cao nhất giá trị hàng hóa, giá trị thương mại của tài sản đó. Điều này đã và đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có sự phát triển của các chuỗi cung ứng vốn trong nền kinh tế nói chung, các chuỗi cung ứng vốn có bảo đảm bằng dạng thức tài sản phi truyền thống nói riêng. Mặc dù, tại Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đã có quy định điều chỉnh tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số. Tuy nhiên, để bảo đảm được bao quát được những thay đổi rất nhanh của kinh tế số, của các chuỗi cung ứng hàng hóa, đồng thời để đảm bảo sự minh bạch hơn, sự thống nhất trong cách hiểu, cách áp dụng, tính hiệu quả an toàn trong dùng tài sản để bảo đảm, kiểm soát tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm. Việt Nam tiếp tục cần có những nghiên cứu hoàn thiện về thể chế và cơ chế pháp lý thực thi pháp luật liên quan. Do đó, việc Cục Đăng ký phối hợp với IFC và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh của APEC tổ chức Hội thảo này là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn. Ông Nguyễn Hồng Hải cũng mong muốn các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề như: (1) Nhận diện những dạng thức tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số trong giao dịch dân sự, trong đó có giao dịch bảo đảm; và thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật ở Việt Nam. (2) Cơ chế pháp lý trong bảo đảm tính minh bạch, an toàn, hiệu quả trong trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng những dạng thức tài sản mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số, trong kiểm soát và xử lý tài sản bảo đảm; (3) Kinh nghiệm quốc tế phù hợp mà Việt Nam có thể tham khảo.
Còn theo ông Jinchang Lai, nội dung của Hội thảo này sẽ tập trung vào hai chủ đề mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế về giao dịch bảo đảm và phát triển thị trường tài trợ vốn có bảo đảm là động sản. Có thể thấy, hiện nay các loại tài liệu số khác tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng phát triển, chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sở hữu điện tử, công cụ chuyển nhượng điện tử. Do đó, để phát triển hơn nữa việc sử dụng tài liệu số và tài sản số trong giao dịch bảo đảm, cần phải nghiên cứu để có những cải cách đổi mới trong tương lai đối với những loại tài sản này trong hoạt động giao dịch có bảo đảm.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trình bày tham luận: “Những dạng thức tài sản bảo đảm mới tại Việt Nam và nhu cầu cần có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh”; ông Nguyễn Quốc Vinh, Luật sư Tư vấn cấp cao, Indochine Counsel trình bày tham luận: “Tài Sản Số: Địa Vị Pháp Lý Hiện Tại Theo Pháp Luật Việt Nam Và Gợi Ý Từ Phán Quyết Quan Trọng Của Hệ Thống Thông Luật”; ông Marek Dubovec chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tài sản số trong giao dịch bảo đảm; ông Tat Yeen Yap chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tài liệu số trong các chuỗi cung ứng hàng hóa và trong giao dịch bảo đảm.
Trên cơ sở dẫn đề nêu trên, ông Jinchang Lai, đại diện Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm cùng các Chuyên gia và các đại biểu đã đưa ra các câu hỏi, cùng thảo luận trao đổi chuyên sâu, gắn với các tình huống pháp lý với vấn đề phát sinh trong thực tiễn đối với việc dùng những dạng thức tài sản bảo đảm mới hình thành từ các chuỗi cung ứng hàng hóa và kinh tế số và những tiếp cận Việt Nam có thể tham khảo hợp lý.
Hội thảo đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Thay mặt Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, ông Nguyễn Hồng Hải cảm ơn sự hỗ trợ của IFC, sự tham gia của các chuyên gia, các đại biểu và đánh giá đây là Hội thảo đóng góp nhiều kinh nghiệm hữu ích trong nghiên cứu những tiếp cận mới để hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội số, kinh tế số và sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào trong các chuỗi cung ứng hàng hóa xuyên biên giới.