Hội nghị Đánh giá, giám sát nội dung về trợ giúp pháp lý trong CTMTQG phát triển KT-XHThực hiện Kế hoạch công tác năm 2023, ngày 18/8/2023, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị “Đánh giá, giám sát nội dung về trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025” tại Bình Định. Đồng chí Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý chủ trì Hội nghị."
Phát biểu khai mạc, đồng chí Cục trưởng Cù Thu Anh đã điểm lại những kết quả nổi bật của công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trong thời gian vừa qua như: Hệ thống TGPL được kiện toàn và tăng cường năng lực, hoạt động ngày càng hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL của người dân; số lượng vụ việc tham gia tố tụng năm sau cao hơn năm trước, năm 2021: 31.349 vụ việc, năm 2022: 37.419 vụ việc, tăng thêm 19,36%. Các vụ việc TGPL đều được thẩm định chất lượng, các vụ việc tham gia tố tụng đều được đánh giá hiệu quả, từ năm 2018 đến hết tháng 12/2022, có 23.858 vụ việc thành công hiệu quả.
Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Dân – Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định; các đại biểu đại diện Lãnh đạo và viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh: Bình Định, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; đại diện Phòng Tư pháp các huyện, đại diện UBND xã, công chức Tư pháp hộ tịch và đại diện các tổ chức đoàn thể các xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ hội đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng của các xã trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, trong năm 2021 và năm 2022, TGPL đã được ghi nhận trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Tại nội dung số 3, tiểu dự án 1 Dự án 10 Chương trình quy định nội dung TGPL là “Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động TGPL chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” với mục tiêu “Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động TGPL chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật
Tại Hội nghị, các tham luận của Cục Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp, một số Trung tâm TGPL nhà nước và ý kiến phát biểu của đại diện của một số Trung tâm TGPL Nhà nước, Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã đã đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để thực hiện có hiệu quả nội dung TGPL trong Chương trình. Theo đó, trên cơ sở Công văn số 1420/BTP-TGPL ngày 05/5/2022 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện nội dung về TGPL trong Chương trình, đã có 32 ở địa phương có vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nội dung TGPL trong Chương trình.
Tại trung ương, Cục TGPL đã triển khai các hoạt động cụ thể như: xây dựng, phát sóng các chương trình phóng sự, ký sự, diễn án về các vụ việc TGPL thành công trên Đài Truyền hình; xây dựng, phát sóng các thông điệp truyền thông về TGPL trên Đài tiếng nói Việt Nam; biên soạn, cung cấp tài liệu truyền thông về chính sách TGPL cho người DTTS như các tờ gấp về TGPL; tổ chức các đợt truyền thông điểm nhằm tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số. Việc triển khai các hoạt động đã góp phần giúp người dân ở vùng dân tộc thiểu số biết đến TGPL, tiếp cận và thụ hưởng TGPL khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.
Tại địa phương, có 26 tỉnh đã được cấp kinh phí thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, một số địa phương chưa được cấp kinh phí triển khai riêng đối với các hoạt động TGPL trong Chương trình mà lồng ghép vào việc triển khai các hoạt động TGPL của Trung tâm như: phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh thực hiện tư vấn pháp luật có liên quan đến chế độ chính sách đối với người nghèo, người yếu thế, người sống ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, đưa tin, bài về hoạt động TGPL. Ngoài ra, một số Trung tâm thực hiện thông tin và giải đáp các quy định về pháp luật cho các trường hợp là người dân tộc thiểu số được tìm hiểu về pháp luật tại các buổi truyền thông về TGPL.
Các Trung tâm TGPL nhà nước chủ động phối hợp với Phòng Tư pháp tổ chức các cuộc truyền thông TGPL kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, về kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác TGPL, tổ chức chuyên đề TGPL kết nối cộng đồng. Qua đó, giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TGPL, quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, người thực hiện TGPL, một số nội dung pháp luật thiết yếu đến người dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai nội dung TGPL trong Chương trình còn cố một số hạn chế như: Một số địa phương chưa được cấp kinh phí, một số địa phương kinh phí được cấp còn hạn chế, chưa bảo đảm được việc tổ chức đồng bộ...; hiểu biết về chính sách TGPL và quy định của pháp luật có liên quan của một số người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế nên công tác truyền thông về TGPL có nơi hiệu quả chưa cao ( Cà Mau, Sơn La, Hòa Bình, , Hậu Giang…).
Để tiếp tục triển khai nội dung TGPL trong Chương trình có hiệu quả, các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp như: đề nghị cấp có thẩm quyền bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, để triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng; đề nghị cấp có thẩm quyền sửa một số nội dung TGPL trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ người thực hiện TGPL và tập huấn điểm về tiếp cận TGPL trong Chương trình; đa dạng hóa các phương thức truyền thông về TGPL; lựa chọn nội dung phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về TGPL với nhiều hình thức đa dạng như thông qua báo chí, phát thanh truyền hình, bảng thông tin, hộp tin, tờ rơi, tờ gấp về TGPL phù hợp với đặc thù từng vùng, tập quán từng địa phương, trình độ dân trí của người dân.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục TGPL – chủ trì Hội nghị đã ghi nhận những ý kiến của các đại biểu trong thời gian tới Cục TGPL sẽ nghiên cứu, đề xuất có giải pháp đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai thực hiện nội dung về TGPL trong Chương trình./.
Lê Thuý
Hội nghị Đánh giá, giám sát nội dung về trợ giúp pháp lý trong CTMTQG phát triển KT-XH
22/08/2023
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023, ngày 18/8/2023, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị “Đánh giá, giám sát nội dung về trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025” tại Bình Định. Đồng chí Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý chủ trì Hội nghị."
Phát biểu khai mạc, đồng chí Cục trưởng Cù Thu Anh đã điểm lại những kết quả nổi bật của công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trong thời gian vừa qua như: Hệ thống TGPL được kiện toàn và tăng cường năng lực, hoạt động ngày càng hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL của người dân; số lượng vụ việc tham gia tố tụng năm sau cao hơn năm trước, năm 2021: 31.349 vụ việc, năm 2022: 37.419 vụ việc, tăng thêm 19,36%. Các vụ việc TGPL đều được thẩm định chất lượng, các vụ việc tham gia tố tụng đều được đánh giá hiệu quả, từ năm 2018 đến hết tháng 12/2022, có 23.858 vụ việc thành công hiệu quả.
Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Dân – Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định; các đại biểu đại diện Lãnh đạo và viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh: Bình Định, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; đại diện Phòng Tư pháp các huyện, đại diện UBND xã, công chức Tư pháp hộ tịch và đại diện các tổ chức đoàn thể các xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ hội đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng của các xã trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, trong năm 2021 và năm 2022, TGPL đã được ghi nhận trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Tại nội dung số 3, tiểu dự án 1 Dự án 10 Chương trình quy định nội dung TGPL là “Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động TGPL chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” với mục tiêu “Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động TGPL chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật”.
Tại Hội nghị, các tham luận của Cục Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp, một số Trung tâm TGPL nhà nước và ý kiến phát biểu của đại diện của một số Trung tâm TGPL Nhà nước, Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã đã đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để thực hiện có hiệu quả nội dung TGPL trong Chương trình. Theo đó, trên cơ sở Công văn số 1420/BTP-TGPL ngày 05/5/2022 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện nội dung về TGPL trong Chương trình, đã có 32 ở địa phương có vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nội dung TGPL trong Chương trình.
Tại trung ương, Cục TGPL đã triển khai các hoạt động cụ thể như: xây dựng, phát sóng các chương trình phóng sự, ký sự, diễn án về các vụ việc TGPL thành công trên Đài Truyền hình; xây dựng, phát sóng các thông điệp truyền thông về TGPL trên Đài tiếng nói Việt Nam; biên soạn, cung cấp tài liệu truyền thông về chính sách TGPL cho người DTTS như các tờ gấp về TGPL; tổ chức các đợt truyền thông điểm nhằm tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số. Việc triển khai các hoạt động đã góp phần giúp người dân ở vùng dân tộc thiểu số biết đến TGPL, tiếp cận và thụ hưởng TGPL khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.
Tại địa phương, có 26 tỉnh đã được cấp kinh phí thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, một số địa phương chưa được cấp kinh phí triển khai riêng đối với các hoạt động TGPL trong Chương trình mà lồng ghép vào việc triển khai các hoạt động TGPL của Trung tâm như: phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh thực hiện tư vấn pháp luật có liên quan đến chế độ chính sách đối với người nghèo, người yếu thế, người sống ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, đưa tin, bài về hoạt động TGPL. Ngoài ra, một số Trung tâm thực hiện thông tin và giải đáp các quy định về pháp luật cho các trường hợp là người dân tộc thiểu số được tìm hiểu về pháp luật tại các buổi truyền thông về TGPL.
Các Trung tâm TGPL nhà nước chủ động phối hợp với Phòng Tư pháp tổ chức các cuộc truyền thông TGPL kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, về kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác TGPL, tổ chức chuyên đề TGPL kết nối cộng đồng. Qua đó, giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TGPL, quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, người thực hiện TGPL, một số nội dung pháp luật thiết yếu đến người dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai nội dung TGPL trong Chương trình còn cố một số hạn chế như: Một số địa phương chưa được cấp kinh phí, một số địa phương kinh phí được cấp còn hạn chế, chưa bảo đảm được việc tổ chức đồng bộ...; hiểu biết về chính sách TGPL và quy định của pháp luật có liên quan của một số người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế nên công tác truyền thông về TGPL có nơi hiệu quả chưa cao ( Cà Mau, Sơn La, Hòa Bình, , Hậu Giang…).
Để tiếp tục triển khai nội dung TGPL trong Chương trình có hiệu quả, các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp như: đề nghị cấp có thẩm quyền bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, để triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng; đề nghị cấp có thẩm quyền sửa một số nội dung TGPL trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ người thực hiện TGPL và tập huấn điểm về tiếp cận TGPL trong Chương trình; đa dạng hóa các phương thức truyền thông về TGPL; lựa chọn nội dung phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về TGPL với nhiều hình thức đa dạng như thông qua báo chí, phát thanh truyền hình, bảng thông tin, hộp tin, tờ rơi, tờ gấp về TGPL phù hợp với đặc thù từng vùng, tập quán từng địa phương, trình độ dân trí của người dân.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục TGPL – chủ trì Hội nghị đã ghi nhận những ý kiến của các đại biểu trong thời gian tới Cục TGPL sẽ nghiên cứu, đề xuất có giải pháp đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai thực hiện nội dung về TGPL trong Chương trình./.
Lê Thuý