Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luậtMới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1159 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ PBGDPL.Theo đó, Cục PBGDPL có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật. Cục PBGDPL là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục PBGDPL là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị thuộc bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách; có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị kịp thời với Lãnh đạo Bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, về cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch có liên quan.
Để triển khai tốt Luật PBGDPL và các nhiệm vụ được giao, Cục PBGDPL có nhiệm vụ xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo VBQPPL về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và các văn bản khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách trong xây dựng VBQPPL, PBGDPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; chủ trì tổ chức các hoạt động truyền thông chính sách trong xây dựng, thực hiện và hoàn thiện chính sách, PBGDPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục…
Về cơ cấu tổ chức, Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng, số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của Bộ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Các đơn vị trực thuộc Cục gồm Văn phòng, Phòng Truyền thông chính sách, PBGDPL; Phòng Tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục PBGDPL và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
14/06/2023
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1159 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ PBGDPL.
Theo đó, Cục PBGDPL có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật. Cục PBGDPL là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục PBGDPL là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị thuộc bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách; có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị kịp thời với Lãnh đạo Bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, về cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch có liên quan.
Để triển khai tốt Luật PBGDPL và các nhiệm vụ được giao, Cục PBGDPL có nhiệm vụ xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo VBQPPL về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và các văn bản khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách trong xây dựng VBQPPL, PBGDPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; chủ trì tổ chức các hoạt động truyền thông chính sách trong xây dựng, thực hiện và hoàn thiện chính sách, PBGDPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục…
Về cơ cấu tổ chức, Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng, số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của Bộ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Các đơn vị trực thuộc Cục gồm Văn phòng, Phòng Truyền thông chính sách, PBGDPL; Phòng Tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục PBGDPL và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định.