Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước La Hay về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi CNQTNhận lời mời của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và được sự cho phép của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ngày 31/5/2023, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Đặng Trần Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Con nuôi làm Trưởng đoàn cùng với sự tham dự của Lãnh đạo, công chức Cục Con nuôi và Vụ Pháp luật quốc tế đã tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước La Hay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo hình thức trực tuyến.Để đánh dấu sự phát triển Công ước trong 30 năm qua, Ban thường trực Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước La Hay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, với 03 chủ đề lớn là: (1) Bài học từ quá khứ; (2) Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và (3) Hướng tới tương lai. Các diễn giả tham gia trình bày là các chuyên gia từ các viện nghiên cứu lớn về quyền con người và quyền trẻ em, đại diện từ các nước thành viên Công ước La Hay về nuôi con nuôi, các tổ chức quốc tế có liên quan đến bảo vệ trẻ em, các cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ và con nuôi được Ban Thư ký mời tham dự và phát biểu.
Sau 30 năm xây dựng và phát triển kể từ khi được thông qua vào ngày 29/5/1993 tại Phiên họp toàn thể, Khóa họp lần thứ 17 của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế, Công ước La Hay 1993 đã có 105 quốc gia thành viên và luôn nhận được sự quan tâm đến từ tất cả các nước thành viên, các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ trẻ em, các cha mẹ nuôi và con nuôi. Các quốc gia thành viên đã luôn nỗ lực để đảm bảo việc nhận con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng tôn trọng các quyền cơ bản của các em. Trong 30 năm qua, bức tranh toàn cảnh về con nuôi quốc tế đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng xuất hiện những thách thức mới trong quá trình triển khai thực hiện Công ước.
Hội nghị La Hay cũng đã nhận diện được những thách thức và khó khăn trong giai đoạn hiện nay để đề xuất và gợi ra những nội dung quan trọng cần tập trung giải quyết nhằm phát triển Công ước cho phù hợp trong tương lai. Theo đó, các nước cần tập trung vào các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trước, trong và sau khi nhận con nuôi. Vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay là các dịch vụ hỗ trợ sau con nuôi và vấn đề tìm về nguồn gốc vì một số lượng lớn các trẻ em được nhận làm con nuôi nay đã trưởng thành và có nguyện vọng tìm hiểu về nguồn gốc của mình. Sự hỗ trợ, tư vấn đầy đủ của các cơ quan có thẩm quyền của cả Nước gốc và Nước nhận đối với người con nuôi, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ là rất quan trọng để đảm bảo việc tìm kiếm nguồn gốc diễn ra an toàn, đảm bảo tính bảo mật về danh tính cho các bên, tránh việc bị sốc văn hóa hoặc gây tổn thương cho các bên có liên quan trong quá trình gặp gỡ, đoàn tụ.
Thông qua Lễ Kỷ niệm, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Việt Nam nắm bắt được các thông tin về bối cảnh, bình diện, quan điểm của một số nước, tổ chức quốc tế trong triển khai thực thi Công ước La Hay hiện nay cũng như hướng phát triển của Công ước trong thời gian tới.
Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước La Hay về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi CNQT
06/06/2023
Nhận lời mời của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và được sự cho phép của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ngày 31/5/2023, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Đặng Trần Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Con nuôi làm Trưởng đoàn cùng với sự tham dự của Lãnh đạo, công chức Cục Con nuôi và Vụ Pháp luật quốc tế đã tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước La Hay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo hình thức trực tuyến.
Để đánh dấu sự phát triển Công ước trong 30 năm qua, Ban thường trực Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước La Hay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, với 03 chủ đề lớn là: (1) Bài học từ quá khứ; (2) Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và (3) Hướng tới tương lai. Các diễn giả tham gia trình bày là các chuyên gia từ các viện nghiên cứu lớn về quyền con người và quyền trẻ em, đại diện từ các nước thành viên Công ước La Hay về nuôi con nuôi, các tổ chức quốc tế có liên quan đến bảo vệ trẻ em, các cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ và con nuôi được Ban Thư ký mời tham dự và phát biểu.
Sau 30 năm xây dựng và phát triển kể từ khi được thông qua vào ngày 29/5/1993 tại Phiên họp toàn thể, Khóa họp lần thứ 17 của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế, Công ước La Hay 1993 đã có 105 quốc gia thành viên và luôn nhận được sự quan tâm đến từ tất cả các nước thành viên, các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ trẻ em, các cha mẹ nuôi và con nuôi. Các quốc gia thành viên đã luôn nỗ lực để đảm bảo việc nhận con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng tôn trọng các quyền cơ bản của các em. Trong 30 năm qua, bức tranh toàn cảnh về con nuôi quốc tế đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng xuất hiện những thách thức mới trong quá trình triển khai thực hiện Công ước.
Hội nghị La Hay cũng đã nhận diện được những thách thức và khó khăn trong giai đoạn hiện nay để đề xuất và gợi ra những nội dung quan trọng cần tập trung giải quyết nhằm phát triển Công ước cho phù hợp trong tương lai. Theo đó, các nước cần tập trung vào các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trước, trong và sau khi nhận con nuôi. Vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay là các dịch vụ hỗ trợ sau con nuôi và vấn đề tìm về nguồn gốc vì một số lượng lớn các trẻ em được nhận làm con nuôi nay đã trưởng thành và có nguyện vọng tìm hiểu về nguồn gốc của mình. Sự hỗ trợ, tư vấn đầy đủ của các cơ quan có thẩm quyền của cả Nước gốc và Nước nhận đối với người con nuôi, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ là rất quan trọng để đảm bảo việc tìm kiếm nguồn gốc diễn ra an toàn, đảm bảo tính bảo mật về danh tính cho các bên, tránh việc bị sốc văn hóa hoặc gây tổn thương cho các bên có liên quan trong quá trình gặp gỡ, đoàn tụ.
Thông qua Lễ Kỷ niệm, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Việt Nam nắm bắt được các thông tin về bối cảnh, bình diện, quan điểm của một số nước, tổ chức quốc tế trong triển khai thực thi Công ước La Hay hiện nay cũng như hướng phát triển của Công ước trong thời gian tới.