Tọa đàm thực thi hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm tại tỉnh Bà Rịa-Vũng TàuTrong khuôn khổ triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Kế hoạch hợp tác năm 2023, ngày 23/5/2023 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp (Cục Đăng ký) đã phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Tọa đàm thực thi hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Tọa đàm có sự tham gia trực tiếp của gần 100 đại biểu. Về phía Việt Nam, có đại diện đến từ Cục Đăng ký, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Hồ Chí Minh thuộc Cục Đăng ký; đại biểu đến từ: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam; Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các chi nhánh; đại diện các tổ chức tín dụng, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Về phía IFC, có bà Phạm Thị Thanh Huyền, Cán bộ phụ trách Chương trình Cơ sở Hạ tầng Tài chính Việt Nam, Nhóm Tư vấn các Định chế Tài chính của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC).
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký cho biết Ngày 30/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2023 (thay thế Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm). Nghị định được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả khuôn khổ pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công về đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Nhằm kịp thời phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, việc tổ chức Tọa đàm này là hết sức cần thiết. Đây cũng là diễn đàn để các Quý vị đại biểu trao đổi, đối thoại về những vấn đề cần thống nhất trong thực thi Nghị định số 99/2022/NĐ-CP và trong nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để triển khai thi hành hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP, qua đó nâng cao tính khả thi, phát huy hiệu quả hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm trong thực tiễn.
Còn theo ông Phạm Hồng Phúc - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngay sau khi Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 được Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp triển khai hội nghị trực tuyến, Sở Tư pháp cũng đã giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cũng còn một số quy định trong Nghị định còn mới mẻ, chưa thống nhất trong cách hiểu, dẫn đến khó khăn trong áp dụng, vì vậy Tọa đàm này là cơ hội cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức tín dụng có điều kiện gặp gỡ, trao đổi với cơ quan chủ quản Trung ương, chia sẻ kinh nghiệm và cách hiểu thống nhất quy định của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe ông Phạm Phúc Thịnh - Thành viên Tổ Biên tập xây dựng Nghị định số 99/2022/NĐ-CP, đại diện Cục Đăng ký trình bày tham luận: “Một số vấn đề cần thống nhất trong thực thi Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm”, ông Bùi Anh Đức - Phó Trưởng phòng, Ban Pháp chế - Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) trình bày tham luận: “Một số nội dung cần làm rõ của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm”. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Duy Tịnh Giám đốc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh tham gia giới thiệu một số quy định mới về đăng ký động sản thuộc thẩm quyền và cách thức thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản.
Trên cơ sở các tham luận dẫn đề, các đại biểu cũng đã cùng thảo luận trao đổi chuyên sâu, gắn với các tình huống pháp lý với vấn đề phát sinh trong thực tiễn về nghiệp vụ để đảm bảo thống nhất trong cách áp dụng pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Đồng thời, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp để triển khai thi hành hiệu quả Nghị định số số 99/2022/NĐ-CP và đề xuất những nội dung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.
Kết thúc Tọa đàm, thay mặt Cục Đăng ký, ông Phạm Tuấn Ngọc đã cảm ơn sự hỗ trợ của IFC, sự tham gia của các đại biểu và đánh giá đây là Tọa đàm có sự tương tác cao, không chỉ góp phần đưa quy định của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đi vào cuộc sống mà còn là kênh thông tin hiệu quả giúp Cục Đăng ký nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền về hoàn thiện quy định pháp luật liên quan trong thời gian tới. Ông Phạm Tuấn Ngọc cũng mong muốn các cơ quan, tổ chức và các đại biểu tiếp tục có sự phản hồi, để Cục Đăng ký kịp thời nhận diện những vấn đề cần được làm rõ hơn để có sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Đối với các câu hỏi, các vấn đề do vấn đề thời gian còn chưa được làm rõ tại Tọa đàm, Cục Đăng ký sẽ trực tiếp phản hồi dưới hình thức thích hợp cho các đại biểu.
Tọa đàm thực thi hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
24/05/2023
Trong khuôn khổ triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Kế hoạch hợp tác năm 2023, ngày 23/5/2023 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp (Cục Đăng ký) đã phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Tọa đàm thực thi hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tọa đàm có sự tham gia trực tiếp của gần 100 đại biểu. Về phía Việt Nam, có đại diện đến từ Cục Đăng ký, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Hồ Chí Minh thuộc Cục Đăng ký; đại biểu đến từ: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam; Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các chi nhánh; đại diện các tổ chức tín dụng, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Về phía IFC, có bà Phạm Thị Thanh Huyền, Cán bộ phụ trách Chương trình Cơ sở Hạ tầng Tài chính Việt Nam, Nhóm Tư vấn các Định chế Tài chính của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC).
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký cho biết Ngày 30/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2023 (thay thế Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm). Nghị định được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả khuôn khổ pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công về đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Nhằm kịp thời phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, việc tổ chức Tọa đàm này là hết sức cần thiết. Đây cũng là diễn đàn để các Quý vị đại biểu trao đổi, đối thoại về những vấn đề cần thống nhất trong thực thi Nghị định số 99/2022/NĐ-CP và trong nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để triển khai thi hành hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP, qua đó nâng cao tính khả thi, phát huy hiệu quả hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm trong thực tiễn.
Còn theo ông Phạm Hồng Phúc - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngay sau khi Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 được Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp triển khai hội nghị trực tuyến, Sở Tư pháp cũng đã giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cũng còn một số quy định trong Nghị định còn mới mẻ, chưa thống nhất trong cách hiểu, dẫn đến khó khăn trong áp dụng, vì vậy Tọa đàm này là cơ hội cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức tín dụng có điều kiện gặp gỡ, trao đổi với cơ quan chủ quản Trung ương, chia sẻ kinh nghiệm và cách hiểu thống nhất quy định của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe ông Phạm Phúc Thịnh - Thành viên Tổ Biên tập xây dựng Nghị định số 99/2022/NĐ-CP, đại diện Cục Đăng ký trình bày tham luận: “Một số vấn đề cần thống nhất trong thực thi Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm”, ông Bùi Anh Đức - Phó Trưởng phòng, Ban Pháp chế - Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) trình bày tham luận: “Một số nội dung cần làm rõ của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm”. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Duy Tịnh Giám đốc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh tham gia giới thiệu một số quy định mới về đăng ký động sản thuộc thẩm quyền và cách thức thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản.
Trên cơ sở các tham luận dẫn đề, các đại biểu cũng đã cùng thảo luận trao đổi chuyên sâu, gắn với các tình huống pháp lý với vấn đề phát sinh trong thực tiễn về nghiệp vụ để đảm bảo thống nhất trong cách áp dụng pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Đồng thời, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp để triển khai thi hành hiệu quả Nghị định số số 99/2022/NĐ-CP và đề xuất những nội dung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.
Kết thúc Tọa đàm, thay mặt Cục Đăng ký, ông Phạm Tuấn Ngọc đã cảm ơn sự hỗ trợ của IFC, sự tham gia của các đại biểu và đánh giá đây là Tọa đàm có sự tương tác cao, không chỉ góp phần đưa quy định của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đi vào cuộc sống mà còn là kênh thông tin hiệu quả giúp Cục Đăng ký nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền về hoàn thiện quy định pháp luật liên quan trong thời gian tới. Ông Phạm Tuấn Ngọc cũng mong muốn các cơ quan, tổ chức và các đại biểu tiếp tục có sự phản hồi, để Cục Đăng ký kịp thời nhận diện những vấn đề cần được làm rõ hơn để có sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Đối với các câu hỏi, các vấn đề do vấn đề thời gian còn chưa được làm rõ tại Tọa đàm, Cục Đăng ký sẽ trực tiếp phản hồi dưới hình thức thích hợp cho các đại biểu.