Hội nghị tập huấn cho tập huấn viên khu vực miền Trung Tây Nguyên về công tác hòa giải ở cơ sởThực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” và Kế hoạch công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022, ngày 08/6/2022, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn cho tập huấn viên khu vực miền Trung Tây Nguyên về công tác hòa giải ở cơ sở.Chủ trì điều hành Hội nghị là đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; giảng viên Hội nghị, TS. Nguyễn Phương Lan – Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội; cùng sự tham dự của 45 đại biểu đến từ 19 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, và đặc biệt nhận được sự quan tâm của một số lãnh đạo Sở Tư pháp.Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết tranh chấp ở người dân, đồng thời nêu ra những khó khăn, hạn chế về việc thiếu hụt kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình hòa giải cơ sở, cần phiết phải có sự phối hợp giữa trung ương và địa phương để nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.Triển khai nội dung tập huấn, giảng viên Nguyễn Phương Lan - giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Quế - Trưởng phòng Quản lý công tác hòa giải ở cơ sở, Vụ PBGDPL trình bày một số chuyên đề như: Những kiến thức cơ bản về Quản lý nhà nước; Các phương pháp tập huấn, kỹ năng cho hòa giải viên... Bên cạnh đó, giảng viên chia lớp thành nhiều nhóm để thực hành, tăng tương tác giữa các thành viên cũng như tăng thêm hiệu quả cho buổi tập huấn.Lớp tập huấn đã giải đáp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải cơ sở cho các địa phương và giúp tăng cường nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh để đội ngũ này hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện và hòa giải viên ở cơ sở.
Một số hình ảnh tại hội nghị:>Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Hội nghị tập huấn cho tập huấn viên khu vực miền Trung Tây Nguyên về công tác hòa giải ở cơ sở
10/06/2022
Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” và Kế hoạch công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022, ngày 08/6/2022, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn cho tập huấn viên khu vực miền Trung Tây Nguyên về công tác hòa giải ở cơ sở.
Chủ trì điều hành Hội nghị là đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; giảng viên Hội nghị, TS. Nguyễn Phương Lan – Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội; cùng sự tham dự của 45 đại biểu đến từ 19 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, và đặc biệt nhận được sự quan tâm của một số lãnh đạo Sở Tư pháp.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết tranh chấp ở người dân, đồng thời nêu ra những khó khăn, hạn chế về việc thiếu hụt kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình hòa giải cơ sở, cần phiết phải có sự phối hợp giữa trung ương và địa phương để nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
Triển khai nội dung tập huấn, giảng viên Nguyễn Phương Lan - giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Quế - Trưởng phòng Quản lý công tác hòa giải ở cơ sở, Vụ PBGDPL trình bày một số chuyên đề như: Những kiến thức cơ bản về Quản lý nhà nước; Các phương pháp tập huấn, kỹ năng cho hòa giải viên... Bên cạnh đó, giảng viên chia lớp thành nhiều nhóm để thực hành, tăng tương tác giữa các thành viên cũng như tăng thêm hiệu quả cho buổi tập huấn.
Lớp tập huấn đã giải đáp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải cơ sở cho các địa phương và giúp tăng cường nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh để đội ngũ này hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện và hòa giải viên ở cơ sở.
Một số hình ảnh tại hội nghị:
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật