Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho tất cả trẻ emTrẻ em là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Trợ giúp pháp lý là dịch vụ công thiết yếu nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân và cũng nhằm bảo đảm quyền trẻ em, là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa và an sinh và bảo trợ xã hội của Đảng và Nhà nước ta.Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em không nơi nương tựa và các đối tượng khác thuộc diện được TGPL. Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 với nhiều nội dung mới nổi bật, trong đó đã mở rộng thêm một số nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý như: tất cả trẻ em (không phân biệt hoàn cảnh, giới tính, dân tộc...); người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính... Chỉ riêng trẻ em, có 24.776.733 em, chiếm 25,75% trên tổng dân số[1] thuộc diện được TGPL.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 16 tuổi (trẻ em)[2], nội luật hoá đầy đủ nội dung Công ước quốc tế về quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tình trạng khó khăn tài chính, có nơi nương tựa hay không... Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì trẻ em là người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng trong các lĩnh vực pháp luật hình sự, dân sự, hành chính.
Cùng với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến trợ giúp pháp lý được ban hành tạo cơ sở pháp lý khá toàn diện, nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em. Ví dụ, Thông tư số 08/2017/TT-BTP đó quy định các loại giấy tờ chứng minh người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là trẻ em[3]; Thông tư liên tịch số 10/2018 quy định trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nhằm bảo đảm tốt nhất quyền được tiếp cận công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ trong tố quá trình tố tụng[4]. Gần đây, liên ngành Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp đã liên tịch ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến, trong đó quy định Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là điểm cầu trong phiên tòa trực tuyến. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em tham gia tố tụng, nhất là trong bối cảnh covid-19 hoặc nhiều lý do khách quan khác, người được trợ giúp pháp lý (trong đó có trẻ em) không thể đến trụ sở Tòa án, nơi xét xử được.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã kịp thời ban hành các văn bản triển khai chính sách liên quan đến bảo vệ và trợ giúp pháp lý cho trẻ em như: Triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định 1731/QĐ-BTP ngày 17/01/2021); Triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 (Công văn số 536/BTP-TGPL ngày 25/02/2022); Triển khai Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 – 2025 (Công văn số 4878/BTP-TGPL ngày 23/12/2021); Triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người (Công văn số 391/BTP-TGPL ngày 14/02/2022), trong đó có chú trọng đến đối tượng là trẻ em... Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và tác động nhiều mặt đối với trẻ em, Cục Trợ giúp pháp lý đã kịp thời chỉ đạo các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tăng cường trợ giúp pháp lý cho trẻ em, nhất là trẻ em bị mồ côi do đại dịch Covid-19 (Công văn số 437/CTGPL-TC&QLCL ngày 01/10/2021).
Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong thời gian qua Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) và các địa phương (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và đạt được một số kết quả sau đây:
Để nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội đối với trẻ em, thời gian qua, Cục Trợ giúp pháp lý đã tăng cường các hoạt động truyền thông để trẻ em được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước một cách kịp thời, hiệu quả. Cục đã phối hợp với các cơ quan truyền thông để thực hiện hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) xây dựng, phát sóng nhiều thông điệp, phóng sự, tọa đàm, chuyên mục về công tác trợ giúp pháp lý, trong đó có trợ giúp pháp lý cho trẻ em, ví dụ thông điệp về “quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em”, phóng sự về “trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên”, phóng sự “trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán người”, Chương trình giao lưu, đối thoại trực tuyến với chủ đề: “Trợ giúp pháp lý cho thanh thiếu niên và nhi đồng thuộc nhóm đối tượng yếu thế”…; xây dựng các video truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại[i]... Các hoạt động truyền thông này đã thu hút được sự quan tâm, phản hồi tích cực từ phía người dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan, từ đó, nâng cao nhận thức của người dân nói chung, trẻ em và người thân của họ về trợ giúp pháp lý và quyền trợ giúp pháp lý. Ở địa phương, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chính quyền cơ sở để truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú (thông qua các đợt truyền thông, các kênh thông tin đại chúng, bảng tin, hộp tin, tờ gấp… về trợ giúp pháp lý).
Trong thời gian qua, các tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý trong cả nước đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan tổ chức hữu quan ở Trung ương và địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và địa phương… trong việc thông tin, thông báo và phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (trong đó có phối hợp chuyển gửi án chỉ định có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện) công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện một cách nghiêm túc; tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em... Đồng thời, các địa phương cũng đang triển khai các quy định của Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 của liên tịch Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em tham gia tố tụng theo hình thức trực tuyến. Ngày 19/5/2022, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao ký chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân nhằm bảo đảm tốt nhất và kịp thời cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em.
Trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên cả nước đã có nhiều cố gắng trong thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Số lượng trẻ em được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước ngày càng tăng. Trong 04 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý nâm 2017, tính đến hết năm 2021 trên toàn quốc đã thực hiện thực hiện được 11.910 vụ việc TGPL cho 11.910 lượt người được trợ giúp pháp lý là trẻ em chiếm 8,81% tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý. Số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng tăng lên hàng năm, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số vụ việc TGPL cho nhóm đối tượng này (63,82 % vụ việc tham gia tố tụng). Qua hoạt động kiểm tra và báo cáo của địa phương cho thấy, hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện đều đạt chất lượng hoặc chất lượng tốt. Trong đó, có nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em thành công, có hiệu quả như được bào chữa vô tội, được giảm hình phạt, được chuyển tội danh nhẹ hơn, được tăng mức bồi thường thiệt hại.... Các vụ việc tham gia tố tụng đều được các Trung tâm trợ giúp pháp lý tạo điều kiện phân công trợ giúp viên pháp lý, luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu tâm lý trẻ em để thực hiện trợ giúp pháp lý cho các em.Ảnh TGPL cho trẻ em: Nguồn ảnh: https://baoquangninh.com.vn
Thời gian gần đây, nhiều vụ việc nổi cộm được báo chí đưa tin, dư luận xã hội quan tâm mà nạn nhân là trẻ em đã được các Trung tâm trợ giúp pháp lý chủ động, kịp thời tiếp cận, xác minh để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp kịp thời cho họ. Các vụ việc này đều được Cục Trợ giúp pháp lý theo dõi, chỉ đạo, trao đổi với địa phương, ví dụ như vụ em gái 13 tuổi bị xâm hại tình dục ở Bắc Giang, bé 3 tuổi bị cắt gân tay ở Quảng Ngãi, bé gái bị cha dượng xâm hại tình dục suốt nhiều năm liền ở Kiên Giang… được một số báo điện tử nêu như: “vietnamnet”, “dantri.com.vn”,"tuoitre.vn”,“cand.com.vn","laodong.vn", "giaoducthoidai.vn".v.v.
Bên cạnh việc tăng cường số lượng và chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em, Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) và các địa phương (Trung tâm trợ giúp pháp lý và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác) còn chú trọng tới việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý. Nhiều lớp tập huấn về cập nhật văn bản mới, kỹ năng trợ giúp pháp lý thân thiện cho trẻ em và người dưới 18 tuổi, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại (trong đó có trẻ em).
Với những kết quả trên, có thể khẳng định công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế trong đó có trẻ em; hoạt động trợ giúp pháp lý đã kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em khi các em có vướng mắc về pháp luật, tạo niềm tin vào công lý của người dân với Đảng và Nhà nước.
Tháng 6 hàng năm là Tháng Hành động vì trẻ em, đây là dịp các ngành, các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, quản lý, phối hợp và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả... Để hưởng ứng Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), Tháng Hành động vì trẻ em năm 2022, Cục Trợ giúp pháp lý đã có Công văn số 208/CTGPL-TC&QLCL ngày 09/5/2022 yêu cầu Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ chính trị tại địa phương tích cực tổ chức triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em, cụ thể:
1. Chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu trợ giúp pháp lý và thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt các vụ việc tham gia tố tụng, các vụ việc nổi cộm được dư luận xã hội chú ý, các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội đưa tin.
2. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em và những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; tăng cường truyền thông các vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là các vụ việc thành công để tạo sự lan tỏa.
3. Tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Hội phụ nữ, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác từ đó phát hiện, thông tin và phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
4. Tích cực triển khai có hiệu quả các hoạt động theo Quyết định 1731/QĐ-BTP ngày 17/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030 và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan./.
CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ[1] Nguồn: Tổng Cục Thống kê theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019 - công bố ngày 19/12/2019.[2] Điều 1 Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.[3] Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý[4] Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng[i](Xin gửi kèm đường link giới thiệu 03 video về TGPL cho trẻ em, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính bị xâm hại thể chất, xâm hại tình dục và nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính
1. Video Trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người đủ 16 đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính bị xâm hại thể chất
Link: https://www.youtube.com/watch?v=aJYCJkPJUpU&t
2. Video Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính
Link: https://www.youtube.com/watch?v=Cr0Ye2qJHNU
3. Video Trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người từ 16-dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính bị xâm hại tình dục
Link: https://www.youtube.com/watch?v=S_XPJv4omuo
Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho tất cả trẻ em
26/05/2022
Trẻ em là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Trợ giúp pháp lý là dịch vụ công thiết yếu nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân và cũng nhằm bảo đảm quyền trẻ em, là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa và an sinh và bảo trợ xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em không nơi nương tựa và các đối tượng khác thuộc diện được TGPL. Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 với nhiều nội dung mới nổi bật, trong đó đã mở rộng thêm một số nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý như: tất cả trẻ em (không phân biệt hoàn cảnh, giới tính, dân tộc...); người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính... Chỉ riêng trẻ em, có 24.776.733 em, chiếm 25,75% trên tổng dân số[1] thuộc diện được TGPL.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 16 tuổi (trẻ em)[2], nội luật hoá đầy đủ nội dung Công ước quốc tế về quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tình trạng khó khăn tài chính, có nơi nương tựa hay không... Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì trẻ em là người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng trong các lĩnh vực pháp luật hình sự, dân sự, hành chính.
Cùng với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến trợ giúp pháp lý được ban hành tạo cơ sở pháp lý khá toàn diện, nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em. Ví dụ, Thông tư số 08/2017/TT-BTP đó quy định các loại giấy tờ chứng minh người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là trẻ em[3]; Thông tư liên tịch số 10/2018 quy định trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nhằm bảo đảm tốt nhất quyền được tiếp cận công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ trong tố quá trình tố tụng[4]. Gần đây, liên ngành Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp đã liên tịch ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến, trong đó quy định Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là điểm cầu trong phiên tòa trực tuyến. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em tham gia tố tụng, nhất là trong bối cảnh covid-19 hoặc nhiều lý do khách quan khác, người được trợ giúp pháp lý (trong đó có trẻ em) không thể đến trụ sở Tòa án, nơi xét xử được.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã kịp thời ban hành các văn bản triển khai chính sách liên quan đến bảo vệ và trợ giúp pháp lý cho trẻ em như: Triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định 1731/QĐ-BTP ngày 17/01/2021); Triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 (Công văn số 536/BTP-TGPL ngày 25/02/2022); Triển khai Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 – 2025 (Công văn số 4878/BTP-TGPL ngày 23/12/2021); Triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người (Công văn số 391/BTP-TGPL ngày 14/02/2022), trong đó có chú trọng đến đối tượng là trẻ em... Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và tác động nhiều mặt đối với trẻ em, Cục Trợ giúp pháp lý đã kịp thời chỉ đạo các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tăng cường trợ giúp pháp lý cho trẻ em, nhất là trẻ em bị mồ côi do đại dịch Covid-19 (Công văn số 437/CTGPL-TC&QLCL ngày 01/10/2021).
Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong thời gian qua Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) và các địa phương (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và đạt được một số kết quả sau đây:
Để nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội đối với trẻ em, thời gian qua, Cục Trợ giúp pháp lý đã tăng cường các hoạt động truyền thông để trẻ em được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước một cách kịp thời, hiệu quả. Cục đã phối hợp với các cơ quan truyền thông để thực hiện hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) xây dựng, phát sóng nhiều thông điệp, phóng sự, tọa đàm, chuyên mục về công tác trợ giúp pháp lý, trong đó có trợ giúp pháp lý cho trẻ em, ví dụ thông điệp về “quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em”, phóng sự về “trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên”, phóng sự “trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán người”, Chương trình giao lưu, đối thoại trực tuyến với chủ đề: “Trợ giúp pháp lý cho thanh thiếu niên và nhi đồng thuộc nhóm đối tượng yếu thế”…; xây dựng các video truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại[i]... Các hoạt động truyền thông này đã thu hút được sự quan tâm, phản hồi tích cực từ phía người dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan, từ đó, nâng cao nhận thức của người dân nói chung, trẻ em và người thân của họ về trợ giúp pháp lý và quyền trợ giúp pháp lý. Ở địa phương, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chính quyền cơ sở để truyền thông về trợ giúp pháp lý cho trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú (thông qua các đợt truyền thông, các kênh thông tin đại chúng, bảng tin, hộp tin, tờ gấp… về trợ giúp pháp lý).
Trong thời gian qua, các tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý trong cả nước đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan tổ chức hữu quan ở Trung ương và địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và địa phương… trong việc thông tin, thông báo và phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (trong đó có phối hợp chuyển gửi án chỉ định có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện) công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện một cách nghiêm túc; tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em... Đồng thời, các địa phương cũng đang triển khai các quy định của Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 của liên tịch Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em tham gia tố tụng theo hình thức trực tuyến. Ngày 19/5/2022, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao ký chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân nhằm bảo đảm tốt nhất và kịp thời cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em.
Trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên cả nước đã có nhiều cố gắng trong thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Số lượng trẻ em được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước ngày càng tăng. Trong 04 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý nâm 2017, tính đến hết năm 2021 trên toàn quốc đã thực hiện thực hiện được 11.910 vụ việc TGPL cho 11.910 lượt người được trợ giúp pháp lý là trẻ em chiếm 8,81% tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý. Số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng tăng lên hàng năm, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số vụ việc TGPL cho nhóm đối tượng này (63,82 % vụ việc tham gia tố tụng). Qua hoạt động kiểm tra và báo cáo của địa phương cho thấy, hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện đều đạt chất lượng hoặc chất lượng tốt. Trong đó, có nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em thành công, có hiệu quả như được bào chữa vô tội, được giảm hình phạt, được chuyển tội danh nhẹ hơn, được tăng mức bồi thường thiệt hại.... Các vụ việc tham gia tố tụng đều được các Trung tâm trợ giúp pháp lý tạo điều kiện phân công trợ giúp viên pháp lý, luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu tâm lý trẻ em để thực hiện trợ giúp pháp lý cho các em.
Thời gian gần đây, nhiều vụ việc nổi cộm được báo chí đưa tin, dư luận xã hội quan tâm mà nạn nhân là trẻ em đã được các Trung tâm trợ giúp pháp lý chủ động, kịp thời tiếp cận, xác minh để cử người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp kịp thời cho họ. Các vụ việc này đều được Cục Trợ giúp pháp lý theo dõi, chỉ đạo, trao đổi với địa phương, ví dụ như vụ em gái 13 tuổi bị xâm hại tình dục ở Bắc Giang, bé 3 tuổi bị cắt gân tay ở Quảng Ngãi, bé gái bị cha dượng xâm hại tình dục suốt nhiều năm liền ở Kiên Giang… được một số báo điện tử nêu như: “vietnamnet”, “dantri.com.vn”,"tuoitre.vn”,“cand.com.vn","laodong.vn", "giaoducthoidai.vn".v.v.
Bên cạnh việc tăng cường số lượng và chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em, Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) và các địa phương (Trung tâm trợ giúp pháp lý và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác) còn chú trọng tới việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý. Nhiều lớp tập huấn về cập nhật văn bản mới, kỹ năng trợ giúp pháp lý thân thiện cho trẻ em và người dưới 18 tuổi, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại (trong đó có trẻ em).
Với những kết quả trên, có thể khẳng định công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế trong đó có trẻ em; hoạt động trợ giúp pháp lý đã kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em khi các em có vướng mắc về pháp luật, tạo niềm tin vào công lý của người dân với Đảng và Nhà nước.
Tháng 6 hàng năm là Tháng Hành động vì trẻ em, đây là dịp các ngành, các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, quản lý, phối hợp và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả... Để hưởng ứng Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), Tháng Hành động vì trẻ em năm 2022, Cục Trợ giúp pháp lý đã có Công văn số 208/CTGPL-TC&QLCL ngày 09/5/2022 yêu cầu Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ chính trị tại địa phương tích cực tổ chức triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em, cụ thể:
1. Chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu trợ giúp pháp lý và thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt các vụ việc tham gia tố tụng, các vụ việc nổi cộm được dư luận xã hội chú ý, các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội đưa tin.
2. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em và những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; tăng cường truyền thông các vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là các vụ việc thành công để tạo sự lan tỏa.
3. Tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Hội phụ nữ, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác từ đó phát hiện, thông tin và phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
4. Tích cực triển khai có hiệu quả các hoạt động theo Quyết định 1731/QĐ-BTP ngày 17/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030 và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan./.
CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
[1] Nguồn: Tổng Cục Thống kê theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019 - công bố ngày 19/12/2019.
[2] Điều 1 Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
[3] Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý
[4] Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng
[i] (Xin gửi kèm đường link giới thiệu 03 video về TGPL cho trẻ em, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính bị xâm hại thể chất, xâm hại tình dục và nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính)
1. Video Trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người đủ 16 đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính bị xâm hại thể chất
Link: https://www.youtube.com/watch?v=aJYCJkPJUpU&t
2. Video Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính
Link: https://www.youtube.com/watch?v=Cr0Ye2qJHNU
3. Video Trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người từ 16-dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính bị xâm hại tình dục
Link: https://www.youtube.com/watch?v=S_XPJv4omuo