Tập huấn kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sựĐể tiếp tục tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật mà người được trợ giúp pháp lý có nhiều vướng mắc và thực hiện Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Trợ giúp pháp lý đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 136/QĐ-BTP ngày 27/01/2022, ngày 17/5/2022, tại tỉnh Hòa Bình, Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức khai mạc lớp tập huấn kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự bằng hình thức trực tiếp. Lớp tập huấn có sự tham dự của các học viên là các đồng chí Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý, người tập sự trợ giúp pháp lý, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý của 03 tỉnh/thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ do Thạc sỹ, Luật sư Mai Bích Ngân - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội làm giảng viên.Theo số liệu thống kê, tính từ 01/01/2018 (từ khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực) đến 31/12/2021, trên toàn quốc thực hiện được 59.416 vụ việc TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng trong đó có 46.331 vụ việc tham gia tố tụng trong lĩnh vực hình sự (chiếm 78%). Từ số liệu trên cho thấy nhu cầu được tập huấn về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự là rất lớn. Vì vậy, công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng TGPL nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL là rất cần thiết.
Mục đích của lớp tập huấn nhằm trang bị cho các học viên kiến thức chuyên sâu về các quyền của người được trợ giúp pháp lý, kỹ năng làm việc với người được trợ giúp pháp lý và đặc biệt là kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc tố tụng hình sự cho người dưới 18 tuổi. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng.Giảng viên Mai Bích Ngân - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội giảng bàiTại lớp tập huấn, giảng viên đã trao đổi, chia sẻ với học viên về các nội dung như: Khái quát chung về người dưới 18 tuổi; quy định của pháp luật tố tụng về bảo vệ quyền lợi cho người dưới 18 tuổi; những yêu cầu đặt ra khi bào chữa, bảo vệ cho người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự và các kỹ năng tham gia hoạt động điều tra, thu thập, kiểm tra sử dụng và đánh giá chứng cứ; bản kết luận điều tra; bản cáo trạng; nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can; biên bản ghi lời khai của người làm chứng; ghi lời khai của người bị hại; xây dựng bài bào chữa; chuẩn bị câu hỏi tại phiên tranh tụng… đặc biệt trong quá trình tập huấn, giảng viên đã tập chung giữa truyền đạt các kỹ năng kết hợp với thực hành kỹ năng trong các tình huống, vụ án cụ thể...Trong quá trình tập huấn, các học viên cũng tích cực trao đổi, thảo luận sôi nổi và có sự tương tác với giảng viên về những vấn đề xảy ra trên thực tế, các vụ việc, tình huống cụ thể liên quan đến kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Lớp tập huấn đã giúp đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú, bổ ích để vận dụng trong công việc hàng ngày./.Toàn cảnh lớp tập huấnPhòng Tài chính và Quản lý chất lượng TGPL,
Cục Trợ giúp pháp lý
Tập huấn kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự
20/05/2022
Để tiếp tục tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật mà người được trợ giúp pháp lý có nhiều vướng mắc và thực hiện Kế hoạch công tác năm 2022 của Cục Trợ giúp pháp lý đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 136/QĐ-BTP ngày 27/01/2022, ngày 17/5/2022, tại tỉnh Hòa Bình, Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức khai mạc lớp tập huấn kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự bằng hình thức trực tiếp. Lớp tập huấn có sự tham dự của các học viên là các đồng chí Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý, người tập sự trợ giúp pháp lý, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý của 03 tỉnh/thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ do Thạc sỹ, Luật sư Mai Bích Ngân - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội làm giảng viên.
Theo số liệu thống kê, tính từ 01/01/2018 (từ khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực) đến 31/12/2021, trên toàn quốc thực hiện được 59.416 vụ việc TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng trong đó có 46.331 vụ việc tham gia tố tụng trong lĩnh vực hình sự (chiếm 78%). Từ số liệu trên cho thấy nhu cầu được tập huấn về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự là rất lớn. Vì vậy, công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng TGPL nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL là rất cần thiết.
Mục đích của lớp tập huấn nhằm trang bị cho các học viên kiến thức chuyên sâu về các quyền của người được trợ giúp pháp lý, kỹ năng làm việc với người được trợ giúp pháp lý và đặc biệt là kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc tố tụng hình sự cho người dưới 18 tuổi. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng.
Tại lớp tập huấn, giảng viên đã trao đổi, chia sẻ với học viên về các nội dung như: Khái quát chung về người dưới 18 tuổi; quy định của pháp luật tố tụng về bảo vệ quyền lợi cho người dưới 18 tuổi; những yêu cầu đặt ra khi bào chữa, bảo vệ cho người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự và các kỹ năng tham gia hoạt động điều tra, thu thập, kiểm tra sử dụng và đánh giá chứng cứ; bản kết luận điều tra; bản cáo trạng; nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can; biên bản ghi lời khai của người làm chứng; ghi lời khai của người bị hại; xây dựng bài bào chữa; chuẩn bị câu hỏi tại phiên tranh tụng… đặc biệt trong quá trình tập huấn, giảng viên đã tập chung giữa truyền đạt các kỹ năng kết hợp với thực hành kỹ năng trong các tình huống, vụ án cụ thể...Trong quá trình tập huấn, các học viên cũng tích cực trao đổi, thảo luận sôi nổi và có sự tương tác với giảng viên về những vấn đề xảy ra trên thực tế, các vụ việc, tình huống cụ thể liên quan đến kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Lớp tập huấn đã giúp đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú, bổ ích để vận dụng trong công việc hàng ngày./.
Phòng Tài chính và Quản lý chất lượng TGPL,
Cục Trợ giúp pháp lý