Cục Kiểm tra văn bản QPPL: Sơ kết công tác quý I và triển khai kế hoạch quý II năm 2022Thực hiện Kế hoạch của Bộ Tư pháp về sơ kết công tác tư pháp Quý I/2022, ngày 04/4/2022, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I và triển khai kế hoạch quý II năm 2022. Tham dự hội nghị có đồng chí Cục trưởng Hồ Quang Huy, các đồng chí Phó Cục trưởng và toàn thể công chức của Cục Kiểm tra văn bản QPPL. Báo cáo của Cục về kết quả công tác quý I và nhiệm vụ công tác Quý II/2021 và ý kiến phát biểu, thảo luận của các công chức của Cục cho thấy:
Trong quý I năm 2022, với tinh thần, trách nhiệm, chủ động, quyết tâm của đơn vị, sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ, Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã nỗ lực khắc phục khó khăn (đặc biệt là các tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid -19), thực hiện đồng bộ các mặt công tác, hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra tại Kế hoạch công tác năm 2021 của đơn vị và các nhiệm vụ phát sinh ngoài Kế hoạch được Lãnh đạo Bộ giao.
Công tác kiểm tra, rà soát QPPL tiếp tục được Cục Kiểm tra văn bản QPPL tập trung thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo sự chủ động của Bộ trong phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh.
Trong quý I, Cục đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền 455 văn bản (gồm 62 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 393 văn bản của địa phương); đã phát hiện và ra Kết luận kiểm tra đối với 35 văn bản QPPL của địa phương có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền[1]. Đã xử lý được 28/35 văn bản có quy định trái pháp luật. Ngoài ra trên cơ sở theo dõi, đôn đốc của Cục có 05 văn bản được kết luận trước năm 2022 được xử lý.
Trong công tác rà soát văn bản QPPL, Cục đã chỉnh lý, hoàn thiện, trình Bộ trưởng Lê Thành Long - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL ký Báo cáo 20/BC-TCT ngày 28/01/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động năm 2021 của Tổ công tác. Theo đó, trong năm 2021, Tổ công tác đã hoàn thành việc tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo 05 nhóm văn bản QPPL còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành theo Kế hoạch đề ra, qua đó đã phát hiện, đề xuất phương án xử lý đối với các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cũng như để triển khai thực hiện các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Đối với kết quả rà soát văn bản do các bộ, ngành thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã đề xuất phương án và xây dựng kế hoạch xử lý các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình; Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh[2], Cục đã tham mưu xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Công văn của Bộ Tư pháp gửi các bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị thông tin tình hình xử lý kết quả rà soát, nghiên cứu, xử lý kiến nghị, phản ánh về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn đã được tổng hợp tại Báo cáo số 229/BC-BTP ngày 15/10/2021 của Bộ Tư pháp về “Kết quả rà soát, nghiên cứu, xử lý kiến nghị, phản ánh về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ” để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Công tác hợp nhất văn bản QPPL tại các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tiếp tục được quan tâm thực hiện đúng quy định. Việc thực hiện hợp nhất văn bản QPPL cơ bản bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, nội dung, kỹ thuật hợp nhất được quy định tại Điều 6, Điều 7 Pháp lệnh và đăng tải trên Công báo, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Trang thông tin điện tử theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh. Ngoài ra, Cục thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện hợp nhất văn bản QPPL theo quy định.
Trong quý I, Cục đã thực hiện kiểm tra dự thảo văn bản hợp nhất trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực đối với Thông tư số 11/2021/TT-BTP ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam[3] Cục thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện hợp nhất văn bản QPPL theo quy định.
Công tác pháp điển hệ thống QPPL tiếp tục được Cục quan tâm tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ các bộ, ngành thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả việc pháp điển với tinh thần khẩn trương, sớm hoàn thành Bộ Pháp điển so với lộ trình đề ra; đồng thời thường xuyên cập nhật các QPPL mới vào Bộ pháp điển.
Trong Quý I, Cục đã phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tiếp tục triển khai các hoạt động được dự án JICA và EU JULE tài trợ như: Tổ chức cuộc họp trao đổi, thảo luận về việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển tại các bộ, ngành; tổ chức cuộc họp kỹ thuật góp ý tài liệu truyền thông giới thiệu, hướng dẫn sử dụng Bộ Pháp điển; tổ chức Hội thảo tham vấn Báo cáo rà soát, đánh giá pháp luật, chính sách về nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp; Hội thảo cho ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật...; đề xuất các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” trong năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 do JICA Nhật Bản tài trợ; đề xuất bổ sung các hoạt động trong khuôn khổ Dự án tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam do EU và UNDP tài trợ (EU JULE).
Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thuộc Cục như Chi bộ đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, chăm lo đời sống cho công chức, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức cán bộ, thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương của cơ quan, đơn vị, qua đó tạo nền tảng tư tưởng, chính trị vững chắc để xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hội nghị đã tập trung thảo luận, xác định các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Quý II/2020 trong điều kiện công việc ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhất là trong công tác rà soát văn bản QPPL về các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Hồ Quang Huy trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp của công chức trong Cục đã giúp đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL trong thời gian qua, đồng thời khẳng định ở vị trí công tác mới sẽ luôn đồng hành với công tác và sự phát triển của Cục, của Bộ, Ngành. Đồng chí đề nghị Cục tiếp tục nỗ lực, cố gắng, tăng cường hơn nữa tính kỷ luật, chuyên nghiệp, giỏi nghề; đoàn kết, nhất trí, phát huy thế mạnh trong đơn vị, khơi dậy được tinh thần công chức, có nhiều giải pháp hiệu quả để tổ chức tốt việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, qua đó đạt được nhiều kết quả, thành công hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đóng góp tích cực cho công tác của Bộ, Ngành./.[1] Ngoài ra, có 02 văn bản của địa phương sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày.[2] Tại Công văn số 8059/VPCP-PL ngày 03/11/2021 của Văn phòng Chính phủ.[3] Công văn số 19/KTrVB-PĐ ngày 10/01/2022.
Cục Kiểm tra văn bản QPPL: Sơ kết công tác quý I và triển khai kế hoạch quý II năm 2022
07/04/2022
Thực hiện Kế hoạch của Bộ Tư pháp về sơ kết công tác tư pháp Quý I/2022, ngày 04/4/2022, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I và triển khai kế hoạch quý II năm 2022. Tham dự hội nghị có đồng chí Cục trưởng Hồ Quang Huy, các đồng chí Phó Cục trưởng và toàn thể công chức của Cục Kiểm tra văn bản QPPL.
Báo cáo của Cục về kết quả công tác quý I và nhiệm vụ công tác Quý II/2021 và ý kiến phát biểu, thảo luận của các công chức của Cục cho thấy:
Trong quý I năm 2022, với tinh thần, trách nhiệm, chủ động, quyết tâm của đơn vị, sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ, Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã nỗ lực khắc phục khó khăn (đặc biệt là các tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid -19), thực hiện đồng bộ các mặt công tác, hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra tại Kế hoạch công tác năm 2021 của đơn vị và các nhiệm vụ phát sinh ngoài Kế hoạch được Lãnh đạo Bộ giao.
Công tác kiểm tra, rà soát QPPL tiếp tục được Cục Kiểm tra văn bản QPPL tập trung thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo sự chủ động của Bộ trong phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh.
Trong quý I, Cục đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền 455 văn bản (gồm 62 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 393 văn bản của địa phương); đã phát hiện và ra Kết luận kiểm tra đối với 35 văn bản QPPL của địa phương có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền
[1]. Đã xử lý được 28/35 văn bản có quy định trái pháp luật. Ngoài ra trên cơ sở theo dõi, đôn đốc của Cục có 05 văn bản được kết luận trước năm 2022 được xử lý.
Trong công tác rà soát văn bản QPPL, Cục đã chỉnh lý, hoàn thiện, trình Bộ trưởng Lê Thành Long - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL ký Báo cáo 20/BC-TCT ngày 28/01/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động năm 2021 của Tổ công tác. Theo đó, trong năm 2021, Tổ công tác đã hoàn thành việc tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo 05 nhóm văn bản QPPL còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành theo Kế hoạch đề ra, qua đó đã phát hiện, đề xuất phương án xử lý đối với các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cũng như để triển khai thực hiện các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Đối với kết quả rà soát văn bản do các bộ, ngành thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã đề xuất phương án và xây dựng kế hoạch xử lý các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình;
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh
[2], Cục đã tham mưu xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Công văn của Bộ Tư pháp gửi các bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị thông tin tình hình xử lý kết quả rà soát, nghiên cứu, xử lý kiến nghị, phản ánh về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn đã được tổng hợp tại Báo cáo số 229/BC-BTP ngày 15/10/2021 của Bộ Tư pháp về “Kết quả rà soát, nghiên cứu, xử lý kiến nghị, phản ánh về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ” để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Công tác hợp nhất văn bản QPPL tại các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tiếp tục được quan tâm thực hiện đúng quy định. Việc thực hiện hợp nhất văn bản QPPL cơ bản bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, nội dung, kỹ thuật hợp nhất được quy định tại Điều 6, Điều 7 Pháp lệnh và đăng tải trên Công báo, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Trang thông tin điện tử theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh. Ngoài ra, Cục thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện hợp nhất văn bản QPPL theo quy định.
Trong quý I, Cục đã thực hiện kiểm tra dự thảo văn bản hợp nhất trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực đối với Thông tư số 11/2021/TT-BTP ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
[3].
Cục thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện hợp nhất văn bản QPPL theo quy định.
Công tác pháp điển hệ thống QPPL tiếp tục được Cục quan tâm tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ các bộ, ngành thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả việc pháp điển với tinh thần khẩn trương, sớm hoàn thành Bộ Pháp điển so với lộ trình đề ra; đồng thời thường xuyên cập nhật các QPPL mới vào Bộ pháp điển.
Trong Quý I, Cục đã phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tiếp tục triển khai các hoạt động được dự án JICA và EU JULE tài trợ như: Tổ chức cuộc họp trao đổi, thảo luận về việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển tại các bộ, ngành; tổ chức cuộc họp kỹ thuật góp ý tài liệu truyền thông giới thiệu, hướng dẫn sử dụng Bộ Pháp điển; tổ chức Hội thảo tham vấn Báo cáo rà soát, đánh giá pháp luật, chính sách về nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp; Hội thảo cho ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật...; đề xuất các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” trong năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 do JICA Nhật Bản tài trợ; đề xuất bổ sung các hoạt động trong khuôn khổ Dự án tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam do EU và UNDP tài trợ (EU JULE).
Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thuộc Cục như Chi bộ đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, chăm lo đời sống cho công chức, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức cán bộ, thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương của cơ quan, đơn vị, qua đó tạo nền tảng tư tưởng, chính trị vững chắc để xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hội nghị đã tập trung thảo luận, xác định các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Quý II/2020 trong điều kiện công việc ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhất là trong công tác rà soát văn bản QPPL về các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Hồ Quang Huy trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp của công chức trong Cục đã giúp đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL trong thời gian qua, đồng thời khẳng định ở vị trí công tác mới sẽ luôn đồng hành với công tác và sự phát triển của Cục, của Bộ, Ngành. Đồng chí đề nghị Cục tiếp tục nỗ lực, cố gắng, tăng cường hơn nữa tính kỷ luật, chuyên nghiệp, giỏi nghề; đoàn kết, nhất trí, phát huy thế mạnh trong đơn vị, khơi dậy được tinh thần công chức, có nhiều giải pháp hiệu quả để tổ chức tốt việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, qua đó đạt được nhiều kết quả, thành công hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đóng góp tích cực cho công tác của Bộ, Ngành./.
[1] Ngoài ra, có 02 văn bản của địa phương sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày.
[2] Tại Công văn số 8059/VPCP-PL ngày 03/11/2021 của Văn phòng Chính phủ.
[3] Công văn số 19/KTrVB-PĐ ngày 10/01/2022.