Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS theo cơ chế đa phương toàn cầu và khu vựcChiều 30/9, trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác năm 2021 của Chương trình hợp tác 3 năm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp giai đoạn 2021-2023, Vụ Hợp tác quốc tế đã phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Cục Bổ trợ tư pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm của Pháp về “Cơ chế hợp tác quốc tế đa phương và khu vực trong lĩnh vực THADS”. Ông Nguyễn Hữu Huyên - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì Tọa đàm.Tọa đàm trực tuyến được tổ chức với 4 điểm cầu chính tại Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Văn phòng Liên minh Thừa phát lại quốc tế và Hiệp hội Thừa phát lại và đấu giá viên quốc gia Cộng hòa Pháp.
Tham dự Tọa đàm có ông Bela Hegedus, Trưởng Ban Pháp luật, tư pháp và quản trị thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; ông Mathieu Chardon, Phó Chủ tịch Liên minh Thừa phát lại quốc tế; ông Régis Cappelaere, Chủ tịch Hội đồng Thừa phát lại Vùng địa hạt Tòa phúc thẩm Nancy - đại diện Hiệp hội Thừa phát lại và đấu giá viên quốc gia của Pháp. Về phía Việt Nam có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ (Tổng cục THADS, Cục Bổ trợ tư pháp, Học viện Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội) và một số cơ quan (Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam).
Phát biểu khai mạc, Vụ trưởng Nguyễn Hữu Huyên cảm ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình hợp tác 3 năm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, đặc biệt là các hoạt động hội thảo, Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong các lĩnh vực công tác của Bộ.
Với chủ đề của Tọa đàm, ông Huyên nhấn mạnh sự cần thiết của việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác này và góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án, lực lượng thừa phát lại đang hoạt động tại Việt Nam. Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều hình thức hợp tác quốc tế qua cơ chế song phương, tuy nhiên, hợp tác qua cơ chế đa phương toàn cầu và khu vực hiện còn ở mức độ khiêm tốn. Hiện nay, Bộ Tư pháp Việt Nam đang nghiên cứu về Liên minh Thừa phát lại quốc tế (UIHJ) nhằm đề xuất các giải pháp tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương toàn cầu và khu vực trong lĩnh vực THADS.
Tọa đàm được tổ chức với mục đích chính nhằm tham khảo kinh nghiệm từ Cộng hòa Pháp (một trong quốc gia sáng lập UIHJ và Hiệp hội Thừa phát lại châu Âu CEHJ), tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, quyền và nghĩa vụ khi gia nhập UIHJ cũng như điều kiện, hình thức gia nhập. Tại tọa đàm, nhiều câu hỏi đã được nêu ra và giải đáp về các vấn đề trên.
Về tham luận, ông Mathieu Chardon, Phó Chủ tịch Liên minh Thừa phát lại Quốc tế và ông Régis Cappelaere, Chủ tịch Hội đồng Thừa phát lại Vùng địa hạt Tòa phúc thẩm Nancy đã chia sẻ, giải đáp những câu hỏi phía Bộ Tư pháp Việt Nam đưa ra. Việc tham gia UIHJ sẽ góp phần giúp các cơ quan, tổ chức Việt Nam học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn công tác THADS của các thành viên UIHJ; được nhận tư vấn trực tiếp từ Hội đồng khoa học và các cơ quan của UIHJ và tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực do UIHJ tổ chức để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong công tác THADS với nhiều điểm mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay. Việc gia nhập UIHJ sẽ được tiến hành một cách linh hoạt theo các bước tại Điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó mỗi thành viên sẽ có tư cách, phương thức khác nhau. Các chuyên gia cũng đề nghị Việt Nam với vai trò là một quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể đưa ra những sáng kiến để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ ASEAN trong lĩnh vực này.
Kết thúc Tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Huyên khẳng định việc tổ chức Tọa đàm và trao đổi với các chuyên gia Pháp đã góp phần làm rõ nhiều câu hỏi đặt ra của Bộ Tư pháp Việt Nam trong quá trình nghiên cứu khả năng gia nhập Tổ chức UIHJ cũng như gợi mở nhiều hướng đi mới cho công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS của Việt Nam. Nhân dịp này, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp cũng trao đổi với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam về những hoạt động sắp tới trong khuôn khổ Chương trình hợp tác 3 năm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS theo cơ chế đa phương toàn cầu và khu vực
07/10/2021
Chiều 30/9, trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác năm 2021 của Chương trình hợp tác 3 năm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp giai đoạn 2021-2023, Vụ Hợp tác quốc tế đã phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Cục Bổ trợ tư pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm của Pháp về “Cơ chế hợp tác quốc tế đa phương và khu vực trong lĩnh vực THADS”. Ông Nguyễn Hữu Huyên - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì Tọa đàm.
Tọa đàm trực tuyến được tổ chức với 4 điểm cầu chính tại Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Văn phòng Liên minh Thừa phát lại quốc tế và Hiệp hội Thừa phát lại và đấu giá viên quốc gia Cộng hòa Pháp.
Tham dự Tọa đàm có ông Bela Hegedus, Trưởng Ban Pháp luật, tư pháp và quản trị thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; ông Mathieu Chardon, Phó Chủ tịch Liên minh Thừa phát lại quốc tế; ông Régis Cappelaere, Chủ tịch Hội đồng Thừa phát lại Vùng địa hạt Tòa phúc thẩm Nancy - đại diện Hiệp hội Thừa phát lại và đấu giá viên quốc gia của Pháp. Về phía Việt Nam có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ (Tổng cục THADS, Cục Bổ trợ tư pháp, Học viện Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội) và một số cơ quan (Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam).
Phát biểu khai mạc, Vụ trưởng Nguyễn Hữu Huyên cảm ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình hợp tác 3 năm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, đặc biệt là các hoạt động hội thảo, Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong các lĩnh vực công tác của Bộ.
Với chủ đề của Tọa đàm, ông Huyên nhấn mạnh sự cần thiết của việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác này và góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án, lực lượng thừa phát lại đang hoạt động tại Việt Nam. Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều hình thức hợp tác quốc tế qua cơ chế song phương, tuy nhiên, hợp tác qua cơ chế đa phương toàn cầu và khu vực hiện còn ở mức độ khiêm tốn. Hiện nay, Bộ Tư pháp Việt Nam đang nghiên cứu về Liên minh Thừa phát lại quốc tế (UIHJ) nhằm đề xuất các giải pháp tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương toàn cầu và khu vực trong lĩnh vực THADS.
Tọa đàm được tổ chức với mục đích chính nhằm tham khảo kinh nghiệm từ Cộng hòa Pháp (một trong quốc gia sáng lập UIHJ và Hiệp hội Thừa phát lại châu Âu CEHJ), tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, quyền và nghĩa vụ khi gia nhập UIHJ cũng như điều kiện, hình thức gia nhập. Tại tọa đàm, nhiều câu hỏi đã được nêu ra và giải đáp về các vấn đề trên.
Về tham luận, ông Mathieu Chardon, Phó Chủ tịch Liên minh Thừa phát lại Quốc tế và ông Régis Cappelaere, Chủ tịch Hội đồng Thừa phát lại Vùng địa hạt Tòa phúc thẩm Nancy đã chia sẻ, giải đáp những câu hỏi phía Bộ Tư pháp Việt Nam đưa ra. Việc tham gia UIHJ sẽ góp phần giúp các cơ quan, tổ chức Việt Nam học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn công tác THADS của các thành viên UIHJ; được nhận tư vấn trực tiếp từ Hội đồng khoa học và các cơ quan của UIHJ và tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực do UIHJ tổ chức để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong công tác THADS với nhiều điểm mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay. Việc gia nhập UIHJ sẽ được tiến hành một cách linh hoạt theo các bước tại Điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó mỗi thành viên sẽ có tư cách, phương thức khác nhau. Các chuyên gia cũng đề nghị Việt Nam với vai trò là một quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể đưa ra những sáng kiến để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ ASEAN trong lĩnh vực này.
Kết thúc Tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Huyên khẳng định việc tổ chức Tọa đàm và trao đổi với các chuyên gia Pháp đã góp phần làm rõ nhiều câu hỏi đặt ra của Bộ Tư pháp Việt Nam trong quá trình nghiên cứu khả năng gia nhập Tổ chức UIHJ cũng như gợi mở nhiều hướng đi mới cho công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS của Việt Nam. Nhân dịp này, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp cũng trao đổi với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam về những hoạt động sắp tới trong khuôn khổ Chương trình hợp tác 3 năm giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.