Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm: 20 năm - Dấu ấn một chặng đườngCục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trải qua 20 năm (2001-2021) hình thành và phát triển, đã lớn mạnh không ngừng, đi cùng với những đổi thay của Bộ, ngành Tư pháp cũng như của đất nước, góp phần tạo nên sức sống mới đầy năng động, sáng tạo, tích cực trong thành công chung của Bộ, ngành Tư pháp.Dấu ấn trong những ngày đầu thành lập
Cách đây 20 năm, vào ngày 10/7/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 104/2001/QĐ-TTg thành lập Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp để thực hiện việc quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức việc đăng ký, cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 412/2001/QĐ-BTP về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Theo đó, bên cạnh chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, Cục Đăng ký còn thực hiện nhiệm vụ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển).
Từ ngày 12/3/2002, Cục Đăng ký đã triển khai công tác đăng ký giao dịch bảo đảm (cụ thể là tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản Hà Nội). Sau đó, Chi nhánh Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Hồ Chí Minh (gọi là Chi nhánh số 1) được thành lập và thực hiện đăng ký từ ngày 26/8/2002 và Chi nhánh Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Đà Nẵng (gọi là Chi nhánh số 2) được thành lập, triển khai hoạt động đăng ký từ ngày 14/7/2004 nhằm đáp ứng nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước.
Từ buổi đầu mới thành lập chỉ với 06 công chức được điều chuyển từ một số đơn vị thuộc Bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phương tiện làm việc còn đơn giản, thiếu thốn, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung còn mang tính truyền thống, thủ công. Nhưng vượt qua nhiều khó khăn, với sự nỗ lực không ngừng, trong giai đoạn này tập thể Cục Đăng ký đã luôn cố gắng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong đó tập trung vào công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm.
Dấu ấn đổi mới hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công
Nhằm kiện toàn tổ chức và hoạt động của Cục Đăng ký, qua đó tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc đổi mới, ngày 24/3/2005, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 171/QĐ-BTP phê duyệt Đề án về kiện toàn tổ chức, cán bộ của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm giai đoạn từ 2005 đến 2007. Đề án này đã tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó, Cục Đăng ký chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, chức năng đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm được giao cho các Trung tâm Đăng ký. Trên cơ sở đó, ngày 24/3/2005 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành các Quyết định về việc thành lập 03 Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng từ việc nâng cấp các Chi nhánh. Các Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Có thể nói đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của các Trung tâm Đăng ký nói riêng, sự hoàn thiện về tổ chức bộ máy của Cục Đăng ký nói chung.
Trong giai đoạn này, Cục Đăng ký đã tập trung trong công tác xây dựng thể chế, triển khai các hoạt động hướng dẫn, giải đáp pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm cho các cơ quan thực hiện đăng ký, các tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức có liên quan; tiến hành kiểm tra việc thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các cơ quan đăng ký bằng quyền sử dụng đất trên khắp cả nước. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút sự đầu tư về tài chính, kinh nghiệm xây dựng, pháp triển hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Chính thức vận hành Hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm đầu tiên tại Việt Nam (dịch vụ công mức độ 3)
Ngày 19/3/2012, Cục Đăng ký đã chính thức vận hành Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) ở mức độ 3 (mức độ cao nhất tại thời điểm này về dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Tư pháp) để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Sự kiện này là một trong 10 sự kiện nổi bật của Ngành Tư pháp năm 2012. Hệ thống đăng ký trực tuyến này đã được sử dụng ổn định và ngày càng hiệu quả trong những năm tiếp theo, tỷ lệ đăng ký trực tuyến ngày càng tăng, trung bình mỗi năm trong giai đoạn này, các Trung tâm Đăng ký đã xử lý 350.000 phiếu yêu cầu đăng ký. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ngày một cao về quản lý nhà nước và trong phát triển kinh tế - xã hội, Cục Đăng ký thường xuyên thực hiện việc nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống đăng ký trực tuyến và có những bước nghiên cứu cơ bản về mặt chính sách cho việc xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
Tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả và đạt dịch vụ công mức độ 4 duy nhất của Bộ Tư pháp
Từ năm 2017, việc đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Cục Đăng ký đã thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW gắn chặt với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, tổ chức bộ máy của Cục Đăng ký đã và đang được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, giảm nhiều đầu mối bên trong, nhất là giảm số lượng tổ chức và lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong khối giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, từ 07 đơn vị đầu mối đến nay chỉ còn 05 đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ngày 10/7/2017, Cục Đăng ký đã chính thức vận hành Hệ thống đăng ký trực tuyến ở mức độ 4 về dịch vụ công trực tuyến (mức độ cao nhất trong cung cấp dịch vụ công của Chính phủ). Sự kiện này cũng đã được ghi nhận là một trong 10 sự kiện nổi bật của Ngành Tư pháp năm 2017; đây cũng là dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên và duy nhất của Bộ Tư pháp cho đến thời điểm hiện nay. Tỷ lệ đăng ký trực tuyến đến nay đã đạt 75%; trung bình từ năm 2017 đến nay, mỗi năm các Trung tâm Đăng ký đã xử lý gần 01 triệu phiếu yêu cầu đăng ký. Đồng thời, trong năm 2020, Cục Đăng ký đã thực hiện việc kết nối, đồng bộ trạng thái hồ sơ lên Cổng dịch vụ công của Bộ Tư pháp, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Qua chặng đường 2 thập kỷ xây dựng và phát triển, có thể khẳng định được sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của Cục Đăng ký theo tiến trình phát triển chung của Bộ, ngành Tư pháp và đất nước. Đội ngũ công chức, viên chức của Cục Đăng ký đã trưởng thành về mọi mặt, kể cả ý chí, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống lẫn chuyên môn nghiệp vụ; xứng đáng là tấm gương và truyền thống quý báu để lớp công chức, viên chức kế tiếp của đơn vị tiếp tục phát huy nhằm xây dựng Cục Đăng ký không ngừng lớn mạnh; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực và thành công này đã được Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp ghi nhận, tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2011), Huân chương Lao động hạng Hai (2016, 2021), Cờ thi đua của Chính phủ (2010, 2020), nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,...
Với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đề cao trách nhiệm, trong giai đoạn tiếp theo, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm sẽ tiếp tục đổi mới, phát huy cao nhất vị trí, vai trò của Cục trong tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, xứng đáng với sự tin tưởng của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp trong thời gian qua; phát huy cao nhất vị thế là đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ công với chất lượng cao, hiệu quả nhất cho người dân, doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục và tập thể công chức, viên chức, người lao động đoàn kết, quyết tâm phát huy thành tựu, khắc phục những khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong tổ chức, hoạt động trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và thực hiện nghiêm túc chế độ Thủ trưởng, phân công, phân nhiệm rõ ràng và tập trung dân chủ; nâng cao tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị thuộc Cục; chủ động trong việc nghiên cứu, xây dựng, tham mưu trình cấp có thẩm quyền và trong phối hợp với các Bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm: 20 năm - Dấu ấn một chặng đường
09/07/2021
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trải qua 20 năm (2001-2021) hình thành và phát triển, đã lớn mạnh không ngừng, đi cùng với những đổi thay của Bộ, ngành Tư pháp cũng như của đất nước, góp phần tạo nên sức sống mới đầy năng động, sáng tạo, tích cực trong thành công chung của Bộ, ngành Tư pháp.
Dấu ấn trong những ngày đầu thành lập
Cách đây 20 năm, vào ngày 10/7/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 104/2001/QĐ-TTg thành lập Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp để thực hiện việc quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức việc đăng ký, cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 412/2001/QĐ-BTP về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Theo đó, bên cạnh chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, Cục Đăng ký còn thực hiện nhiệm vụ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển).
Từ ngày 12/3/2002, Cục Đăng ký đã triển khai công tác đăng ký giao dịch bảo đảm (cụ thể là tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản Hà Nội). Sau đó, Chi nhánh Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Hồ Chí Minh (gọi là Chi nhánh số 1) được thành lập và thực hiện đăng ký từ ngày 26/8/2002 và Chi nhánh Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Đà Nẵng (gọi là Chi nhánh số 2) được thành lập, triển khai hoạt động đăng ký từ ngày 14/7/2004 nhằm đáp ứng nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước.
Từ buổi đầu mới thành lập chỉ với 06 công chức được điều chuyển từ một số đơn vị thuộc Bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phương tiện làm việc còn đơn giản, thiếu thốn, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung còn mang tính truyền thống, thủ công. Nhưng vượt qua nhiều khó khăn, với sự nỗ lực không ngừng, trong giai đoạn này tập thể Cục Đăng ký đã luôn cố gắng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong đó tập trung vào công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm.
Dấu ấn đổi mới hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công
Nhằm kiện toàn tổ chức và hoạt động của Cục Đăng ký, qua đó tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc đổi mới, ngày 24/3/2005, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 171/QĐ-BTP phê duyệt Đề án về kiện toàn tổ chức, cán bộ của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm giai đoạn từ 2005 đến 2007. Đề án này đã tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó, Cục Đăng ký chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, chức năng đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm được giao cho các Trung tâm Đăng ký. Trên cơ sở đó, ngày 24/3/2005 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành các Quyết định về việc thành lập 03 Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng từ việc nâng cấp các Chi nhánh. Các Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Có thể nói đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của các Trung tâm Đăng ký nói riêng, sự hoàn thiện về tổ chức bộ máy của Cục Đăng ký nói chung.
Trong giai đoạn này, Cục Đăng ký đã tập trung trong công tác xây dựng thể chế, triển khai các hoạt động hướng dẫn, giải đáp pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm cho các cơ quan thực hiện đăng ký, các tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức có liên quan; tiến hành kiểm tra việc thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các cơ quan đăng ký bằng quyền sử dụng đất trên khắp cả nước. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút sự đầu tư về tài chính, kinh nghiệm xây dựng, pháp triển hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Chính thức vận hành Hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm đầu tiên tại Việt Nam (dịch vụ công mức độ 3)
Ngày 19/3/2012, Cục Đăng ký đã chính thức vận hành Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) ở mức độ 3 (mức độ cao nhất tại thời điểm này về dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Tư pháp) để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Sự kiện này là một trong 10 sự kiện nổi bật của Ngành Tư pháp năm 2012. Hệ thống đăng ký trực tuyến này đã được sử dụng ổn định và ngày càng hiệu quả trong những năm tiếp theo, tỷ lệ đăng ký trực tuyến ngày càng tăng, trung bình mỗi năm trong giai đoạn này, các Trung tâm Đăng ký đã xử lý 350.000 phiếu yêu cầu đăng ký. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ngày một cao về quản lý nhà nước và trong phát triển kinh tế - xã hội, Cục Đăng ký thường xuyên thực hiện việc nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống đăng ký trực tuyến và có những bước nghiên cứu cơ bản về mặt chính sách cho việc xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
Tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả và đạt dịch vụ công mức độ 4 duy nhất của Bộ Tư pháp
Từ năm 2017, việc đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Cục Đăng ký đã thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW gắn chặt với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, tổ chức bộ máy của Cục Đăng ký đã và đang được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, giảm nhiều đầu mối bên trong, nhất là giảm số lượng tổ chức và lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong khối giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, từ 07 đơn vị đầu mối đến nay chỉ còn 05 đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ngày 10/7/2017, Cục Đăng ký đã chính thức vận hành Hệ thống đăng ký trực tuyến ở mức độ 4 về dịch vụ công trực tuyến (mức độ cao nhất trong cung cấp dịch vụ công của Chính phủ). Sự kiện này cũng đã được ghi nhận là một trong 10 sự kiện nổi bật của Ngành Tư pháp năm 2017; đây cũng là dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên và duy nhất của Bộ Tư pháp cho đến thời điểm hiện nay. Tỷ lệ đăng ký trực tuyến đến nay đã đạt 75%; trung bình từ năm 2017 đến nay, mỗi năm các Trung tâm Đăng ký đã xử lý gần 01 triệu phiếu yêu cầu đăng ký. Đồng thời, trong năm 2020, Cục Đăng ký đã thực hiện việc kết nối, đồng bộ trạng thái hồ sơ lên Cổng dịch vụ công của Bộ Tư pháp, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Qua chặng đường 2 thập kỷ xây dựng và phát triển, có thể khẳng định được sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của Cục Đăng ký theo tiến trình phát triển chung của Bộ, ngành Tư pháp và đất nước. Đội ngũ công chức, viên chức của Cục Đăng ký đã trưởng thành về mọi mặt, kể cả ý chí, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống lẫn chuyên môn nghiệp vụ; xứng đáng là tấm gương và truyền thống quý báu để lớp công chức, viên chức kế tiếp của đơn vị tiếp tục phát huy nhằm xây dựng Cục Đăng ký không ngừng lớn mạnh; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực và thành công này đã được Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp ghi nhận, tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2011), Huân chương Lao động hạng Hai (2016, 2021), Cờ thi đua của Chính phủ (2010, 2020), nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,...
Với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đề cao trách nhiệm, trong giai đoạn tiếp theo, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm sẽ tiếp tục đổi mới, phát huy cao nhất vị trí, vai trò của Cục trong tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, xứng đáng với sự tin tưởng của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp trong thời gian qua; phát huy cao nhất vị thế là đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ công với chất lượng cao, hiệu quả nhất cho người dân, doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục và tập thể công chức, viên chức, người lao động đoàn kết, quyết tâm phát huy thành tựu, khắc phục những khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong tổ chức, hoạt động trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và thực hiện nghiêm túc chế độ Thủ trưởng, phân công, phân nhiệm rõ ràng và tập trung dân chủ; nâng cao tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị thuộc Cục; chủ động trong việc nghiên cứu, xây dựng, tham mưu trình cấp có thẩm quyền và trong phối hợp với các Bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm