Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã kýQuyết định số2484/QĐ-BTPvề việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 – 2024.Chuyển đổi IPv6 là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm tài nguyên số, hạ tầng số cho CĐS quốc giaTrước sự bùng nổ của Internet toàn cầu, mạng Internet đang chuyển đổi từ giao thức IPv4 (địa chỉ Internet thế hệ 4) sang IPv6 (địa chỉ Internet thế hệ 6) để vừa giải quyết vấn đề cạn kiệt không gian địa chỉ của IPv4 vừa đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ mới, chất lượng cao như IoT, 4G LTE/5G.IPv6 là giao thức mặc định trong các dịch vụ 5G, IoT và được xác định sẽ kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) tạo nên thế hệ mạng IP thông tin mới (IPv6+) cho kỷ nguyên của 5G và cloud. Dự báo tới năm 2025, hoạt động Internet toàn cầu sẽ chuyển đổi sang công nghệ thuần IPv6.Đón trước xu thế công nghệ, từ năm 2008, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy, chuyển đổi sử dụng IPv6 trên hoạt động mạng, dịch vụ và hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong ứng dụng triển khai công nghệ mới IPv6.Hoàn thành xuất sắc Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 (thực hiện từ 2011-2019), Việt Nam chuyển mình với Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ triển khai IPv6 cho CQNN (IPv6 For Gov) và giữ nhịp các hoạt động hướng tới mục tiêu "Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6)" theo Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.Chương trình IPv6 For Gov định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ CQNN chuyển đổi IPv6 thành công trên mạng lưới, dịch vụ, song song với quy hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống CNTT, kết nối Internet, cổng TTĐT, cổng dịch vụ công trực tuyến của CQNN một cách thống nhất, đồng bộ, hiện đại để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ CQNN qua IPv6. Chương tình cũng hướng tới tăng cường tỷ lệ sử dụng IPv6 trong CQNN tương đương với tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng Internet Việt Nam, phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 chung của thế giới.Theo VNNIC, việc chuyển đổi IPv6 là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm tài nguyên số, hạ tầng số cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.Bộ Tư pháp: Chuyển đổi có lộ trình, phương án cụ thểMục đích của Kế hoạch thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 được nêu rõ: Triển khai IPv6 để sẵn sàng về công nghệ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mạng Internet, thay thế địa chỉ Internet IPv4 đã cạn kiệt; Là cơ sở để nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện việc chuyển đổi mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên mạng Internet của Bộ Tư pháp; Thống nhất nội dung, cách thức triển khai, lộ trình thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp.Theo đó, việc chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp được chia thành nhiều giai đoạn, có lộ trình, phương án cụ thể, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của Bộ. Quá trình thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 phải đảm bảo kết nối Internet được thông suốt, an toàn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị.Theo kế hoạch, trong Qúy 1, 2 năm 2021, Bộ Tư pháp sẽ tập trung rà soát tổng thể, đánh giá thực trạng mạng lưới và dịch vụ cho việc chuyển đổi cũng như thực hiện quy hoạch địa chỉ IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin của Bộ. Từ quý 3 năm 2021, Bộ sẽ thực hiện thử nghiệm, điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) để chuyển đổi IPv6 đảm bảo chất lượng, tiến độ. Trong năm 2023, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm dữ liệu điện tử của Bộ và chuyển đổi IPv6 kết nối WAN tới các đơn vị. Dự kiến việc chuyển đổi IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp sẽ hoàn thành trong năm 2024.Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6
23/06/2021
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2484/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 – 2024.
Chuyển đổi IPv6 là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm tài nguyên số, hạ tầng số cho CĐS quốc gia
Trước sự bùng nổ của Internet toàn cầu, mạng Internet đang chuyển đổi từ giao thức IPv4 (địa chỉ Internet thế hệ 4) sang IPv6 (địa chỉ Internet thế hệ 6) để vừa giải quyết vấn đề cạn kiệt không gian địa chỉ của IPv4 vừa đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ mới, chất lượng cao như IoT, 4G LTE/5G.
IPv6 là giao thức mặc định trong các dịch vụ 5G, IoT và được xác định sẽ kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) tạo nên thế hệ mạng IP thông tin mới (IPv6+) cho kỷ nguyên của 5G và cloud. Dự báo tới năm 2025, hoạt động Internet toàn cầu sẽ chuyển đổi sang công nghệ thuần IPv6.
Đón trước xu thế công nghệ, từ năm 2008, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy, chuyển đổi sử dụng IPv6 trên hoạt động mạng, dịch vụ và hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong ứng dụng triển khai công nghệ mới IPv6.
Hoàn thành xuất sắc Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 (thực hiện từ 2011-2019), Việt Nam chuyển mình với Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ triển khai IPv6 cho CQNN (IPv6 For Gov) và giữ nhịp các hoạt động hướng tới mục tiêu "Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6)" theo Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chương trình IPv6 For Gov định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ CQNN chuyển đổi IPv6 thành công trên mạng lưới, dịch vụ, song song với quy hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống CNTT, kết nối Internet, cổng TTĐT, cổng dịch vụ công trực tuyến của CQNN một cách thống nhất, đồng bộ, hiện đại để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ CQNN qua IPv6. Chương tình cũng hướng tới tăng cường tỷ lệ sử dụng IPv6 trong CQNN tương đương với tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng Internet Việt Nam, phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 chung của thế giới.
Theo VNNIC, việc chuyển đổi IPv6 là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm tài nguyên số, hạ tầng số cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Bộ Tư pháp: Chuyển đổi có lộ trình, phương án cụ thể
Mục đích của Kế hoạch thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 được nêu rõ: Triển khai IPv6 để sẵn sàng về công nghệ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mạng Internet, thay thế địa chỉ Internet IPv4 đã cạn kiệt; Là cơ sở để nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện việc chuyển đổi mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên mạng Internet của Bộ Tư pháp; Thống nhất nội dung, cách thức triển khai, lộ trình thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp.
Theo đó, việc chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp được chia thành nhiều giai đoạn, có lộ trình, phương án cụ thể, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của Bộ. Quá trình thực hiện chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 phải đảm bảo kết nối Internet được thông suốt, an toàn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị.
Theo kế hoạch, trong Qúy 1, 2 năm 2021, Bộ Tư pháp sẽ tập trung rà soát tổng thể, đánh giá thực trạng mạng lưới và dịch vụ cho việc chuyển đổi cũng như thực hiện quy hoạch địa chỉ IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin của Bộ. Từ quý 3 năm 2021, Bộ sẽ thực hiện thử nghiệm, điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) để chuyển đổi IPv6 đảm bảo chất lượng, tiến độ. Trong năm 2023, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm dữ liệu điện tử của Bộ và chuyển đổi IPv6 kết nối WAN tới các đơn vị. Dự kiến việc chuyển đổi IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của Bộ Tư pháp sẽ hoàn thành trong năm 2024.
Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp