Tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đìnhTrong khuôn khổ hoạt động của Chương trình Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ, trong hai ngày 21-22/12/2020, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức “Tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lýcho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình” nhằm mục tiêu tăng cường năng lực, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý, người làm công tác liên quan đến trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình.Chủ trì Hội nghị có ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. Đồng chủ trì là bà Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú, UNDP Việt Nam. Đến dự tập huấn có Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý và luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư một số tỉnh, thành phố miền Bắc.
Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc, Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý khẳng định công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình; kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Ngay từ khi có Luật Trợ giúp pháp lý 2006, người khuyết tật không nơi nương tựa đã trợ giúp pháp lý, đến nay Luật Trợ giúp pháp lý 2017 tiếp tục quy định người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý. Trong khi đó, nạn nhân bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính được bổ sung trong Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Những quy định trong pháp luật hiện hành phù hợp với các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của Người khuyết tật, Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).Ông Cù Thu Anh đã điểm lại một số kết quả công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình. Các Trung tâm TGPL nhà nước và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã tập trung thực hiện vụ việc TGPL theo các hình thức tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Số lượng người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính được tiếp cận với trợ giúp pháp lý ngày càng tăng.Ông Cù Thu Anh cũng cho biết trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý việc khó khăn nhất là nắm bắt tâm lý, giao tiếp, trao đổi thông tin giữa người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình. Vì vậy, tăng cường năng lựccho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình là cần thiết.
Ông Cù Thu Anh đề nghị các học viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của lớp, đồng thời đề nghị đội ngũ báo cáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực, lấy học viên làm trung tâm, tập trung vào những vấn đề đặc thù của đối tượng được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình.
Bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú, UNDP Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú, UNDP Việt Namcũng cho rằng trợ giúp pháp lý là một yếu tố quan trọng để bảo đảm pháp quyền, bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người dân. Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thấy vai trò quan trọng của trợ giúp pháp lý.Luật Trợ giúp pháp lý 2017 đã mở rộng thành 14 diện người được trợ giúp pháp lý và cần những yêu cầu nhất định về năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý, nhất là đối tượng đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình. Bà khẳng định UNDP sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, qua đó, hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế dễ dàng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý.
Hội nghị đã nghe luật sư Nguyễn Ngọc Lan và ông Trần Nguyên Tú, Phó trưởng phòng, Cục Trợ giúp pháp lý chia sẻ về quy định trong và ngoài nước, các Điều ước quốc tế, các chính sách, các quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, các kỹ năng tiếp xúc, trao đổi, kỹ năng tư vấn, tham gia tố tụng cho các đối tượng này. Các đại biểu tham dự sôi nổi, chia sẻ, thẳng thắn trao đổi những thuận lợi, khó khăn hoạt động thực tiễn trợ giúp pháp lý. Qua đợt tập huấn này, đại biểu sẽ tích lỹ nhiều kinh nghiệm và học tập được nhiều bổ ích, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình./.
Thanh Hà - Cục Trợ giúp pháp lý
Tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình
22/12/2020
Trong khuôn khổ hoạt động của Chương trình Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ, trong hai ngày 21-22/12/2020, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức “Tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lýcho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình” nhằm mục tiêu tăng cường năng lực, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý, người làm công tác liên quan đến trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình.
Chủ trì Hội nghị có ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. Đồng chủ trì là bà Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú, UNDP Việt Nam. Đến dự tập huấn có Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý và luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư một số tỉnh, thành phố miền Bắc.
Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc, Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý khẳng định công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình; kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Ngay từ khi có Luật Trợ giúp pháp lý 2006, người khuyết tật không nơi nương tựa đã trợ giúp pháp lý, đến nay Luật Trợ giúp pháp lý 2017 tiếp tục quy định người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý. Trong khi đó, nạn nhân bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính được bổ sung trong Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Những quy định trong pháp luật hiện hành phù hợp với các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của Người khuyết tật, Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).
Ông Cù Thu Anh đã điểm lại một số kết quả công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình. Các Trung tâm TGPL nhà nước và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã tập trung thực hiện vụ việc TGPL theo các hình thức tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Số lượng người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính được tiếp cận với trợ giúp pháp lý ngày càng tăng.Ông Cù Thu Anh cũng cho biết trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý việc khó khăn nhất là nắm bắt tâm lý, giao tiếp, trao đổi thông tin giữa người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình. Vì vậy, tăng cường năng lựccho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình là cần thiết.
Ông Cù Thu Anh đề nghị các học viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của lớp, đồng thời đề nghị đội ngũ báo cáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực, lấy học viên làm trung tâm, tập trung vào những vấn đề đặc thù của đối tượng được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình.
Bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú, UNDP Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú, UNDP Việt Namcũng cho rằng trợ giúp pháp lý là một yếu tố quan trọng để bảo đảm pháp quyền, bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người dân. Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thấy vai trò quan trọng của trợ giúp pháp lý.Luật Trợ giúp pháp lý 2017 đã mở rộng thành 14 diện người được trợ giúp pháp lý và cần những yêu cầu nhất định về năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý, nhất là đối tượng đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình. Bà khẳng định UNDP sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, qua đó, hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế dễ dàng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý.
Hội nghị đã nghe luật sư Nguyễn Ngọc Lan và ông Trần Nguyên Tú, Phó trưởng phòng, Cục Trợ giúp pháp lý chia sẻ về quy định trong và ngoài nước, các Điều ước quốc tế, các chính sách, các quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, các kỹ năng tiếp xúc, trao đổi, kỹ năng tư vấn, tham gia tố tụng cho các đối tượng này. Các đại biểu tham dự sôi nổi, chia sẻ, thẳng thắn trao đổi những thuận lợi, khó khăn hoạt động thực tiễn trợ giúp pháp lý. Qua đợt tập huấn này, đại biểu sẽ tích lỹ nhiều kinh nghiệm và học tập được nhiều bổ ích, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình./.
Thanh Hà - Cục Trợ giúp pháp lý