Hội thảo rà soát, hoàn thiện pháp luật về kiểm tra chuyên ngành

19/11/2020
Hội thảo rà soát, hoàn thiện pháp luật về kiểm tra chuyên ngành
Thực hiện Quyết định số 1855/QĐ-BTP ngày 03/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Văn kiện Phi dự án “Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, rà soát văn bản và thi hành pháp luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, ngày 17/11/2020, tại thành phố Hải Phòng, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc – UNDP tại Việt Nam và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức Hội thảo rà soát, hoàn thiện pháp luật về kiểm tra chuyên ngành nhằm tổng hợp các khuyến nghị pháp lý để đề xuất hoàn thiện pháp luật, tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch tại Việt Nam.
     Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Đồng Ngọc Ba, Cục Trưởng Cục Kiểm tra văn bản - Đại diện Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp nhấn mạnh với phương châm xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường... Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cần nghiêm túc nhìn thẳng vào những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật. Trong đó phải kể đến tình trạng pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, quản lý nhà nước, kìm hãm sự phát triển để đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời.
 

     Phát biểu tại Hội thảo, bà Đỗ Thúy Vân, Cán bộ Chương trình tại UNDP Việt Nam hiện nay UNDP với sự tài trợ của Chính phủ Vương quốc Anh, đã và đang hỗ trợ Bộ Tư pháp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp để phát hiện ra các điểm mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, từ đó có đề xuất phù hợp để cải thiện chính sách, pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam
     Đại diện Đại sứ quán Anh tại Hà Nội - Ông Stephen Taylor, Trưởng Phòng chính trị nội bộ của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho biết: “Theo Báo cáo “Môi trường kinh doanh  năm 2020” của Ngân hàng Thế giới, Vương quốc Anh được ghi nhận là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. Thông qua Chương trình Cải cách kinh tế ASEAN do Quỹ Thịnh vượng tài trợ và được thực hiện bởi UNDP, các thông lệ tốt của Vương quốc Anh đã được chia sẻ rộng rãi với các đối tác Việt Nam.”
Trên tinh thần đó, tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành và kiến nghị hoàn thiện các quy định về kiểm tra chuyên ngành nói riêng, thúc đẩy môi trường kinh doanh nói chung.

     Các đại biểu cho rằng, việc rà soát đã được tiến hành rất công phu, tỉ mỉ; thực hiện phân tích, đối chiếu nội dung quy định giữa các văn bản được rà soát để xác định những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập, không phù hợp thực tiễn. Nội dung Báo cáo đã nêu được một số vấn đề lý luận về kiểm tra chuyên ngành, thực trạng của công tác kiểm tra chuyên ngành; phát hiện chính xác những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, từ đó kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp, phục vụ xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành.
     Một số đại biểu đại diện các địa phương, hiệp hội đã chia sẻ thêm những khó khăn, vướng mắc quy định bất cập tại văn bản QPPL về kiểm tra chuyên ngành ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tế. Các đại biểu cũng đồng tình với định hướng xem xét một cách tổng thể các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ với công tác kiểm tra chuyên ngành để bản có kiến nghị, đề xuất xử lý, cơ quan chủ trì đã chỉ ra được từng điều khoản cụ thể có mâu thuẫn, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện đối với từng quy định.
 

     Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Đồng Ngọc Ba, Cục Trưởng Cục Kiểm tra văn bản - Đại diện Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp nhấn mạnh với phương châm xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường... Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cần nghiêm túc nhìn thẳng vào những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật. Trong đó phải kể đến tình trạng pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, quản lý nhà nước, kìm hãm sự phát triển để đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Đỗ Thúy Vân, Cán bộ Chương trình tại UNDP Việt Nam hiện nay UNDP với sự tài trợ của Chính phủ Vương quốc Anh, đã và đang hỗ trợ Bộ Tư pháp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp để phát hiện ra các điểm mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, từ đó có đề xuất phù hợp để cải thiện chính sách, pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam
Đại diện Đại sứ quán Anh tại Hà Nội – Ông Stephen Taylor, Trưởng Phòng chính trị nội bộ của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho biết: “Theo Báo cáo “Môi trường kinh doanh  năm 2020” của Ngân hàng Thế giới, Vương quốc Anh được ghi nhận là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. Thông qua Chương trình Cải cách kinh tế ASEAN do Quỹ Thịnh vượng tài trợ và được thực hiện bởi UNDP, các thông lệ tốt của Vương quốc Anh đã được chia sẻ rộng rãi với các đối tác Việt Nam.”
Trên tinh thần đó, tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành và kiến nghị hoàn thiện các quy định về kiểm tra chuyên ngành nói riêng, thúc đẩy môi trường kinh doanh nói chung.
 

     Các đại biểu cho rằng, việc rà soát đã được tiến hành rất công phu, tỉ mỉ; thực hiện phân tích, đối chiếu nội dung quy định giữa các văn bản được rà soát để xác định những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập, không phù hợp thực tiễn. Nội dung Báo cáo đã nêu được một số vấn đề lý luận về kiểm tra chuyên ngành, thực trạng của công tác kiểm tra chuyên ngành; phát hiện chính xác những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, từ đó kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp, phục vụ xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành.
     Một số đại biểu đại diện các địa phương, hiệp hội đã chia sẻ thêm những khó khăn, vướng mắc quy định bất cập tại văn bản QPPL về kiểm tra chuyên ngành ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tế. Các đại biểu cũng đồng tình với định hướng xem xét một cách tổng thể các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ với công tác kiểm tra chuyên ngành để bản có kiến nghị, đề xuất xử lý, cơ quan chủ trì đã chỉ ra được từng điều khoản cụ thể có mâu thuẫn, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện đối với từng quy định.
     Kết thúc Hội thảo, đại diện Cục Kiểm tra văn bản QPPL trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh tài trợ cho khu vực Đông Nam Á thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP thực hiện. Với sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các chuyên gia và các đại biểu tại Hội thảo, Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) sẽ phối hợp với các chuyên gia của Dự án hoàn thiện Báo cáo về kết quả rà và kiến nghị hoàn thiện về kiểm tra chuyên ngành nhằm thúc đẩy kinh doanh liêm chính trong kinh doanh và tăng cường chính sách, pháp luật và thực thi pháp luật về phòng, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam trong thời gian tới./.