Một số vướng mắc, bất cập trong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL trên địa bàn tỉnh Vĩnh LongLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (gọi tắt là Luật 2015) được Quốc hội thông qua trên cơ sở hợp nhất, sửa đổi nội dung của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, từ đó có nhiều sự thay đổi về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản của chính quyền địa phương. Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện Luật 2015, nhận thấy có một số vướng mắc, bất cập trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.Thứ nhất, Việc nghiêm cấm địa phương ban hành thủ tục hành chính (TTHC) trong văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Luật 2015 thì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định thủ tục hành chính trừ trường hợp được giao trong luật. Với quy định hiện hành của Luật 2015 thì vấn đề này địa phương khi ban hành văn bản quy định về các chính sách nói chung và chính sách đặc thù của địa phương nói riêng là không có khả thi, do không được phép quy định TTHC nên khi địa phương quy định chính sách thì chỉ là chính sách trên giấy vì muốn hưởng các chính sách đó thì cần phải thực hiện các thủ tục nhất định để có thể xác định được mình là đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách, cơ quan giải quyết chính sách là cơ quan nào, thời gian thực hiện là bao lâu,…. Do đó, trong các trường hợp này để văn bản sau khi ban hành được khả thi buộc chúng ta phải chấp nhận có TTHC trong văn bản, từ đó làm cho quy định việc nghiêm cấm ban hành TTHC trong văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương theo quy định của Luật 2015 chưa được tuân thủ triệt để.
Thứ hai, Việc quy định đề nghị xây dựng nghị quyết đối với quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Luật 2015 cần được xem xét điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn áp dụng. Với lý do sau:
Đối với quy định đề nghị xây dựng nghị quyết tại Khoản 1 Điều 27 của Luật 2015: “Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”. Với quy định này cho thấy việc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp này là trên cơ sở được cấp trên giao cụ thể, bắt buộc Hội đồng nhân dân phải chấp hành; Thời gian qua hầu hết khi cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh tham mưu xây dựng nghị quyết theo quy định này thì đa phần không tiến hành việc đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy định để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua, vì văn bản cấp trên ban hành hầu hết còn chậm,việc xây dựng quy trình đề nghị xây dựng nghị quyết theo Khoản này là trên cơ sở văn bản cấp trên đã giao yêu cầu địa phương thể chế. Do đó việc quy định phải đề nghị xây dựng nghị quyết đối với Khoản này trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định là không cần thiết và mang tính hình thức, làm kéo dài thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết của địa phương.
Đối với quy định đề nghị xây dựng nghị quyết tại Khoản 2, 3 Điều 27 của Luật 2015: “Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương”. Với quy định này cho thấy Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định các chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Do đó, khi xây dựng và ban hành đối với loại văn bản này là trên cơ sở quy định của văn bản cấp trên, địa phương không quy định chính sách mới thì việc đánh giá tác động chính sách đối với đề nghị này đã được cơ quan trung ương thực hiện; cơ quan soạn thảo văn bản ở địa phương không phải thực hiện việc đánh giá tác động chính sách theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật năm 2015 trong đề nghị xây dựng nghị quyết.
Bên cạnh đó tiến độ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính hình thức sơ sài, chính sách đề xuất còn chung chung, nhất là việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của chính sách. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định chính sách của Sở Tư pháp.
Thứ ba, Theo quy định hiện hành của Luật 2015 thì việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật khác do văn bản này hết hiệu lực thi hành theo Khoản 1, 2,4 Điều 154 Luật 2015 cũng phải đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục theo Luật định là chưa thật sự hợp lý, vì thực tế việc xây dựng ban hành văn bản để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thi hành đã xác định được lý do cụ thể hết hiệu lực của văn bản mà cần phải tuân thủ đầy đủ các trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định bắt buộc thiết như Lấy ý kiến góp ý, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh 30 ngày,… như vậy là mang tính hình thức.
Thứ tư, Việc xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động chính sách trong việc đề nghị xây dựng nghị quyết còn mang tính hình thức, cơ quan soạn thảo chưa quan tâm đúng mức và chưa chú trọng đến chất lượng nội dung chính sách và đánh giá tác động của chính sách. Việc đánh giá chính sách còn qua loa, chung chung, chủ yếu là định tính, chưa làm rõ và đánh giá chưa đầy đủ hết các yêu cầu như Kinh tế; Xã hội; Giới; TTHC; Hệ thống pháp luật theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 34/2016/ NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật 2015. Và một bất cập nan giải là nguồn kinh phí để thực hiện cho công tác xây dựng chính sách nói riêng và công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung là rất hạn hẹp.
Thứ năm, Việc tham gia ý kiến của các cơ quan phối hợp trong công tác thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết còn hạn chế, một số Sở, ngành khi được mời tham gia Hội đồng thẩm định chính sách cử công chức tham dự không đúng thành phần, chưa có sự nghiên cứu sâu các tài liệu có liên quan đến chính sách,… do đó, việc phát biểu chính kiến của ngành đối với dự thảo chính sách chưa đạt yêu cầu, từ đó ảnh hưởng không ít đến chất lượng của báo cáo thẩm định chính sách, nhìn chung các nội dung trong báo cáo thẩm định chính sách đa phần đều thể hiện ý chí của cơ quan tư pháp.
Thứ sáu, Về hình thức lấy ý kiến và việc xác định các nội dung cần lấy ý kiến đối với một dự thảo văn bản
Việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo đề nghị xây dựng nghị quyết, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhìn chung còn mang tính hình thức, chưa thực sự được chú trọng. Việc lấy ý kiến chủ yếu thực hiện thông qua việc đăng tải dự thảo văn bản trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, rất ít khi thông qua các hình thức khác như hội thảo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Luật 2015 và đặc biệt chưa có trường hợp nào ở địa phương tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến bằng hình thức đối thoại trực tiếp về chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 113 của Luật 2015.
Việc xác định các vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến cho dự thảo văn bản, chưa được cơ quan soạn thảo chú trọng chủ yếu là lấy ý kiến đại trà chung chung, chưa phân ra từng nhóm đối tượng để xác định các nội dung cần thiết để lấy ý kiến,… từ đó làm cho công tác lấy ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương thời gian qua chưa sâu, chưa sát, chưa đáp ứng được mục đích theo yêu cầu của Luật định và làm cho tính khả thi của văn bản sau khi ban hành chưa cao.
Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, thiết nghĩ để công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương đạt được hiệu quả, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Luật 2015 một cách triệt để, bản thân có một số kiến nghị như sau:
- Cần loại bỏ quy định việc đề nghị xây dựng nghị quyết tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Luật 2015.
- Cần quy định bổ sung việc mở rộng cho phép Hội đồng nhân dân tỉnh được ban hành TTHC trong nghị quyết (chính sách đặc thù của địa phương) quy định tại Khoản 4 Điều 27 của Luật 2015.
- Bổ sung vào Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn (Điều 146 Luật 2015) khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành theo Khoản 1, 2, 4 Điều 154 Luật 2015.
- Cần có chế định cụ thể quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác phối hợp thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết, trong công tác cho ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Cần có nguồn kinh phí riêng để đáp ứng với yêu cầu của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cũng như cần có sự nhìn nhận xác đáng từ Thủ trưởng các đơn vị trong việc bố trí nguồn kinh phí và phân công cán bộ pháp chế phù hợp với thực tiễn của đơn vị trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Ngọc Thoa - STP Vĩnh Long
Một số vướng mắc, bất cập trong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
24/12/2019
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (gọi tắt là Luật 2015) được Quốc hội thông qua trên cơ sở hợp nhất, sửa đổi nội dung của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, từ đó có nhiều sự thay đổi về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản của chính quyền địa phương. Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện Luật 2015, nhận thấy có một số vướng mắc, bất cập trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Thứ nhất, Việc nghiêm cấm địa phương ban hành thủ tục hành chính (TTHC) trong văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Luật 2015 thì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định thủ tục hành chính trừ trường hợp được giao trong luật. Với quy định hiện hành của Luật 2015 thì vấn đề này địa phương khi ban hành văn bản quy định về các chính sách nói chung và chính sách đặc thù của địa phương nói riêng là không có khả thi, do không được phép quy định TTHC nên khi địa phương quy định chính sách thì chỉ là chính sách trên giấy vì muốn hưởng các chính sách đó thì cần phải thực hiện các thủ tục nhất định để có thể xác định được mình là đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách, cơ quan giải quyết chính sách là cơ quan nào, thời gian thực hiện là bao lâu,…. Do đó, trong các trường hợp này để văn bản sau khi ban hành được khả thi buộc chúng ta phải chấp nhận có TTHC trong văn bản, từ đó làm cho quy định việc nghiêm cấm ban hành TTHC trong văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương theo quy định của Luật 2015 chưa được tuân thủ triệt để.
Thứ hai, Việc quy định đề nghị xây dựng nghị quyết đối với quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Luật 2015 cần được xem xét điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn áp dụng. Với lý do sau:
Đối với quy định đề nghị xây dựng nghị quyết tại Khoản 1 Điều 27 của Luật 2015: “Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”. Với quy định này cho thấy việc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp này là trên cơ sở được cấp trên giao cụ thể, bắt buộc Hội đồng nhân dân phải chấp hành; Thời gian qua hầu hết khi cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh tham mưu xây dựng nghị quyết theo quy định này thì đa phần không tiến hành việc đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy định để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua, vì văn bản cấp trên ban hành hầu hết còn chậm,việc xây dựng quy trình đề nghị xây dựng nghị quyết theo Khoản này là trên cơ sở văn bản cấp trên đã giao yêu cầu địa phương thể chế. Do đó việc quy định phải đề nghị xây dựng nghị quyết đối với Khoản này trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định là không cần thiết và mang tính hình thức, làm kéo dài thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết của địa phương.
Đối với quy định đề nghị xây dựng nghị quyết tại Khoản 2, 3 Điều 27 của Luật 2015: “Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương”. Với quy định này cho thấy Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định các chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Do đó, khi xây dựng và ban hành đối với loại văn bản này là trên cơ sở quy định của văn bản cấp trên, địa phương không quy định chính sách mới thì việc đánh giá tác động chính sách đối với đề nghị này đã được cơ quan trung ương thực hiện; cơ quan soạn thảo văn bản ở địa phương không phải thực hiện việc đánh giá tác động chính sách theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật năm 2015 trong đề nghị xây dựng nghị quyết.
Bên cạnh đó tiến độ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính hình thức sơ sài, chính sách đề xuất còn chung chung, nhất là việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của chính sách. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định chính sách của Sở Tư pháp.
Thứ ba, Theo quy định hiện hành của Luật 2015 thì việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật khác do văn bản này hết hiệu lực thi hành theo Khoản 1, 2,4 Điều 154 Luật 2015 cũng phải đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục theo Luật định là chưa thật sự hợp lý, vì thực tế việc xây dựng ban hành văn bản để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thi hành đã xác định được lý do cụ thể hết hiệu lực của văn bản mà cần phải tuân thủ đầy đủ các trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định bắt buộc thiết như Lấy ý kiến góp ý, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh 30 ngày,… như vậy là mang tính hình thức.
Thứ tư, Việc xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động chính sách trong việc đề nghị xây dựng nghị quyết còn mang tính hình thức, cơ quan soạn thảo chưa quan tâm đúng mức và chưa chú trọng đến chất lượng nội dung chính sách và đánh giá tác động của chính sách. Việc đánh giá chính sách còn qua loa, chung chung, chủ yếu là định tính, chưa làm rõ và đánh giá chưa đầy đủ hết các yêu cầu như Kinh tế; Xã hội; Giới; TTHC; Hệ thống pháp luật theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 34/2016/ NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật 2015. Và một bất cập nan giải là nguồn kinh phí để thực hiện cho công tác xây dựng chính sách nói riêng và công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung là rất hạn hẹp.
Thứ năm, Việc tham gia ý kiến của các cơ quan phối hợp trong công tác thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết còn hạn chế, một số Sở, ngành khi được mời tham gia Hội đồng thẩm định chính sách cử công chức tham dự không đúng thành phần, chưa có sự nghiên cứu sâu các tài liệu có liên quan đến chính sách,… do đó, việc phát biểu chính kiến của ngành đối với dự thảo chính sách chưa đạt yêu cầu, từ đó ảnh hưởng không ít đến chất lượng của báo cáo thẩm định chính sách, nhìn chung các nội dung trong báo cáo thẩm định chính sách đa phần đều thể hiện ý chí của cơ quan tư pháp.
Thứ sáu, Về hình thức lấy ý kiến và việc xác định các nội dung cần lấy ý kiến đối với một dự thảo văn bản
Việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo đề nghị xây dựng nghị quyết, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhìn chung còn mang tính hình thức, chưa thực sự được chú trọng. Việc lấy ý kiến chủ yếu thực hiện thông qua việc đăng tải dự thảo văn bản trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, rất ít khi thông qua các hình thức khác như hội thảo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Luật 2015 và đặc biệt chưa có trường hợp nào ở địa phương tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến bằng hình thức đối thoại trực tiếp về chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 113 của Luật 2015.
Việc xác định các vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến cho dự thảo văn bản, chưa được cơ quan soạn thảo chú trọng chủ yếu là lấy ý kiến đại trà chung chung, chưa phân ra từng nhóm đối tượng để xác định các nội dung cần thiết để lấy ý kiến,… từ đó làm cho công tác lấy ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương thời gian qua chưa sâu, chưa sát, chưa đáp ứng được mục đích theo yêu cầu của Luật định và làm cho tính khả thi của văn bản sau khi ban hành chưa cao.
Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, thiết nghĩ để công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương đạt được hiệu quả, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Luật 2015 một cách triệt để, bản thân có một số kiến nghị như sau:
- Cần loại bỏ quy định việc đề nghị xây dựng nghị quyết tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Luật 2015.
- Cần quy định bổ sung việc mở rộng cho phép Hội đồng nhân dân tỉnh được ban hành TTHC trong nghị quyết (chính sách đặc thù của địa phương) quy định tại Khoản 4 Điều 27 của Luật 2015.
- Bổ sung vào Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn (Điều 146 Luật 2015) khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành theo Khoản 1, 2, 4 Điều 154 Luật 2015.
- Cần có chế định cụ thể quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác phối hợp thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết, trong công tác cho ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Cần có nguồn kinh phí riêng để đáp ứng với yêu cầu của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cũng như cần có sự nhìn nhận xác đáng từ Thủ trưởng các đơn vị trong việc bố trí nguồn kinh phí và phân công cán bộ pháp chế phù hợp với thực tiễn của đơn vị trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngọc Thoa - STP Vĩnh Long