Đây là nội dung được ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp nêu ra tại Hội thảo tham vấn Dự thảo báo cáo thực trạng năng lực của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật diễn ra sang 20/12. Tham dự Hội nghị có nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phạm Quý Tỵ, ông Nicholas Boot, Cố vấn chương trình Tiếp cận Công lý và quyền con người, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Văn phòng Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cùng đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan
Phát biểu tại buổi khai mạc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc khẳng định, để đưa pháp luật đến với ngườ dân thì vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là vô cùng quan trọng. Trong thười gian qua, Bộ Tư pháp đã nỗ lực phát triển đội ngũ này theo hướng chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên nghiệp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghền nghiệp của đội ngũ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, xác định nhu cầu, từ đó để ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết.
|
|
Đồng tình với ý kiến của ông Lê Vệ Quốc, ông ông Nicholas Boot, Cố vấn UNDP lưu ý các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cần được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng yếu thế, đồng thời thông qua hoạt động chuyên môn của mình đóng góp vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách dành cho người yếu thế để đáp ứng yêu cầu, bảo vệ quyền lợi cho họ.
|
|
Dự thảo báo cáo thực trạng năng lực của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được xây dựng với mục tiêu xác định thực trạng, nhu cầu, năng lưc của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thông qua việc khảo sát, điều tra xã hội học tại 6 tỉnh đại diện cho miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Việt Nam, bao gồm Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Nông, Kiên Giang và Đồng Tháp đối với đối tượng trọng tâm là người nghèo, người dân tộc thiểu số. Đồng thời, phân tích, đánh giá các yếu tố về thể chế có ảnh hưởng đến nhu cầu, năng lực của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Dựa trên những phát hiện qua nghiên cứu định lượng và phân tích các yếu tố thể chế, Dự thảo báo cáo đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để tham gia hiệu quả hoạt động PBGDPL. Những phát hiện và đánh giá này sẽ được chuyển đến cho Bộ Tư pháp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp để nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
|
|
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tính toàn diện, hợp lý, đầy đủ, chính xác, khách quan của các nội dung, bố cục Dự thảo báo cáo; đồng thời trao đổi, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cũng như bổ sung , hoàn thiện thêm cho báo cáo.