Hội thảo “Giải pháp và mô hình PBGDPL cho các nhóm yếu thế” khu vực phía NamThực hiện Kế hoạch số 709/KH-BTP ngày 05/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên”, ngày 13/9/2019, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Đề xuất giải pháp và mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm yếu thế” khu vực miền Nam. Đồng chí Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đồng chí Đoàn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng; các đồng chí Lãnh đạo Sở Tư pháp, Phòng PBGDPL, Lãnh đạo một số Sở, ban, ngành; đại diện Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân và công chức Tư pháp – Hộ tịch; một số hòa giải viên của 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam gồm: Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Long An, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Tháp, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Bình Dương, Đắk Lắk, Tiền Giang, Bình Định và An Giang.Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng: Trong thời gian vừa qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Luật PBGDPL năm 2012 đã xác định 06 nhóm đối tượng đặc thù cần được tập trung PBGDPL, trong đó có nhóm đối tượng yếu thế là người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật. Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình PBGDPL theo giai đoạn, trong đó có nhiều đề án về PBGDPL cho đối tượng yếu thế. Công tác PBGDPL cho đối tượng yếu thế đã được các cấp, các ngành quan tâm hơn, coi đây là nhóm đối tượng cần tập trung PBGDPL, nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác PBGDPL cho đối tượng yếu thế vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế. Vì vậy, thông qua Hội thảo sẽ tìm ra được những mô hình, cách làm hay trong công tác PBGDPL cho đối tượng yếu thế, đồng thời đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, bên cạnh các tham luận của đại diện các Sở Tư pháp: Ninh Thuận, Cà Mau, Lâm Đồng và Đắk Lắk, các đại biểu đã sôi nổi trao đổi, chia sẻ về các mô hình, cách làm hay trong PBGDPL cho đối tượng yếu thế như: Phát huy vai trò của bộ đội biên phòng, già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo trong PBGDPL; PBGDPL thông qua biên soạn, phát hành tờ gấp pháp luật, tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; phổ biến pháp luật thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở; thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu; thông qua công tác hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý (Lâm Đồng, Sóc Trăng, Bình Dương, Quảng Nam…); gửi tin nhắn pháp luật qua điện thoại (An Giang); phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo PBGDPL cho học sinh các trường dân tộc nội trú và đưa nội dung pháp luật vào bài chòi (Quảng Nam)...Tuy nhiên, tại nhiều nơi công tác PBGDPL cho người dân tộc thiểu số, đối tượng yếu thế vẫn còn biểu hiện hình thức, hiệu quả chưa cao. Nội dung, hình thức PBGDPL có nơi chưa phù hợp với đối tượng, địa bàn, chưa xuất phát từ nhu cầu của đối tượng. Kinh phí PBGDPL dù đã được quan tâm hơn nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.>
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL cho người dân tộc thiểu số, đối tượng yếu thế.>
Kết luận Hội thảo, đ/c Lê Vệ Quốc ghi nhận các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu dự Hội thảo. Các mô hình, cách làm hay về PBGDPL được chia sẻ tại Hội thảo là cơ sở để Bộ Tư pháp hướng dẫn các địa phương nhân rộng. Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu các giải pháp được các địa phương đề xuất, kiến nghị để tham mưu với các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới, trong đó chú trọng tập huấn nâng cao kỹ năng PBGDPL chuyên biệt cho đối tượng yếu thế; phát huy vai trò, uy tín của già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL biết tiếng dân tộc thiểu số, hiểu biết về phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc; đề xuất chính sách về kinh phí PBGDPL cho đối tượng yếu thế; huy động nguồn lực xã hội hóa (kinh phí, con người), đồng thời tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ các dự án nước ngoài cho công tác PBGDPL đối với đối tượng này./.Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Hội thảo “Giải pháp và mô hình PBGDPL cho các nhóm yếu thế” khu vực phía Nam
17/09/2019
Thực hiện Kế hoạch số 709/KH-BTP ngày 05/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên”, ngày 13/9/2019, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Đề xuất giải pháp và mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm yếu thế” khu vực miền Nam. Đồng chí Lê Vệ Quốc – Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đồng chí Đoàn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng; các đồng chí Lãnh đạo Sở Tư pháp, Phòng PBGDPL, Lãnh đạo một số Sở, ban, ngành; đại diện Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân và công chức Tư pháp – Hộ tịch; một số hòa giải viên của 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam gồm: Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Long An, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Tháp, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Bình Dương, Đắk Lắk, Tiền Giang, Bình Định và An Giang.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng: Trong thời gian vừa qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Luật PBGDPL năm 2012 đã xác định 06 nhóm đối tượng đặc thù cần được tập trung PBGDPL, trong đó có nhóm đối tượng yếu thế là người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật. Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình PBGDPL theo giai đoạn, trong đó có nhiều đề án về PBGDPL cho đối tượng yếu thế. Công tác PBGDPL cho đối tượng yếu thế đã được các cấp, các ngành quan tâm hơn, coi đây là nhóm đối tượng cần tập trung PBGDPL, nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác PBGDPL cho đối tượng yếu thế vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế. Vì vậy, thông qua Hội thảo sẽ tìm ra được những mô hình, cách làm hay trong công tác PBGDPL cho đối tượng yếu thế, đồng thời đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
|
|
Tại Hội thảo, bên cạnh các tham luận của đại diện các Sở Tư pháp: Ninh Thuận, Cà Mau, Lâm Đồng và Đắk Lắk, các đại biểu đã sôi nổi trao đổi, chia sẻ về các mô hình, cách làm hay trong PBGDPL cho đối tượng yếu thế như: Phát huy vai trò của bộ đội biên phòng, già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo trong PBGDPL; PBGDPL thông qua biên soạn, phát hành tờ gấp pháp luật, tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; phổ biến pháp luật thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở; thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu; thông qua công tác hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý (Lâm Đồng, Sóc Trăng, Bình Dương, Quảng Nam…); gửi tin nhắn pháp luật qua điện thoại (An Giang); phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo PBGDPL cho học sinh các trường dân tộc nội trú và đưa nội dung pháp luật vào bài chòi (Quảng Nam)...Tuy nhiên, tại nhiều nơi công tác PBGDPL cho người dân tộc thiểu số, đối tượng yếu thế vẫn còn biểu hiện hình thức, hiệu quả chưa cao. Nội dung, hình thức PBGDPL có nơi chưa phù hợp với đối tượng, địa bàn, chưa xuất phát từ nhu cầu của đối tượng. Kinh phí PBGDPL dù đã được quan tâm hơn nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
|
|
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL cho người dân tộc thiểu số, đối tượng yếu thế.
|
|
Kết luận Hội thảo, đ/c Lê Vệ Quốc ghi nhận các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu dự Hội thảo. Các mô hình, cách làm hay về PBGDPL được chia sẻ tại Hội thảo là cơ sở để Bộ Tư pháp hướng dẫn các địa phương nhân rộng. Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu các giải pháp được các địa phương đề xuất, kiến nghị để tham mưu với các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới, trong đó chú trọng tập huấn nâng cao kỹ năng PBGDPL chuyên biệt cho đối tượng yếu thế; phát huy vai trò, uy tín của già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL biết tiếng dân tộc thiểu số, hiểu biết về phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc; đề xuất chính sách về kinh phí PBGDPL cho đối tượng yếu thế; huy động nguồn lực xã hội hóa (kinh phí, con người), đồng thời tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ các dự án nước ngoài cho công tác PBGDPL đối với đối tượng này./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật