Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luậtTrước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, thực hiện công cuộc hội nhập quốc tế, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đã và đang là một yêu cầu cấp bách và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đã chỉ rõ, "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Ðảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội... Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc" và nhằm trang bị cho đội ngũ công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật những kiến thức pháp luật cơ bản về theo dõi thi hành pháp luật. Trong các ngày 22-23/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác theo dõi thi hành pháp luật, Đồng chí Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã đến khai mạc, chỉ đạo hội nghị tập huấn và trực tiếp truyền đạt một số nội dung của chương trình tập huấn.Nội dung chương trình tập huấn tập trung cung cấp, trang bị cho học viên: (1) Một số vấn đề chung về theo dõi thi hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (2) Những kiến thức cơ bản về theo dõi tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật; (3) Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; (4) Xem xét tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của văn bản quy định chi tiết; (5) Xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;(6) Xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (7) Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật; (8) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp.Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn là đại điện Lãnh đạo và các cán bộ làm công tác theo dõi thi hành pháp luật của các Sở thuộc 06 tỉnh, thành phố khu vực phía nam (TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang) đã cùng các giảng viên trao đổi thẳng thắn về những tình huống khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định chi tiết, cụ thể về nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật và các văn bản về theo dõi thi hành pháp luật đang đặt ra rất nhiều thách thức với những công việc mới, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của các ngành, các địa phương. Qua đó Hội nghị đã cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật. Đồng thời kiến nghị Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính cần tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về theo dõi thi hành pháp luật để triển khai thực hiện công tác này tại các cơ quan thật sự bài bản, có sự thống nhất, đồng bộ và đi vào nền nếp, đạt hiệu quả cao trong thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật.Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật
23/10/2015
Trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, thực hiện công cuộc hội nhập quốc tế, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đã và đang là một yêu cầu cấp bách và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đã chỉ rõ, "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Ðảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội... Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc" và nhằm trang bị cho đội ngũ công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật những kiến thức pháp luật cơ bản về theo dõi thi hành pháp luật. Trong các ngày 22-23/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác theo dõi thi hành pháp luật, Đồng chí Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã đến khai mạc, chỉ đạo hội nghị tập huấn và trực tiếp truyền đạt một số nội dung của chương trình tập huấn.
Nội dung chương trình tập huấn tập trung cung cấp, trang bị cho học viên: (1) Một số vấn đề chung về theo dõi thi hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (2) Những kiến thức cơ bản về theo dõi tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật; (3) Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; (4) Xem xét tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của văn bản quy định chi tiết; (5) Xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;(6) Xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (7) Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật; (8) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp.
|
|
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn là đại điện Lãnh đạo và các cán bộ làm công tác theo dõi thi hành pháp luật của các Sở thuộc 06 tỉnh, thành phố khu vực phía nam (TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang) đã cùng các giảng viên trao đổi thẳng thắn về những tình huống khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định chi tiết, cụ thể về nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật và các văn bản về theo dõi thi hành pháp luật đang đặt ra rất nhiều thách thức với những công việc mới, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của các ngành, các địa phương. Qua đó Hội nghị đã cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật. Đồng thời kiến nghị Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính cần tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về theo dõi thi hành pháp luật để triển khai thực hiện công tác này tại các cơ quan thật sự bài bản, có sự thống nhất, đồng bộ và đi vào nền nếp, đạt hiệu quả cao trong thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật.
Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật