Hội thảo Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài và Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mạiThực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án nghiên cứu khả năng của Việt Nam gia nhập hai Công ước Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài và Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp pháp tại Công văn số 46/VPCP-PL ngày 04/01/2012, sáng qua 13/02/2012, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp đã phối hợp với dự án “ Hỗ trợ đối thoại chiến lược tại Việt Nam” (Dự án do EU tài trợ) tổ chức Hội thảo Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài và Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại.Ông Nguyễn Khánh Ngọc - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam gồm có các chuyên viên của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao cùng đại diện một số trường Đại học, Viên nghiên cứu và một số Bộ, ngành liên quan. Về phía dự án có ông Stefan Urban – Quản lý Dự án và đặc biệt là sự có mặt của Giáo sư, Tiến sĩ Marianne Roth nghiên cứu và giảng dạy về Luật Quốc tế, trường đại học Salzburg, Áo – Chuyên gia Dự ánSau phần trình bày của Giáo sư, Tiến sĩ Marianne Roth và bài nghiên cứu của chuyên viên Bộ Ngoại giao, các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận sôi nổi, nhằm tìm hiểu nội dung của Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài, những lợi ích cùng thuận lợi, thách thức của Việt Nam khi gia nhập Công ước, kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia thành viên khi gia nhập và tham gia Công ước trên.Hôm nay (14/02/2012), Hội nghị tiếp tục với nội dung tìm hiểu về Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại qua phần trình bày của Tiến sĩ Marianne Roth và bài nghiên cứu của chuyên viên Toà án nhân dân tối cao.Phòng Tương trợ tư pháp
Hội thảo Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài và Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại
14/02/2012
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án nghiên cứu khả năng của Việt Nam gia nhập hai Công ước Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài và Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp pháp tại Công văn số 46/VPCP-PL ngày 04/01/2012, sáng qua 13/02/2012, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp đã phối hợp với dự án “ Hỗ trợ đối thoại chiến lược tại Việt Nam” (Dự án do EU tài trợ) tổ chức Hội thảo Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài và Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại.
Ông Nguyễn Khánh Ngọc - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam gồm có các chuyên viên của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao cùng đại diện một số trường Đại học, Viên nghiên cứu và một số Bộ, ngành liên quan. Về phía dự án có ông Stefan Urban – Quản lý Dự án và đặc biệt là sự có mặt của Giáo sư, Tiến sĩ Marianne Roth nghiên cứu và giảng dạy về Luật Quốc tế, trường đại học Salzburg, Áo – Chuyên gia Dự án.
Sau phần trình bày của
Giáo sư, Tiến sĩ Marianne Roth và bài nghiên cứu của chuyên viên Bộ Ngoại giao, các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận sôi nổi, nhằm tìm hiểu nội dung của Công ước La Hay về Miễn hợp pháp hoá giấy tờ công nước ngoài, những lợi ích cùng thuận lợi, thách thức của Việt Nam khi gia nhập Công ước, kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia thành viên khi gia nhập và tham gia Công ước trên.
Hôm nay (14/02/2012), Hội nghị tiếp tục với nội dung tìm hiểu về Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại qua phần trình bày của Tiến sĩ Marianne Roth và bài nghiên cứu của chuyên viên Toà án nhân dân tối cao.
Phòng Tương trợ tư pháp