Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phòng chống dịch Covid-19Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và căn cứ thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong thời gian qua, ngày 17/3/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 958/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL về việc tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số nội dung công việc sau đây:Một là, ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó có dịch bệnh Covid - 19 trên phạm vi địa bàn quản lý.
Hai là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó có các vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid - 19 trong tình hình mới. Đặc biệt trước mắt cần tập trung xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ việc vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly gây bức xúc dư luận xã hội đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua. Khi xem xét vụ việc vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Ba là, tổ chức rà soát, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định liên quan đến việc xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó có các vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly ở Việt Nam hiện nay và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể, toàn diện nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực này, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly theo quy định. Trường hợp có khó khăn vướng mắc trong xử lý vụ việc, trong áp dụng pháp luật cần kịp thời, chủ động báo cáo, phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết.
Bốn là, báo cáo bằng văn bản kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 3 năm 2020 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(Văn bản chi tiết kèm theo)CỤC QLXLVPHC&TDTHPL
Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phòng chống dịch Covid-19
20/03/2020
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và căn cứ thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong thời gian qua, ngày 17/3/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 958/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL về việc tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số nội dung công việc sau đây:
Một là, ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó có dịch bệnh Covid - 19 trên phạm vi địa bàn quản lý.
Hai là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó có các vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid - 19 trong tình hình mới. Đặc biệt trước mắt cần tập trung xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ việc vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly gây bức xúc dư luận xã hội đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua. Khi xem xét vụ việc vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Ba là, tổ chức rà soát, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định liên quan đến việc xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó có các vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly ở Việt Nam hiện nay và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể, toàn diện nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực này, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly theo quy định. Trường hợp có khó khăn vướng mắc trong xử lý vụ việc, trong áp dụng pháp luật cần kịp thời, chủ động báo cáo, phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết.
Bốn là, báo cáo bằng văn bản kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 3 năm 2020 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(Văn bản chi tiết kèm theo)
CỤC QLXLVPHC&TDTHPL