Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sựdivNgày 01/6/2010, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã ký a href="http://vbdh.moj.gov.vn/dldieuhanh.nsf/str/C3F12859F772F76A4725773B00172FB4?OpenDocument"Quyết định số 1420/QĐ-GQKNTC /avề việc ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự. Quy chế gồm có 4 chương, 25 điều, theo đó:br/divChương I. Những quy định chung(gồm các điều từ Điều 1 đến Điều 4):Chương này quy định về phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ và các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo đó, nêu rõ về phạm vi áp dụng, đối tượng và các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.Chương II. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự(gồm các điều: từ Điều 5 đến Điều 7):Chương này quy định về việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo qua công tác tiếp dân; việc vào sổ; phân công xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo.Chương III. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (từ Điều 8 đến Điều 15), được chia thành 2 mục. Mục 1: Giải quyết khiếu nại, gồm các điều từ Điều 8 đến Điều 13. Mục này quy định về thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đối với việc khiếu nại thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện giải quyết;giải quyết khiếu nại theo thủ tục rút gọn trong trường hợp không cần thiết tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương;việc đề xuất việc tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương, tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương, báo cáo kết quả xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại; xem xét, chỉnh sửa dự thảo; ký và ban hành quyết định quyết định giải quyết khiếu nại sau khi có kết quả xác minh, đối thoại; phát hành và đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thi hành văn bản giải quyết tố cáo. Mục 2: Giải quyết tố cáo, gồm các điều từ Điều 14 đến Điều 22. Mục này quy định về thụ lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và ra quyết định xác minh tố cáo; thực hiện các thủ tục khi tiến hành việc xác minh nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh tố cáo; tham khảo ý kiến tư vấn để kết luận nội dung tố cáo; thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý tố cáo; thông báo về kết luận và kết quả xử lý tố cáo; phát hành và đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thi hành văn bản giải quyết tố cáo.Đây là chương quan trọng nhất trong toàn bộ nội dung Quy chế, phản ánh một cách toàn diện, chi tiết, cụ thể toàn bộ quy trình thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo đó, có các nội dung cụ thể, chi tiết về quy trình giải quyết khiếu nại và quy trình giải quyết tố cáo.Về quy trình giải quyết khiếu nại, được phân thành hai trường hợp là giải quyết khiếu nại theo trình tự rút gọn và giải quyết khiếu nại trong trường hợp phải tiến hành việc xác minh, đối thoại; phân định cụ thể về thời hạn giải quyết đói với từng loại việc giải quyết như thời hạn giải quyết đói với giải quyết khiếu nại lần đầu (03 loại thời hạn) và giải quyết khiếu nại lần thứ hai (02 loại thời hạn);Chương IV. Báo cáo, thống kê và tổ chức thực hiện quy định chế độ báo cáo, thống kê; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành (gồm các điều: từ Điều 23 đến Điều 25).Chương này quy định về trách nhiệm báo cáo, thống kê về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp tổ chức thực hiện Quy chế.Có thể nói, lần đầu tiên, trong lĩnh vực thi hành án dân sự, một văn bản quy định thống nhất về trình tự, thủ tục, thời hạn và trách nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trong việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự được ban hành. Việc ban hành Quy chế này đáp ứng yêu cầu bức thiết của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong toàn ngành thi hành án dân sự về một văn bản có tính chất hướng dẫn về trình thự, thủ tục cũng như các tác nghiệp cụ thể trong quá trình thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, việc ban hành Quy chế cũng là một bước thể hiện sự nỗ lực của Tổng cục Thi hành án dân sự trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, thể hiện sự công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; khắc phục được tình trạng chậm trễ về thời hạn trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự hiện nay. Với việc ban hành Quy chế này, người được thi hành án, người phải thi hành án và các cá nhân, tổ chức có liên quan có thể nắm được một cách rõ ràng, cụ thể quy trinh, thời hạn giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo về thi hành án, qua đó, có thể hiểu hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân trong quy trình và thực hiện tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo của mình trong lĩnh vực thi hành án dân sự.Chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn về các nội dung của Quy chế này trong các bài tiếp theo./.Huy Hiếu - Tổng cục Thi hành án dân sự
Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
07/06/2010
divNgày 01/6/2010, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã ký a href="http://vbdh.moj.gov.vn/dldieuhanh.nsf/str/C3F12859F772F76A4725773B00172FB4?OpenDocument"Quyết định số 1420/QĐ-GQKNTC /avề việc ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự. Quy chế gồm có 4 chương, 25 điều, theo đó:br/div
Chương I. Những quy định chung (gồm các điều từ Điều 1 đến Điều 4):
Chương này quy định về phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ và các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo đó, nêu rõ về phạm vi áp dụng, đối tượng và các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.
Chương II. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (gồm các điều: từ Điều 5 đến Điều 7):
Chương này quy định về việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo qua công tác tiếp dân; việc vào sổ; phân công xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo.
Chương III. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (từ Điều 8 đến Điều 15), được chia thành 2 mục.
Mục 1: Giải quyết khiếu nại, gồm các điều từ Điều 8 đến Điều 13. Mục này quy định về thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đối với việc khiếu nại thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện giải quyết; giải quyết khiếu nại theo thủ tục rút gọn trong trường hợp không cần thiết tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương;việc đề xuất việc tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương, tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương, báo cáo kết quả xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại; xem xét, chỉnh sửa dự thảo; ký và ban hành quyết định quyết định giải quyết khiếu nại sau khi có kết quả xác minh, đối thoại; phát hành và đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thi hành văn bản giải quyết tố cáo.
Mục 2: Giải quyết tố cáo, gồm các điều từ Điều 14 đến Điều 22. Mục này quy định về thụ lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và ra quyết định xác minh tố cáo; thực hiện các thủ tục khi tiến hành việc xác minh nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh tố cáo; tham khảo ý kiến tư vấn để kết luận nội dung tố cáo; thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý tố cáo; thông báo về kết luận và kết quả xử lý tố cáo; phát hành và đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thi hành văn bản giải quyết tố cáo.
Đây là chương quan trọng nhất trong toàn bộ nội dung Quy chế, phản ánh một cách toàn diện, chi tiết, cụ thể toàn bộ quy trình thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo đó, có các nội dung cụ thể, chi tiết về quy trình giải quyết khiếu nại và quy trình giải quyết tố cáo.
Về quy trình giải quyết khiếu nại, được phân thành hai trường hợp là giải quyết khiếu nại theo trình tự rút gọn và giải quyết khiếu nại trong trường hợp phải tiến hành việc xác minh, đối thoại; phân định cụ thể về thời hạn giải quyết đói với từng loại việc giải quyết như thời hạn giải quyết đói với giải quyết khiếu nại lần đầu (03 loại thời hạn) và giải quyết khiếu nại lần thứ hai (02 loại thời hạn);
Chương IV. Báo cáo, thống kê và tổ chức thực hiện quy định chế độ báo cáo, thống kê; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành (gồm các điều: từ Điều 23 đến Điều 25).
Chương này quy định về trách nhiệm báo cáo, thống kê về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp tổ chức thực hiện Quy chế.
Có thể nói, lần đầu tiên, trong lĩnh vực thi hành án dân sự, một văn bản quy định thống nhất về trình tự, thủ tục, thời hạn và trách nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trong việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự được ban hành. Việc ban hành Quy chế này đáp ứng yêu cầu bức thiết của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong toàn ngành thi hành án dân sự về một văn bản có tính chất hướng dẫn về trình thự, thủ tục cũng như các tác nghiệp cụ thể trong quá trình thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, việc ban hành Quy chế cũng là một bước thể hiện sự nỗ lực của Tổng cục Thi hành án dân sự trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, thể hiện sự công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; khắc phục được tình trạng chậm trễ về thời hạn trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự hiện nay. Với việc ban hành Quy chế này, người được thi hành án, người phải thi hành án và các cá nhân, tổ chức có liên quan có thể nắm được một cách rõ ràng, cụ thể quy trinh, thời hạn giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo về thi hành án, qua đó, có thể hiểu hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân trong quy trình và thực hiện tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo của mình trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn về các nội dung của Quy chế này trong các bài tiếp theo./.
Huy Hiếu - Tổng cục Thi hành án dân sự
Huy Hiếu - Tổng cục Thi hành án dân sự