Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW về chuyển đổi sốBộ Tư pháp vừa ban hành Quyết định số 1948/QÐ-BTP về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động triển khai thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về việc thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Kế hoạch yêu cầu thể hiện quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, khẩn trương, có kết quả cụ thể, đo lường được và hoàn thành đúng tiến độ; Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải triển khai nhiệm vụ thực chất, hiệu quả, lấy kết quả chuyển đổi số làm tiêu chí quan trọng trong đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Đồng thời, cần thường xuyên rà soát, phối hợp và tuân thủ nghiêm các quy định về an ninh thông tin và bảo mật.
Kế hoạch Hành động của Bộ Tư pháp được triển khai theo hai giai đoạn
Kế hoạch Hành động của Bộ Tư pháp được triển khai theo hai giai đoạn với mục tiêu rõ ràng, phù hợp yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy và thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện.
Trong giai đoạn cấp bách (đến ngày 30/6/2025), Bộ Tư pháp tập trung tháo gỡ ngay các điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, dữ liệu để bảo đảm hệ thống chính quyền địa phương hai cấp sau sáp nhập vận hành thông suốt, liên tục, hiệu quả từ ngày 1/7/2025. Mục tiêu là không để xảy ra tình trạng gián đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến hoạt động của người dân và doanh nghiệp.
Giai đoạn đột phá (từ 1/7 đến 31/12/2025) đặt mục tiêu khắc phục những tồn tại cố hữu trong chuyển đổi số của ngành Tư pháp, hoàn thiện nền tảng số dùng chung, chuẩn hóa và kết nối các cơ sở dữ liệu quan trọng, từ đó nâng cao chất lượng thực chất của dịch vụ công trực tuyến, làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, 100% thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính; 100% thủ tục liên quan đến doanh nghiệp được xử lý trực tuyến, liền mạch; tối thiểu 80% hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ nhập dữ liệu một lần. Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ được xây dựng, làm sạch và đưa vào khai thác theo nguyên tắc "đúng - đủ - sạch - sống - thống nhất - dùng chung"…
Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng để thực hiện tạo lập, số hóa cơ sở dữ liệu về tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức thuộc Bộ, hoàn thành giai đoạn 1 và 2 trong năm 2025, kết thúc toàn bộ vào năm 2026. Song song đó, các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động và chỉ đạo, điều hành của Bộ (như hệ thống quản lý văn bản, họp trực tuyến, báo cáo...) sẽ được kết nối, liên thông với hệ thống của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Từ ngày 1/7/2025, 100% hồ sơ, tài liệu công việc phát sinh sẽ được xử lý trên môi trường điện tử. Đồng thời, Bộ sẽ hoàn thành số hóa tối thiểu 30% tài liệu lưu trữ lịch sử có giá trị cao trong năm 2025, làm nền tảng để hoàn thành toàn bộ công tác số hóa tài liệu lưu trữ vào năm 2026. Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, trợ lý ảo trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho thủ tục hành chính điện tử trong tháng 9/2025
Về nội dung thực hiện, Giai đoạn từ ngày 1/7 đến 31/12/2025, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các bộ, ngành và Văn phòng Chính phủ rà soát, sửa đổi văn bản pháp luật chuyên ngành để công nhận đầy đủ giá trị pháp lý của hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2025.
Song song đó, Bộ phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch kết nối, chia sẻ dữ liệu tư pháp với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia.
Bộ cũng khẩn trương hoàn thiện, đưa vào sử dụng các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành theo đúng tiến độ, bảo đảm đồng bộ giữa hạ tầng vật lý với nền tảng Cổng Dịch vụ công quốc gia. Việc làm sạch và đưa vào khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính sẽ hoàn thành trước ngày 20/12/2025. Bên cạnh đó, Bộ phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng số hóa dữ liệu về tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức theo lộ trình, hoàn tất vào năm 2026.
Toàn bộ dữ liệu của Bộ sẽ được đồng bộ với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia nhằm giảm thiểu giấy tờ, rút gọn quy trình thủ tục hành chính, giúp người dân chỉ cần kê khai thông tin một lần. Đồng thời, Bộ cũng nghiên cứu cơ chế cho phép doanh nghiệp tham gia triển khai và cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước.
Công tác rà soát, tái cấu trúc thủ tục hành chính chuyển từ giấy sang điện tử sẽ được hoàn thành trước ngày 20/12/2025. Bộ tiếp tục đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm dữ liệu được tái sử dụng thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Các nền tảng, hệ thống thông tin cũng sẽ được nâng cấp để duy trì hiệu quả ba dịch vụ công trực tuyến trong nhóm 25 dịch vụ toàn trình, cung cấp các dịch vụ nhóm 982 với tối thiểu 1.000 hồ sơ/năm và triển khai nhóm 1.139 thủ tục có thành phần hồ sơ thay thế bằng dữ liệu điện tử.
Bộ Tư pháp cũng sẽ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng số, vận hành hệ thống mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong suốt 6 tháng cuối năm 2025.
Về bảo đảm an toàn thông tin, Bộ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng đang triển khai. Đồng thời, Bộ cũng xây dựng phương án dự phòng, kịch bản ứng phó với sự cố nhằm đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, không gián đoạn, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Theo Quyết định số 1948/QĐ-BTP, Cục Công nghệ thông tin được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổ chức triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phát triển hạ tầng số, ứng dụng số và dữ liệu số. Đồng thời, Cục là đơn vị đầu mối thực hiện việc cập nhật nhiệm vụ, tiến độ và kết quả triển khai trên Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
Các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan cũng được phân công trách nhiệm cụ thể. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng và Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Bên cạnh đó, các đơn vị có trách nhiệm quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ về mục tiêu, nội dung, lộ trình và ý nghĩa của Kế hoạch, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hệ thống chính trị, đổi mới phương thức quản trị quốc gia và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Về chế độ báo cáo: Từ ngày 01/7/2025 đến 31/12/2025, báo cáo được gửi trước 16h00 ngày thứ Tư hằng tuần gửi thông tin cập nhật về tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch về Cục Công nghệ thông tin tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Thanh Hà
Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW về chuyển đổi số
03/07/2025
Bộ Tư pháp vừa ban hành Quyết định số 1948/QÐ-BTP về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động triển khai thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về việc thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Kế hoạch yêu cầu thể hiện quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, khẩn trương, có kết quả cụ thể, đo lường được và hoàn thành đúng tiến độ; Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải triển khai nhiệm vụ thực chất, hiệu quả, lấy kết quả chuyển đổi số làm tiêu chí quan trọng trong đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Đồng thời, cần thường xuyên rà soát, phối hợp và tuân thủ nghiêm các quy định về an ninh thông tin và bảo mật.
Kế hoạch Hành động của Bộ Tư pháp được triển khai theo hai giai đoạn
Kế hoạch Hành động của Bộ Tư pháp được triển khai theo hai giai đoạn với mục tiêu rõ ràng, phù hợp yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy và thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện.
Trong giai đoạn cấp bách (đến ngày 30/6/2025), Bộ Tư pháp tập trung tháo gỡ ngay các điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, dữ liệu để bảo đảm hệ thống chính quyền địa phương hai cấp sau sáp nhập vận hành thông suốt, liên tục, hiệu quả từ ngày 1/7/2025. Mục tiêu là không để xảy ra tình trạng gián đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến hoạt động của người dân và doanh nghiệp.
Giai đoạn đột phá (từ 1/7 đến 31/12/2025) đặt mục tiêu khắc phục những tồn tại cố hữu trong chuyển đổi số của ngành Tư pháp, hoàn thiện nền tảng số dùng chung, chuẩn hóa và kết nối các cơ sở dữ liệu quan trọng, từ đó nâng cao chất lượng thực chất của dịch vụ công trực tuyến, làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, 100% thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính; 100% thủ tục liên quan đến doanh nghiệp được xử lý trực tuyến, liền mạch; tối thiểu 80% hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ nhập dữ liệu một lần. Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ được xây dựng, làm sạch và đưa vào khai thác theo nguyên tắc "đúng - đủ - sạch - sống - thống nhất - dùng chung"…
Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng để thực hiện tạo lập, số hóa cơ sở dữ liệu về tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức thuộc Bộ, hoàn thành giai đoạn 1 và 2 trong năm 2025, kết thúc toàn bộ vào năm 2026. Song song đó, các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động và chỉ đạo, điều hành của Bộ (như hệ thống quản lý văn bản, họp trực tuyến, báo cáo...) sẽ được kết nối, liên thông với hệ thống của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Từ ngày 1/7/2025, 100% hồ sơ, tài liệu công việc phát sinh sẽ được xử lý trên môi trường điện tử. Đồng thời, Bộ sẽ hoàn thành số hóa tối thiểu 30% tài liệu lưu trữ lịch sử có giá trị cao trong năm 2025, làm nền tảng để hoàn thành toàn bộ công tác số hóa tài liệu lưu trữ vào năm 2026. Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, trợ lý ảo trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho thủ tục hành chính điện tử trong tháng 9/2025
Về nội dung thực hiện, Giai đoạn từ ngày 1/7 đến 31/12/2025, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các bộ, ngành và Văn phòng Chính phủ rà soát, sửa đổi văn bản pháp luật chuyên ngành để công nhận đầy đủ giá trị pháp lý của hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2025.
Song song đó, Bộ phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch kết nối, chia sẻ dữ liệu tư pháp với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia.
Bộ cũng khẩn trương hoàn thiện, đưa vào sử dụng các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành theo đúng tiến độ, bảo đảm đồng bộ giữa hạ tầng vật lý với nền tảng Cổng Dịch vụ công quốc gia. Việc làm sạch và đưa vào khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính sẽ hoàn thành trước ngày 20/12/2025. Bên cạnh đó, Bộ phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng số hóa dữ liệu về tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức theo lộ trình, hoàn tất vào năm 2026.
Toàn bộ dữ liệu của Bộ sẽ được đồng bộ với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia nhằm giảm thiểu giấy tờ, rút gọn quy trình thủ tục hành chính, giúp người dân chỉ cần kê khai thông tin một lần. Đồng thời, Bộ cũng nghiên cứu cơ chế cho phép doanh nghiệp tham gia triển khai và cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước.
Công tác rà soát, tái cấu trúc thủ tục hành chính chuyển từ giấy sang điện tử sẽ được hoàn thành trước ngày 20/12/2025. Bộ tiếp tục đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm dữ liệu được tái sử dụng thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Các nền tảng, hệ thống thông tin cũng sẽ được nâng cấp để duy trì hiệu quả ba dịch vụ công trực tuyến trong nhóm 25 dịch vụ toàn trình, cung cấp các dịch vụ nhóm 982 với tối thiểu 1.000 hồ sơ/năm và triển khai nhóm 1.139 thủ tục có thành phần hồ sơ thay thế bằng dữ liệu điện tử.
Bộ Tư pháp cũng sẽ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng số, vận hành hệ thống mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong suốt 6 tháng cuối năm 2025.
Về bảo đảm an toàn thông tin, Bộ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng đang triển khai. Đồng thời, Bộ cũng xây dựng phương án dự phòng, kịch bản ứng phó với sự cố nhằm đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, không gián đoạn, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Theo Quyết định số 1948/QĐ-BTP, Cục Công nghệ thông tin được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổ chức triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phát triển hạ tầng số, ứng dụng số và dữ liệu số. Đồng thời, Cục là đơn vị đầu mối thực hiện việc cập nhật nhiệm vụ, tiến độ và kết quả triển khai trên Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
Các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan cũng được phân công trách nhiệm cụ thể. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng và Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Bên cạnh đó, các đơn vị có trách nhiệm quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ về mục tiêu, nội dung, lộ trình và ý nghĩa của Kế hoạch, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hệ thống chính trị, đổi mới phương thức quản trị quốc gia và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Về chế độ báo cáo: Từ ngày 01/7/2025 đến 31/12/2025, báo cáo được gửi trước 16h00 ngày thứ Tư hằng tuần gửi thông tin cập nhật về tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch về Cục Công nghệ thông tin tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Thanh Hà