Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế và Vụ Hợp tác quốc tế

20/04/2009
Ngày 16/4/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành a href="http://www.moj.gov.vn/webfile/download.php?sub_dir=/TrungDung/QD_Bo/2009/&file=QD809_BTP.doc"Quyết định số 809/QĐ-BTP/a và a href="http://www.moj.gov.vn/webfile/download.php?sub_dir=/TrungDung/QD_Bo/2009/&file=QD810_BTP.doc"810/QĐ-BTP/a quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế và Vụ Hợp tác quốc tế. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế và Vụ Hợp tác quốc tế được xác định như sau:

1. Về chức năng:

- Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng pháp luật và thẩm định dự án, dự thảo điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và tư pháp; là đầu mối thực hiện công tác đối ngoại của Bộ theo quy định của pháp luật.

2. Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được cụ thể hoá từ chức năng của mỗi đơn vị và một số nhiệm vụ, quyền hạn mà hai đơn vị đã được giao đảm nhận trong thời gian qua như đã thể hiện trong Quyết định số 809/QĐ-BTP và 810/QĐ-BTP, Vụ Pháp luật quốc tế và Vụ Hợp tác quốc tế còn được giao bổ sung các nhiệm vụ sau:

Vụ Pháp luật quốc tế thực hiện nhiệm vụ: Chuẩn bị các nội dung thuộc nhiệm vụ của Bộ liên quan đến điều kiện, cơ sở pháp lý cho sự tham gia ở cấp Nhà nước, cấp Chính phủ vào các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế; làm đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ liên quan tới các vấn đề về nhân quyền thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư pháp.

Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện nhiệm vụ thẩm định, tổ chức thẩm định, góp ý dự thảo điều ước quốc tế về ODA trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài về pháp luật và tư pháp.

3. Về cơ cấu, tổ chức

a) Vụ Pháp luật quốc tế có 4 tổ chức trực thuộc, bao gồm:

- Phòng Tổng hợp và Các vấn đề chung về pháp luật quốc tế;

- Phòng Tư pháp quốc tế và So sánh pháp luật;

- Phòng Pháp luật thương mại quốc tế và Hội nhập quốc tế;

- Phòng Công pháp quốc tế và Các vấn đề về nhân quyền.

b) Vụ Hợp tác quốc tế có 4 tổ chức trực thuộc, bao gồm:

- Phòng Tổng hợp, Lễ tân và Quản lý hợp tác quốc tế;

- Phòng Hợp tác quốc tế khu vực Châu Âu và Châu Mỹ (gọi tắt là Phòng Hợp tác quốc tế Khu vực I);

- Phòng Hợp tác quốc tế khu vực Châu Á, Châu Úc và Châu Phi (gọi tắt là Phòng Hợp tác quốc tế Khu vực II);

- Phòng Tương trợ tư pháp.

Quyết định số 809/QĐ-BTP và 810/QĐ-BTP có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Nguyễn Ngọc Vũ - Vụ TCCB