Tại Cộng hòa Pháp, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Năm 2008, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cải cách tư phápTiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Pháp, chiều ngày 18/2 theo giờ Paris, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã tới thăm và làm việc với Tòa Phá án, Viện Công tố, Tham chính viện của Pháp. Trước đó, Bộ trưởng đã tham dự và phát biểu khai mạc Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt-Pháp. Dự kiến, sáng nay (19/2), Bộ trưởng sẽ thăm Thượng viện Pháp và ký các Biên bản phiên họp của Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt-Pháp.Sáng qua (18/2), Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã khai mạc tại thủ đô Paris (Pháp). Trong hai ngày làm việc, các thành viên của Ủy ban tập trung đánh giá kết quả hoạt động năm 2007, thông qua chương trình hoạt động năm 2008 và đặc biệt là xác định định hướng hoạt động trung hạn cho Nhà pháp luật Việt- Pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đồng Chủ tịch Ủy ban, đã tham dự và phát biểu khai mạc Phiên họp.Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã chia sẻ và đồng tình với những đánh giá tích cực của Bà Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Pháp, về kết quả hợp tác pháp luật Việt-Pháp nói chung và về hoạt động của Nhà Pháp luật Việt-Pháp nói riêng. Bộ trưởng cho biết, Bộ Tư pháp cũng như các thành viên Việt Nam tham gia Phiên họp Uỷ ban Định hướng lần này đều đánh giá cao về tính hiệu quả và chất lượng của các hoạt động hợp tác pháp luật Pháp-Việt do Nhà Pháp luật thực hiện. Những kinh nghiệm xây dựng pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp mà các bạn Pháp chia sẻ thông qua Nhà Pháp luật Việt- Pháp rất hữu ích đối với Việt Nam trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền và tăng cường năng lực các cơ quan tư pháp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây thực sự cũng là một trong những đề tài mà Bộ Tư pháp nước chủ nhà Pháp đã đề xuất để Hội nghị lần thứ 4 Bộ trưởng Tư pháp các nước cùng sử dụng tiếng Pháp bàn thảo trong tuần vừa qua. Tuyên bố Paris của Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước cùng sử dụng tiếng Pháp cũng khẳng định quyết tâm chung của ngành Tư pháp các nước Pháp ngữ trong việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác pháp luật và tư pháp giữa các nước Pháp ngữ nhằm tăng cường năng lực các cơ quan tư pháp góp phần củng cố Nhà nước pháp quyền, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp trong khu vực Pháp ngữ. Trong bài phát biểu, Bộ trưởng nhấn mạnh: Năm 2008 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Việt Nam, với quyết tâm của Chính phủ Việt Nam là cơ bản đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đối với Bộ Tư pháp Việt Nam , năm 2008 cũng là năm bản lề trong việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam , Chiến lược cải cách tư pháp, triển khai sâu rộng các văn bản pháp luật mới được ban hành liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ, như Luật Công chứng, Luật Luật sư, Luật Tương trợ tư pháp, Luật Ban hành văn bản quy phạp pháp luật (sửa đổi)… Quán triệt tinh thần đó, Bộ Tư pháp đã xác định ba trọng tâm công tác trong năm 2008 là: một, đẩy mạnh công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, trong đó sẽ xây dựng Đề án để Chính phủ trình Quốc hội thực hiện việc tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được ban hành từ 1976 đến nay, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với mục tiêu là cố gắng cao nhất để hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế, ngoài việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi còn phải đáp ứng yêu cầu dễ thực hiện, dễ áp dụng và tương thích, hài hòa với pháp luật quốc tế; hai, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá, thực sự tạo chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự; ba, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các nghề bổ trợ tư pháp đến năm 2020 như luật sư, công chứng, đấu giá viên, trợ giúp pháp lý cho người nghèo… Ngoài ra, một loạt định hướng cải cách hành chính và cải cách tư pháp cũng đã được ghi vào chương trình nghị sự của những đề án đang nghiên cứu và sẽ triển khai trong những năm tới: vấn đề tổ chức toà án theo cấp xét xử, thống nhất đầu mối thi hành án hình sự và dân sự, từng bước xã hội hóa thi hành án dân sự… Bộ trưởng cho rằng, các hoạt động hợp tác pháp luật nói chung, đặc biệt là hợp tác pháp luật Việt-Pháp, cần tập trung ưu tiên cao cho những trọng tâm cải cách đó. Mặt khác, nếu như trong thời gian qua, với cố gắng lớn của Việt Nam cùng sự hỗ trợ hiệu quả của các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật nói chung trong đó có Nhà Pháp luật Việt-Pháp, hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam đã gần hơn với các chuẩn mực quốc tế; thì trong những năm tới vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo luật, đào tạo nghề, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam .Với bề dày 15 năm hoạt động, Nhà Pháp luật Việt-Pháp ngày càng khẳng định vai trò là một công cụ hợp tác độc đáo và hiệu quả, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt-Pháp. Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, nhu cầu hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Pháp, ngày càng lớn và đa dạng. Nhìn lại kết quả hoạt động hợp tác pháp luật Việt-Pháp năm 2007, Bộ trưởng vui mừng nhận thấy hoạt động của Nhà Pháp luật đã tập trung vào đúng những ưu tiên của Việt Nam , điều này cần tiếp tục phát huy trong những năm tới. Bộ trưởng đề nghị Uỷ ban Định hướng thảo luận, xem xét kỹ và xác định thứ tự ưu tiên, thông qua một chương trình sát hợp hơn với những nhu cầu của Việt Nam và có tính khả thi.Bộ trưởng Hà Hùng Cường tin tưởng rằng, với sự tiếp tục hỗ trợ của hai Chính phủ Việt Nam và Pháp cùng sự năng động của mình, Nhà Pháp luật Việt-Pháp sẽ tiếp tục phát triển hoạt động hợp tác pháp luật phù hợp mục tiêu và định hướng mà hai bên đã đề ra.Chiều 18/2 (theo giờ Paris), Chánh án Tòa Phá án Pháp đã tiếp Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại trụ sở Tòa Phá án. Hai bên đã trao đổi về sự hợp tác tư pháp và pháp luật giữa Việt Nam và Pháp; về cải cách hệ thống Tòa án và về đào tạo thẩm phán. Tới thăm và làm việc với Viện Công tố Pháp, hai bên trao đổi về vai trò của Viện Công tố. Tại Tham chính viện Pháp, Chủ tịch Tham chính viện đã tiếp Bộ trưởng Hà Hùng Cường và hai bên trao đổi về việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại hành chính.Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Pháp, sáng nay (theo giờ Paris), Bộ trưởng sẽ thăm Thượng viện Pháp và ký các Biên bản Phiên họp lần thứ 15 của Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt – Pháp./.T.T
Tại Cộng hòa Pháp, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Năm 2008, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cải cách tư pháp
19/02/2008
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Pháp, chiều ngày 18/2 theo giờ Paris, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã tới thăm và làm việc với Tòa Phá án, Viện Công tố, Tham chính viện của Pháp. Trước đó, Bộ trưởng đã tham dự và phát biểu khai mạc Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt-Pháp. Dự kiến, sáng nay (19/2), Bộ trưởng sẽ thăm Thượng viện Pháp và ký các Biên bản phiên họp của Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt-Pháp.
Sáng qua (18/2), Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã khai mạc tại thủ đô Paris (Pháp). Trong hai ngày làm việc, các thành viên của Ủy ban tập trung đánh giá kết quả hoạt động năm 2007, thông qua chương trình hoạt động năm 2008 và đặc biệt là xác định định hướng hoạt động trung hạn cho Nhà pháp luật Việt- Pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đồng Chủ tịch Ủy ban, đã tham dự và phát biểu khai mạc Phiên họp.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã chia sẻ và đồng tình với những đánh giá tích cực của Bà Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Pháp, về kết quả hợp tác pháp luật Việt-Pháp nói chung và về hoạt động của Nhà Pháp luật Việt-Pháp nói riêng. Bộ trưởng cho biết, Bộ Tư pháp cũng như các thành viên Việt Nam tham gia Phiên họp Uỷ ban Định hướng lần này đều đánh giá cao về tính hiệu quả và chất lượng của các hoạt động hợp tác pháp luật Pháp-Việt do Nhà Pháp luật thực hiện. Những kinh nghiệm xây dựng pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp mà các bạn Pháp chia sẻ thông qua Nhà Pháp luật Việt- Pháp rất hữu ích đối với Việt Nam trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền và tăng cường năng lực các cơ quan tư pháp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây thực sự cũng là một trong những đề tài mà Bộ Tư pháp nước chủ nhà Pháp đã đề xuất để Hội nghị lần thứ 4 Bộ trưởng Tư pháp các nước cùng sử dụng tiếng Pháp bàn thảo trong tuần vừa qua. Tuyên bố Paris của Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước cùng sử dụng tiếng Pháp cũng khẳng định quyết tâm chung của ngành Tư pháp các nước Pháp ngữ trong việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác pháp luật và tư pháp giữa các nước Pháp ngữ nhằm tăng cường năng lực các cơ quan tư pháp góp phần củng cố Nhà nước pháp quyền, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp trong khu vực Pháp ngữ.
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng nhấn mạnh: Năm 2008 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Việt Nam, với quyết tâm của Chính phủ Việt Nam là cơ bản đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đối với Bộ Tư pháp Việt Nam , năm 2008 cũng là năm bản lề trong việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam , Chiến lược cải cách tư pháp, triển khai sâu rộng các văn bản pháp luật mới được ban hành liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ, như Luật Công chứng, Luật Luật sư, Luật Tương trợ tư pháp, Luật Ban hành văn bản quy phạp pháp luật (sửa đổi)… Quán triệt tinh thần đó, Bộ Tư pháp đã xác định ba trọng tâm công tác trong năm 2008 là: một, đẩy mạnh công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, trong đó sẽ xây dựng Đề án để Chính phủ trình Quốc hội thực hiện việc tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được ban hành từ 1976 đến nay, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với mục tiêu là cố gắng cao nhất để hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế, ngoài việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi còn phải đáp ứng yêu cầu dễ thực hiện, dễ áp dụng và tương thích, hài hòa với pháp luật quốc tế; hai, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá, thực sự tạo chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự; ba, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các nghề bổ trợ tư pháp đến năm 2020 như luật sư, công chứng, đấu giá viên, trợ giúp pháp lý cho người nghèo… Ngoài ra, một loạt định hướng cải cách hành chính và cải cách tư pháp cũng đã được ghi vào chương trình nghị sự của những đề án đang nghiên cứu và sẽ triển khai trong những năm tới: vấn đề tổ chức toà án theo cấp xét xử, thống nhất đầu mối thi hành án hình sự và dân sự, từng bước xã hội hóa thi hành án dân sự… Bộ trưởng cho rằng, các hoạt động hợp tác pháp luật nói chung, đặc biệt là hợp tác pháp luật Việt-Pháp, cần tập trung ưu tiên cao cho những trọng tâm cải cách đó. Mặt khác, nếu như trong thời gian qua, với cố gắng lớn của Việt Nam cùng sự hỗ trợ hiệu quả của các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật nói chung trong đó có Nhà Pháp luật Việt-Pháp, hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam đã gần hơn với các chuẩn mực quốc tế; thì trong những năm tới vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo luật, đào tạo nghề, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam .
Với bề dày 15 năm hoạt động, Nhà Pháp luật Việt-Pháp ngày càng khẳng định vai trò là một công cụ hợp tác độc đáo và hiệu quả, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt-Pháp. Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, nhu cầu hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Pháp, ngày càng lớn và đa dạng. Nhìn lại kết quả hoạt động hợp tác pháp luật Việt-Pháp năm 2007, Bộ trưởng vui mừng nhận thấy hoạt động của Nhà Pháp luật đã tập trung vào đúng những ưu tiên của Việt Nam , điều này cần tiếp tục phát huy trong những năm tới. Bộ trưởng đề nghị Uỷ ban Định hướng thảo luận, xem xét kỹ và xác định thứ tự ưu tiên, thông qua một chương trình sát hợp hơn với những nhu cầu của Việt Nam và có tính khả thi.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường tin tưởng rằng, với sự tiếp tục hỗ trợ của hai Chính phủ Việt Nam và Pháp cùng sự năng động của mình, Nhà Pháp luật Việt-Pháp sẽ tiếp tục phát triển hoạt động hợp tác pháp luật phù hợp mục tiêu và định hướng mà hai bên đã đề ra.
Chiều 18/2 (theo giờ Paris), Chánh án Tòa Phá án Pháp đã tiếp Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại trụ sở Tòa Phá án. Hai bên đã trao đổi về sự hợp tác tư pháp và pháp luật giữa Việt Nam và Pháp; về cải cách hệ thống Tòa án và về đào tạo thẩm phán. Tới thăm và làm việc với Viện Công tố Pháp, hai bên trao đổi về vai trò của Viện Công tố. Tại Tham chính viện Pháp, Chủ tịch Tham chính viện đã tiếp Bộ trưởng Hà Hùng Cường và hai bên trao đổi về việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại hành chính.
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Pháp, sáng nay (theo giờ Paris), Bộ trưởng sẽ thăm Thượng viện Pháp và ký các Biên bản Phiên họp lần thứ 15 của Ủy ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt – Pháp./.
T.T